Nên ăn gì để đào thải acid uric, ngăn ngừa bệnh gout?

Tăng acid uric là một trong những vấn đề xảy ra phổ biến, thường gặp ở rất nhiều người. Tình trạng này là nguyên nhân dẫn đến bệnh gout, vậy ăn gì để đào thải acid uric?

Những thực phẩm giúp duy trì ổn định nồng độ acid uric trong máu có thể kể đến như:
Táo
Táo là một loại quả rất giàu acid malic, một loại acid có khả năng trung hòa acid uric trong cơ thể. Ăn táo thường xuyên có thể giúp ổn định nồng độ acid trong máu, kích thích tăng đào thải ở những người bị tăng acid uric. Táo có thể được ăn nguyên quả, ép nước uống hoặc làm giấm táo. Một vài thực nghiệm cho thấy uống 03 thìa cà phê giấm táo mỗi ngày giúp làm giảm nồng độ acid uric.
Nen an gi de dao thai acid uric, ngan ngua benh gout?
Ảnh minh hoạ/Internet 
Nghệ
Nghệ có chứa curcumin, có đặc tính chống viêm mạnh. Thêm nghệ vào bữa ăn hoặc dùng nghệ như một chất bổ sung có thể giúp giảm nồng độ axit uric.
Dầu ô liu
Dầu ô liu là một trong những loại thực phẩm hàng đầu có khả năng đưa nồng độ acid uric trong cơ thể trở về mức bình thường. Không những thế, thực phẩm này còn có tác dụng chống viêm và giảm tình trạng sưng đau rất tốt. Có thể sử dụng bằng cách nấu chung với thức ăn như xào với rau xanh, xà lách...
Các loại hạt và những thực phẩm có hàm lượng purin thấp
Nhóm hạt chứa ít purine như hạt óc chó, hạnh nhân, macca và hạt điều có chứa khoảng 40mg purine. Việc bổ sung các loại hạt này thường xuyên sẽ giúp ổn định mức acid uric trong cơ thể. Một số thực phẩm khác có chứa ít purin như bơ đậu phộng, trái cây, rau quả, cà phê, sữa ít béo, khoai tây, bánh mì, gạo nguyên hạt...
Các loại thực phẩm giàu vitamin C
Nhóm thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, kiwi... rất tốt cho những ai đang bị axit uric tăng cao. Bạn có thể sử dụng bằng cách ăn trực tiếp, hoặc ép lấy nước pha uống với nước ấm. Khuyến cáo chỉ nên uống khoảng 2 - 3 lần/ngày và với những loại quả chua như bưởi, chanh, hãy sử dụng khi bụng còn no, vì việc dùng lúc đói có thể dẫn đến nguy cơ bị đau dạ dày.
Nen an gi de dao thai acid uric, ngan ngua benh gout?-Hinh-2
Ảnh minh hoạ/Internet 
Cà phê
Khi tiến hành một vài nghiên cứu về tác dụng của cà phê đối với những người bị tăng nồng độ acid uric, người ta thấy rằng ở những phụ nữ uống đều đặn mỗi ngày 1 đến 3 tách cà phê thì nguy cơ mắc bệnh gout thấp hơn 22% so với những người không uống cafe. Những người uống 4 tách cà phê mỗi ngày thì giảm nguy cơ bị gout tới 57%. Không những thế, cafe còn giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
Các loại thịt trắng
Thịt cá sông (cá lóc, cá rô đồng, cá diêu hồng...) hay thịt ức gà là loại thịt trắng có chứa hàm lượng chất đạm cao nhưng lại có rất ít purin, rất tốt cho người bị bệnh gout do có khả năng chống lại quá trình kết tủa của axit uric trong cơ thể.
Trứng
Trứng là thực phẩm giúp cung cấp nhiều canxi cho xương, lại chứa rất ít purin. Thực phẩm phù hợp với những người bị bệnh gout.
Trà xanh
Một vài nghiên cứu nói rằng việc sử dụng trà xanh đều đặn mỗi ngày có thể giúp thúc đẩy sự hình thành nước tiểu, đẩy nhanh quá trình đào thải acid uric ra ngoài.
Quả anh đào
Trong một nghiên cứu tiến hành trên 633 người bị gout cho thấy, nguy cơ bùng phát cơn gout cấp giảm đến 35% ở những bệnh nhân thường xuyên ăn quả anh đào. Ở một nghiên cứu khác về tác dụng của quả anh đào với nồng độ acid uric trong cơ thể cho thấy việc kết hợp điều trị gout bằng thuốc Allopurinol với quả anh đào giúp làm giảm 75% nguy cơ tái phát cơn gout cấp.
Nhóm thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ có khả năng hấp thụ acid uric trong máu rồi đào thải chúng qua đường thận tiết niệu. Bởi vậy, bổ sung nhiều chất xơ từ thực phẩm như táo, cam, yến mạch, việt quất, cần tây, cà rốt... cũng là một cách để làm giảm acid uric.
Các sản phẩm từ sữa và đậu nành như phô mai, sữa chua, váng sữa, kem tươi... giúp hỗ trợ giảm hàm lượng acid uric trong máu.
Uống đủ nước, tối thiểu 2 lít/ngày là điều cần thiết không chỉ riêng với người bệnh mà còn tốt cho cả những người khỏe mạnh. 
Trong tất cả các bệnh lý nói chung và bệnh gout nói riêng, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị bệnh, chế độ ăn uống có vai trò quan trọng để thúc đẩy quá trình lành bệnh được nhanh hơn. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, giúp phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng.

17 tuổi đã mắc bệnh gout

Bệnh gout nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể trở nên trầm trọng như u cục tophi, tổn thương khớp,... Đặc biệt, người trẻ mắc gout có thể các bệnh lý về tim mạch.

2 năm nay, nam học sinh L.M.H (17 tuổi, Hà Nội) xuất hiện nhiều đợt đau âm ỉ bàn ngón 1 chân trái, đau khi đi lại vận động, tự hết sau 3-5 ngày.
2 ngày trước khi vào viện, bệnh nhân H. đau khớp bàn ngón 1 chân trái nhiều, sưng nóng, đau liên tục, tăng khi vận động, đôi khi đau về đêm nên đến bệnh viện để khám.

Dịch sởi nghiêm trọng nhất trong nhiều năm tại Mỹ

Số ca mắc sởi tại Mỹ đã vượt tổng số ca của cả năm ngoái, nguy cơ dịch kéo dài tới năm 2026 nếu không kiểm soát hiệu quả.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), tính đến cuối tuần qua, dịch sởi đã lan rộng tại 20 bang, ghi nhận 483 ca mắc và ít nhất 2 trường hợp tử vong. Đây là đợt bùng phát nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua tại Mỹ.

Số ca nhiễm trong ba tháng đầu năm đã vượt tổng số ca mắc của cả năm ngoái. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không có biện pháp kiểm soát hiệu quả, dịch có thể tiếp tục lan rộng sang các bang khác và kéo dài đến năm 2026.

Texas là bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt là khu vực phía Tây bang này. Riêng trong tuần qua, bang Texas đã ghi nhận thêm 73 ca mắc mới. Một số bang khác như New Mexico, Kansas, Oklahoma và Ohio cũng ghi nhận sự gia tăng đáng kể các ca mắc.

Dich soi nghiem trong nhat trong nhieu nam tai My
 Ảnh minh hoạ/Báo Nhân dân

Theo CDC, nguyên nhân chính dẫn đến đợt bùng phát lần này là do tỷ lệ tiêm chủng sụt giảm. Trong vòng 5 năm vừa qua, tỷ lệ tiêm vắc xin sởi - quai bị - rubella (MMR) cho trẻ mẫu giáo tại Mỹ đã giảm từ 95,2% xuống còn 92,7%, tương đương với khoảng 280.000 trẻ em không được tiêm chủng đầy đủ và có nguy cơ cao mắc sởi.

Các chuyên gia y tế Mỹ khẳng định, tiêm vắc xin vẫn là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất để ngăn ngừa dịch sởi. Một liều vắc xin có thể giúp bảo vệ khoảng 90% khỏi nguy cơ lây nhiễm, trong khi hai liều đạt hiệu quả lên đến 97%. Nếu đạt được tỷ lệ tiêm chủng từ 90 - 95%, miễn dịch cộng đồng sẽ được thiết lập và dịch bệnh có thể được kiểm soát.

Trước tình hình phức tạp, các cơ quan y tế Mỹ đang đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền nhằm nâng cao tỷ lệ tiêm phòng, đặc biệt tại các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Tại Việt Nam, theo Bộ Y tế, số ca mắc sởi đang gia tăng mạnh tại nhiều tỉnh, thành trong quý I/2025, cao hơn cùng kỳ năm 2024, kèm theo một số ca tử vong. Trước tình hình này, bộ đã có văn bản khẩn yêu cầu các cơ sở y tế trên toàn quốc tăng cường phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm bệnh sởi.

Điều trị bệnh gout, xương khớp từ cây móng quỷ

Cây móng quỷ là một loại thảo dược có nguồn gốc từ Nam Phi, đã được ứng dụng trong điều trị các bệnh xương khớp.

Tổng quan về cây móng quỷ

Cây móng quỷ là dạng thực vật thân bò, sống lâu năm và được sử dụng nhiều trong y khoa để chữa bệnh. Loại cây này có hình ảnh đặc trưng với phần thân có chiều cao khoảng 1.5m, lá dày và phân chia thành nhiều thùy với các gân to nổi chạy dọc theo chiều dài của lá. Hoa cây móng quỷ có dạng loa kèn, màu hồng, đỏ hoặc tím và ở giữa hơi vàng. Từ hoa sẽ kết thành quả, xung quanh có các gai dài nhọn như móng vuốt, do đó được đặt tên là cây móng quỷ.