Nga sử dụng chuột trong chẩn đoán bệnh lao chính xác tới 95%

Theo TASS, các thử nghiệm đã chỉ ra rằng độ chính xác của việc sử dụng chuột để chẩn đoán bệnh lao đạt gần 95%.

Bà Irina Provkina, trưởng khoa thuộc Trung tâm phổi lâm sàng tỉnh Rostov thông báo rằng, các bác sĩ của trung tâm đã cộng tác với các nhà khoa học Đại học liên bang miền Nam, Nga, sử dụng cảm biến sống – chuột, để chẩn đoán sớm ung thư và phát hiện bệnh lao.
Nga su dung chuot trong chan doan benh lao chinh xac toi 95%
Ít năm nữa, hệ chẩn đoán sử dụng chuột làm cảm biến sinh học sẽ phổ biến trong các bệnh viện Nga - Ảnh: TASS 
Những dữ liệu đầu vào cho phương pháp mà các bác sĩ phát triển là không khí mà bệnh nhân thở ra. Sau đó, cho chuột đánh hơi khiến các thụ thể khứu giác của chuột được kích hoạt và nhịp sinh học đặc trưng phát sinh trong cơ thể của chuột.
Các vi điện cực đặc biệt, được các nhà khoa học cấy ghép trước cho chuột sẽ ghi lại các nhịp sinh học đó. Sau đó, một hệ toán học dựa trên trí tuệ nhân tạo đưa ra kết luận về giai đoạn bệnh đang tiến triển.
Theo bà Irina Provkina, phương pháp đã được thử nghiệm tại Trung tâm phổi lâm sàng Rostov trong vài tháng. Khoảng 70 tình nguyện viên trong số các bệnh nhân điều trị tại trung tâm đã tham gia vào các thử nghiệm và các nhà khoa học cũng tham gia vào một nhóm đối chứng, bao gồm những người khỏe mạnh.
Các nhà khoa học đã phân tích phản ứng của chuột đối với hơi thở chứa trong túi khí mà người tham gia thử nghiệm thở ra và xác định liệu có bệnh hay không.
Kết quả thử nghiệm cho thấy phương pháp sinh học có thể phát hiện bệnh lao với độ chính xác gần 95%. Các nhà khoa học đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho phương pháp chẩn đoán của họ.
Theo giải thích của Phó tổng giám đốc phụ trách nghiên cứu và phát triển của Viện ung thư Rostov Alexej Maximov, thiết bị này cũng cho phép phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu. Thông thường, bệnh nhân đến khám khi bệnh đã ở giai đoạn thứ ba, thứ tư.
Trong khi, ung thư dạ dày và ung thư phổi chỉ được điều trị tốt ở giai đoạn đầu hoặc thứ hai, do đó, việc tạo ra một hệ thống như vậy là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, ung thư phổi và ung thư dạ dày là những bệnh không có những biểu hiện trực quan.
Alexej Maximov cũng nói thêm rằng có lẽ trong vòng 3 đến 4 năm nữa, thiết bị chẩn đoán ung thư sử dụng chuột như một cảm biến sinh học như vậy sẽ áp dụng ở tất cả các bệnh viện của nước Nga.

Sự thật kinh hoàng về loại vi khuẩn “ăn thịt người” đang hoành hành trở lại

(Kiến Thức) - Bệnh Melioidosis hay còn gọi là Whitmore là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn "ăn thịt người" Burkholderia pseudomallei gây nên. Bệnh tiến triển nhanh và có nguy cơ dẫn đến tử vong cao.

Vi khuẩn "ăn thịt người" - chất độc sinh học cấp 1
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh Melioidosis rất đa dạng, từ những thể thường gặp như nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, abscess cho đến những dạng hiếm gặp như viêm tủy xương, viêm tuyến mang tai… Điều này gây khó khăn trong chẩn đoán, phát bệnh sớm.

10 món ăn tốt nhất cho người bệnh lao

Kết hợp tốt tất cả các thành phần của thực phẩm như carbohydrat, protein, vitamin và chất béo để duy trì hệ miễn dịch của cơ thể và chống lại bệnh lao.

Trà xanh: Đối với bệnh lao, trà xanh có hàm lượng polyphenol cao để tìm ra vi khuẩn và giữ cho nó không lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Một tách trà đơn giản hoặc hai ly trà xanh mỗi ngày là một phương thuốc tuyệt vời cho người bị bệnh lao.
Trà xanh: Đối với bệnh lao, trà xanh có hàm lượng polyphenol cao để tìm ra vi khuẩn và giữ cho nó không lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Một tách trà đơn giản hoặc hai ly trà xanh mỗi ngày là một phương thuốc tuyệt vời cho người bị bệnh lao

Bao nhiêu tỉnh thành ở Việt Nam bị vi khuẩn ăn thịt người “tấn công”?

(Kiến Thức) - Ngoài BV Bạch Mai ghi nhận 20 trường hợp mắc whitmore từ đầu năm đến tháng 8 thì nhiều tỉnh thành ở Việt Nam như Thái Nguyên, Yên Bái, Nghệ An... cũng liên tiếp phát hiện những bệnh nhân nhiễm vi khuẩn ăn thịt người này.

Thời gian gần đây, bệnh withmore hay còn gọi là vi khuẩn ăn thịt người “tấn công” nhiều tỉnh thành ở Việt Nam như Hà Nội, Thái Nguyên, Yên Bái...

Mới đây nhất, ngày 17/9, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Yên Bái cho biết từ đầu năm 2019 đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 6 trường hợp mắc bệnh whitmore. Trong đó bốn ca tử vong do đến bệnh viện (BV) muộn, hai ca được BV Đa khoa tỉnh Yên Bái cứu sống.

Ca thứ nhất được cứu sống là bệnh nhân Vi Văn L. (49 tuổi, huyện Lục Yên) nhập viện vào trung tuần tháng 9/2019 trong tình trạng sốt cao kèm run và đau bụng, các chỉ số sinh tồn giảm mạnh. Tuy nhiên khi chẩn đoán lâm sàng thì không phát hiện được cơ quan nào trong cơ thể bị viêm nhiễm.

Bao nhieu tinh thanh o Viet Nam bi vi khuan an thit nguoi “tan cong”?
Bệnh nhân Vi Văn L điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái. Ảnh: Báo Yên Bái. 

Sau hai lần nuôi cấy định danh vi khuẩn, các bác sĩ đã phát hiện ra vi khuẩn whitmore trong cơ thể bệnh nhân. Sau khi được điều trị tích cực theo phác đồ, dùng kháng sinh đặc hiệu liều cao, tình trạng nhiễm trùng được kiểm soát. Hiện bệnh nhân L. đã tỉnh táo, hết sốt.

Trường hợp thứ hai là bệnh nhân Nguyễn Văn Q. (36 tuổi, huyện Văn Yên). Bệnh nhân nhập viện vào tháng 7/2019, được các bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị thành công. Bệnh nhân ra viện cuối tháng 7/2019.

Trước đó, báo chí cũng đưa tin về nhiều trường hợp mắc bệnh withmore khác như một người đàn ông 45 tuổi ở Thái Nguyên, 3 trẻ em ở Nghệ An, một người bị "ăn" ngón chân ở Hà Tĩnh hay một phụ nữ bị withmore "ăn" cánh mũi.

Tiến sĩ Trịnh Thành Trung, Viện trưởng Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội, người có 15 năm kinh nghiệm nghiên cứu về bệnh Whitmore, cho rằng số ca whitmore tăng gần đây không phải do bùng phát về dịch bệnh mà nhờ nhiều cơ sở đã xét nghiệm được đúng bệnh hơn. 

Tiến sĩ Trịnh Thành Trung cũng khẳng định vi khuẩn Whitmore không phải là "vi khuẩn ăn thịt người" như nhiều người lầm tưởng.

Bao nhieu tinh thanh o Viet Nam bi vi khuan an thit nguoi “tan cong”?-Hinh-2
Tiến sĩ Trịnh Thành Trung (phải) có 15 năm kinh nghiệm nghiên cứu về bệnh Whitmore. Ảnh: Vietnamnet.