Nghi ăn nhầm so biển, 3 người ở Khánh Hòa bị ngộ độc

Ba người ở Khánh Hòa bị choáng, nôn với biểu hiện ngộ độc được chuyển vào bệnh viện cấp cứu sau khi nghi ăn nhầm so biển.

Sáng 6/2, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết 3 bệnh nhân nhập viện ngày 5/2 do nghi bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn nhầm so biển tại quán.

Trong đó, bệnh nhân nam 35 tuổi, có biểu hiện ngưng tim, ngưng thở, hôn mê sâu phải đặt nội khí quản thở máy. Một bệnh nhân 16 tuổi đã ổn định sức khỏe, được chuyển về khoa Nội tổng hợp thần kinh. Người còn lại là nhân viên của quán đã tỉnh nhưng vẫn được điều trị tại khoa hồi sức tích cực. Cả hai người này đã qua cơn nguy kịch, được bác sĩ theo dõi, chăm sóc y tế.

Nghi an nham so bien, 3 nguoi o Khanh Hoa bi ngo doc

Hai con sam nghi là so biển được chế biến tại quán hải sản nhóm khách đã ăn. Ảnh: BVCC.

Trước đó, tối 4/2, một nhóm gồm khoảng 10 người đến quán hải sản ở thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa). Họ gọi hai con sam biển và được quán hấp lên để ăn. Khoảng 30 phút sau, 3 người trong nhóm này bị tê đầu lưỡi, nôn ói. Những người còn lại có triệu chứng bị choáng, mệt mỏi với biểu hiện nghi bị ngộ độc thực phẩm, được đưa tới Trung tâm Y tế thị xã Ninh Hòa. Một ngày sau, 3 bệnh nhân có dấu hiệu trở nặng, được chuyển vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa.

Liên quan sự việc trên, Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm đã làm việc với các bệnh nhân để lấy thông tin. Cơ quan chức năng đang điều tra nguyên nhân, trong đó nghi ngờ nhóm người này đã ăn nhầm con so biển (có hình dáng giống sam biển).

Theo thông tin từ Cục An Toàn thực phẩm (Bộ Y tế), nhiều người chưa phân biệt được con so và sam biển nên đã sử dụng nhầm dẫn đến ngộ độc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng vì so biển có chứa chất tetrodotoxin cực độc.

Con sam có vỏ cứng như mai cua, thân hình tròn vẹt, đường kính khoảng 20cm, dưới bụng có 8 chân càng nhỏ, nặng 2kg, bò như cua, thường đi theo cặp.

So biển có hình dáng giống nhưng nhỏ hơn con sam, chỉ đi một mình. Chất độc giết người trong loài so biển là tetrodotoxin, gây tác động lên thần kinh trung ương, tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn, dẫn đến tử vong nhanh chóng. Đặc biệt, chất độc này chịu được nhiệt độ cao, dù đun sôi, phơi hay sấy khô, độc tố vẫn tồn tại.

Tetrodotoxin được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa trong khoảng 10-15 phút sau ăn, đạt nồng độ cao nhất trong máu sau 20 phút và các triệu chứng ngộ độc sẽ xuất hiện sau vài giờ. Liều tử vong đối với người là 1-2mg, trong đó nguyên nhân gây chết là hạ huyết áp và liệt cơ hô hấp. 

Máu chuyển xanh cực độc vì thứ này trong tủ lạnh

Ăn dưa muối và cá muối để nhiều ngày trong tủ lạnh, sau một giấc ngủ, ông Lý hốt hoảng khi thấy toàn thân chuyển xanh, tím tái, khó thở và nôn mửa.

Theo thông tin đăng tải, vài ngày trước, ông Lý sống ở Phố Đông, Thượng Hải (Trung Quốc), thức dậy sau một giấc ngủ ngắn và thấy toàn thân mình chuyển sang màu xanh, giống như người ngoài hành tinh. Sợ hãi, ông Lý bắt đầu hoảng loạn, thở hổn hển, khó thở, đau đầu và nôn mửa.

Tử vong vì ngộ độc rượu dịp Tết: Phòng tránh thế nào?

Vào dịp Tết, nguy cơ ngộ độc rượu tăng cao,...không ít người phải nhập viện, trường hợp nặng còn tử vong.

Ngộ độc rượu xảy ra khi uống quá mức đáp ứng của cơ thể, kể cả với những sản phẩm đã được xác nhận an toàn thực phẩm.
Ngộ độc rượu có hai loại là ngộ độc ethanol và ngộ độc methanol. Nguy cơ càng tăng với hậu quả khó lường đối với sức khỏe nếu dùng phải rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu có chứa nhiều methanol có thể gây mù mắt và tử vong. 

Dấu hiệu nhận biết và cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Mọi người cần lưu ý tới các biểu hiện bệnh nặng như: bất tỉnh, thở yếu, ngừng thở, khó thở, co giật.

Theo TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, thực phẩm là tất cả các đồ ăn, thức uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến.

Ngộ độc thực phẩm do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, virus) hoặc độc tố của vi sinh vật (độc tố vi khuẩn), hoặc thực phẩm bị nhiễm hoá chất, hoặc bản thân thực phẩm có độc (chất độc có tự nhiên trong thực phẩm là thực vật, động vật).