Nghi án sông “quái vật đẻ ra hố tử thần” ở Hòa Bình

(Kiến Thức) - Cơ quan chức năng địa phương cùng đoàn khảo sát thuộc Viện Địa chất vẫn đang truy tìm nguyên nhân gây sụt đất tại làng Khi, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn. 

Đã khảo sát cách đây 30 năm

Khi tìm hiểu thông tin về vụ sụt đất lạ lùng ở làng Khi, xã Ân Nghĩa, chúng tôi được nhiều người dân tiết lộ về một cuộc khảo sát cách đây khoảng 30 năm của đoàn địa chất nhằm tìm nguồn khoáng sản tại khu vực. 
Sau đợt khảo sát đó, có thông tin phong thanh nói rằng, dưới làng Khi có một con sông ngầm. Tuy nhiên, bẵng đi một thời gian, người dân làng Khi không ai để ý đến thông tin này, chỉ khi hiện tượng sụt đất xảy ra ngày 12/2 người ta mới ngỡ ngàng hồi tưởng lại ký ức về tin đồn sông ngầm cách đây mấy chục năm.
Người dân địa phương tập trung quan sát hố sụt mới xảy ra.
Người dân địa phương tập trung quan sát hố sụt mới xảy ra. 
Ông Bùi Văn Bích, một người dân xã Ân Nghĩa nhớ lại: "Khoảng năm 1984 hoặc 1985, có một đoàn địa chất đến khảo sát tại làng Khi, tôi còn nhớ đoàn của họ có 5 - 6 người, đem theo máy khoan và một số dụng cụ đo đạc chuyên ngành. Họ di chuyển khắp các ngọn đồi ở làng Khi và các khu vực lân cận, đo đạc, tính toán tìm nguồn tài nguyên khoáng sản. Lúc đó, họ khoan một mũi trên sườn đồi làng Khi, nay thuộc địa phận vườn nhà ông Bùi Văn Lưu, cách hố sụt lớn cạnh mặt đường chỉ vài bước chân. 
Hồi đó, chúng tôi còn kéo ra xem họ khoan đất thế nào, đo đạc làm sao mặc dù tất thảy người dân đều chẳng hiểu gì về việc họ làm, chỉ thấy lạ thì xem thế thôi. Sau đợt khảo sát đó, có người bảo phía dưới làng Khi có một con sông ngầm. Chúng tôi nghe nói vậy chứ ai biết cụ thể thế nào. Cuộc sống vẫn bình thường, chẳng có gì xáo trộn cho đến ngày 12/2".
Một vết nứt vòng cung vừa mới hình thành và có thể sụt bất cứ lúc nào.
 Một vết nứt vòng cung vừa mới hình thành và có thể sụt bất cứ lúc nào.
Không chỉ ông Bích, nhiều người dân khác đều nhớ như in cuộc khảo sát gần 30 năm về trước. Trong lúc chúng tôi đang ghi nhận tình hình tại một hố sụt lớn ở giữa ruộng thì ông Bùi Văn Châu, một người dân địa phương chạy đến kể về tin đồn sông ngầm: "Hồi đó tôi đi theo đoàn khảo sát quanh mấy quả đồi dọc làng Khi, vì thấy lạ thì đi theo xem thế chứ ai biết họ khoan xuống đất để làm gì. Đoàn khảo sát cắm 2 mũi khoan ở đồi làng Khi, thuộc địa phận 4ha nằm trong phạm vi nguy hiểm đã được cảnh báo hiện nay. 
Hôm kết thúc đợt kiểm tra, đoàn khảo sát tiến hành cắm mũi khoan ở khu vực vườn nhà ông Lưu tiếp tục khảo sát, họ khoan ở đây hết gần một buổi sáng, sau đó thấy khoan bị hẫng một cách bất thường, đoàn khảo sát dừng lại, đưa khoan lên khỏi mặt đất, nhưng thật lạ lùng là mũi khoan đã biến mất từ lúc nào.
Sau buổi đó, ông trưởng đoàn khảo sát nói với cả đoàn là dưới lòng đất có thể tồn tại một con sông ngầm, mũi khoan đã chọc trúng chỗ túi nước trong dòng sông nên tụt mất. Tuy nhiên, sau lần khảo sát đó, đoàn khảo sát đã tìm ra một mỏ than với trữ lượng nhỏ tại làng Khi".
Một vết nứt xuyên ngang nhà dân.
Một vết nứt xuyên ngang nhà dân. 
Chưa tìm ra nguyên nhân
Ngoài giả thiết về một dòng sông ngầm được đưa ra từ cách đây 30 năm, một số người cho rằng, hiện tượng sụt lún này có thể là do khai thác than gây nên. Bởi ngay cạnh làng Khi có một mỏ than khai thác từ cách đây 20 năm, quá trình khai thác người ta đã khoét sâu vào lòng đất, có thể do việc khai thác than đã tạo nên những hang động chứa nước, do mùa hạn hán, lượng nước trong các hang này cạn kiệt dẫn đến sụt lún...
Trao đổi với chúng tôi, ông Quách Khắc Dương, Phó trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Lạc Sơn cho biết: "Hiện, có một số đồn đoán về hiện tượng sụt lún tại làng Khi, như hiện tượng sông ngầm, do khai thác than... Tuy nhiên, để mọi việc được rõ ràng, ngay khi xảy ra sự cố, huyện đã báo cáo lên UBND tỉnh cùng phối hợp kiểm tra. Sau đó, một đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo giải quyết vụ sụt đất bất thường, đồng thời phối hợp với Viện Địa chất để tiến hành kiểm tra, khảo sát tìm ra nguyên nhân chính xác chứ không thể phỏng đoán. Hiện đoàn khảo sát vẫn đang khẩn trương kiểm tra, đo đạc tại hiện trường và dự kiến sẽ có kết luận chính xác vào thời gian sớm nhất".
Ông Quách Khắc Dương cho biết, chuyện đồn thổi về dòng sông ngầm là có thật.
Ông Quách Khắc Dương cho biết, chuyện đồn thổi về dòng sông ngầm là có thật. 
Theo thông tin chúng tôi mới nhận được từ ông Lại Hợp Phòng, Trưởng đoàn Khảo sát Viện Địa chất thì đoàn đã tiến hành khảo sát tại làng Khi được khoảng 1 tuần nay và đã phát hiện một số thông số địa chất bất thường. Hiện công tác kiểm tra, khảo sát vẫn đang được gấp rút tiến hành, sau đó báo cáo Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ rồi mới có kết luận chính thức. Dự kiến đến cuối tuần này, đoàn sẽ đưa ra kết luận sự việc sụt lún bất thường tại làng Khi. Tuy nhiên, ông Phòng từ chối tiết lộ các thông số bất thường cụ thể đã được khảo sát...
"Đến nay, phía Sở KH&CN tỉnh Hòa Bình đã nhận được báo cáo kiểm tra, khảo sát của đoàn địa chất, thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn chưa thể đưa ra kết luận về nguyên nhân gây sụt đất ở làng Khi, xã Ân Nghĩa vào lúc này. Dự kiến đến giữa tháng 3/2014, Sở KH&CN sẽ họp và đưa ra kết luận chính thức".
Ông Nguyễn Dương Hùng (Trưởng phòng Quản lý, Sở KH&CN tỉnh Hòa Bình)

Tin mới nhất về sức khỏe nữ sinh bị xe điên cán

(Kiến Thức) - Về tình hình sức khoẻ của nữ sinh Hoàng Thị Quyên, theo ghi nhận của Kiến Thức ngày 6/3, bệnh nhân có tiến triển tốt: có phản xạ nhẹ, các ngón tay cử động và mắt đã mở hé...

Từ khi sự việc đau lòng xảy ra với nữ sinh Học viện Ngân hàng Hoàng Thị Quyên, tại khu vực điều trị, lúc nào cũng đông bạn bè, người thân và cả người nhà tài xế lái xe túc trực để theo dõi tình hình sức khoẻ của bệnh nhân.
Ths. BS Nguyễn Minh Tân, Khoa Hồi sức cấp cứu Ngoại - Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, hiện các bác sĩ đã cấy chíp theo dõi vào đầu bệnh nhân để thu thập dữ liệu từ não bộ. “Việc cấy chíp vào não bộ sẽ giúp các bác sĩ xác định chính xác tình trạng tổn thương của các bộ phận và tìm ra phương pháp chữa trị”, BS Tân nói.

Hình ảnh mới nhất ở phiên tòa vụ nhân bản xét nghiệm

(Kiến Thức) - Đúng 8h30, TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử vụ xét nghiệm "nhân bản" tại BVĐK huyện Hoài Đức, Hà Nội. Các bị cáo cùng nhân chứng có mặt.

Khoảng 8h20, các bị cáo đã có mặt tại phiên tòa.

Khoảng 8h20, các bị cáo đã có mặt tại phiên tòa. 

Gần 9h ngày 7/3, TAND TP Hà Nội mới khai mạc phiên tòa xét xử. Các bị cáo nguyên là GĐ, Phó GĐ Nguyễn Trí Liêm, Nguyễn Thị Nhiên cùng Trưởng khoa, các kỹ thuật viên Khoa xét nghiệm huyết học bệnh viện Đa khoa Hoài Đức; Vương Thị Kim Thành, Nguyễn Đồng Sơn, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Thu Trang, Vương Thị Lan, Nguyễn Thị Ngà, Nguyễn Thị Xuyên.
Chủ tọa phiên tòa đọc biên bản khai mạc phiên tòa...
Chủ tọa phiên tòa đọc biên bản khai mạc phiên tòa...
Họ bị truy tố trước tòa về 2 tội danh thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.