Dịch sởi nghiêm trọng nhất trong nhiều năm tại Mỹ

Số ca mắc sởi tại Mỹ đã vượt tổng số ca của cả năm ngoái, nguy cơ dịch kéo dài tới năm 2026 nếu không kiểm soát hiệu quả.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), tính đến cuối tuần qua, dịch sởi đã lan rộng tại 20 bang, ghi nhận 483 ca mắc và ít nhất 2 trường hợp tử vong. Đây là đợt bùng phát nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua tại Mỹ.
Số ca nhiễm trong ba tháng đầu năm đã vượt tổng số ca mắc của cả năm ngoái. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không có biện pháp kiểm soát hiệu quả, dịch có thể tiếp tục lan rộng sang các bang khác và kéo dài đến năm 2026.
Texas là bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt là khu vực phía Tây bang này. Riêng trong tuần qua, bang Texas đã ghi nhận thêm 73 ca mắc mới. Một số bang khác như New Mexico, Kansas, Oklahoma và Ohio cũng ghi nhận sự gia tăng đáng kể các ca mắc.
Dich soi nghiem trong nhat trong nhieu nam tai My
 Ảnh minh hoạ/Báo Nhân dân
Theo CDC, nguyên nhân chính dẫn đến đợt bùng phát lần này là do tỷ lệ tiêm chủng sụt giảm. Trong vòng 5 năm vừa qua, tỷ lệ tiêm vắc xin sởi - quai bị - rubella (MMR) cho trẻ mẫu giáo tại Mỹ đã giảm từ 95,2% xuống còn 92,7%, tương đương với khoảng 280.000 trẻ em không được tiêm chủng đầy đủ và có nguy cơ cao mắc sởi.
Các chuyên gia y tế Mỹ khẳng định, tiêm vắc xin vẫn là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất để ngăn ngừa dịch sởi. Một liều vắc xin có thể giúp bảo vệ khoảng 90% khỏi nguy cơ lây nhiễm, trong khi hai liều đạt hiệu quả lên đến 97%. Nếu đạt được tỷ lệ tiêm chủng từ 90 - 95%, miễn dịch cộng đồng sẽ được thiết lập và dịch bệnh có thể được kiểm soát.
Trước tình hình phức tạp, các cơ quan y tế Mỹ đang đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền nhằm nâng cao tỷ lệ tiêm phòng, đặc biệt tại các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Tại Việt Nam, theo Bộ Y tế, số ca mắc sởi đang gia tăng mạnh tại nhiều tỉnh, thành trong quý I/2025, cao hơn cùng kỳ năm 2024, kèm theo một số ca tử vong. Trước tình hình này, bộ đã có văn bản khẩn yêu cầu các cơ sở y tế trên toàn quốc tăng cường phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm bệnh sởi.

Suýt tan vỡ hôn nhân vì chồng nghiện chơi game

Khuyên bảo chồng không được, chị An sinh ra chán nản, cáu gắt. Vợ chồng thường xuyên cãi vã nhau khiến cho không khí gia đình trở nên ngột ngạt...

Trước kia vợ chồng chị An có cuộc sống rất hạnh phúc. Chồng chị là người đàn ông hiền lành, sống có trách nhiệm với gia đình, vợ con. Anh là kỹ sư thiết kế nên công việc thường gắn liền với máy tính. Xong việc, tối đến anh thường hí hoáy chơi game giải trí.
Chơi nhiều thành nghiện, thậm chí có hôm ngày nghỉ ở nhà, anh nói dối mang việc về nhà làm nhưng thực ra ngồi cày game online, mặc cho vợ một mình vật lộn với con nhỏ, rồi việc cơm nước, dọn dẹp nhà cửa….
Suyt tan vo hon nhan vi chong nghien choi game
Ảnh minh hoạ/VOV 

Mặc dù nhiều lần chị An đã khuyên bảo chồng nên quan tâm đến gia đình, cùng vợ chăm sóc con, nhưng chồng chị chỉ thay đổi được vài hôm rồi lại chứng nào tật ấy.

Có lần hai vợ chồng "khẩu chiến" căng thẳng, anh còn tuyên bố: “Em thích anh mê game, hay mê gái? Nếu bỏ game, anh cặp bồ, em đồng ý không? Ai cũng có thú vui của mình, em không được can thiệp quá sâu vào thú vui của anh”. Nghe chồng nói vậy, chị An chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm.

Bất lực trước thú vui của chồng, chị An sinh ra chán nản, cáu gắt. Những cuộc cãi vã ngày càng thường xuyên hơn khiến cho tình cảm vợ chồng rạn nứt, không khí gia đình trở nên ngột ngạt...

Chị An định buông bỏ người chồng coi game hơn cả vợ con, nhưng rồi nghĩ lại, anh vốn là người chồng tốt, có trách nhiệm với gia đình chỉ vì không làm chủ được đã bị lôi cuốn vào thế giới ảo, đẩy hạnh phúc gia đình đến bên bờ vực của sự tan vỡ… Và rồi, chị quyết tâm tìm cách kéo chồng ra khỏi thế giới game.

Chị dành thời gian tìm hiểu về thế giới nhân vật trong game để có thể chia sẻ được với chồng. Mặt khác, chị nhờ bạn bè rủ anh đi chơi thể thao khi anh tan giờ làm. Tối đến, chị mượn cớ rủ anh đi thăm bạn bè, người thân hoặc nhờ anh trông con...

Những kế sách của chị khiến anh không còn nhiều thời gian đầu tư cho game, dần dần kéo anh ra khỏi thế giới ảo. Hiện tại, không chỉ từ bỏ được game, chồng chị An cũng đã nhận ra rằng, thời gian anh đốt cháy vào những trò game online quá nhiều, vô bổ.

Giờ đây, mỗi ngày tan làm trở về nhà, thay vì dành thời gian cho game, chồng chị An đã xắn tay vào giúp vợ việc nhà. Tình cảm vợ chồng trở lại gắn bó, mái ấm gia đình càng hạnh phúc hơn xưa.

Bệnh tiểu đường tàn phá cơ thể ra sao?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng về tim mạch, thận hoặc đột quỵ đối với người bệnh.

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường ) có 2 thể chính: tuýp 1 và tuýp 2.

Tiểu đường tuýp 1 là thể bệnh do tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy gây giảm tiết insulin hoặc không tiết ra insulin, khiến lượng insulin lưu hành trong máu rất ít, không thể điều hòa lượng đường trong máu, gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Khác với thể tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 trước kia được gọi là bệnh tiểu đường của người lớn tuổi hay tiểu đường không phụ thuộc vào insulin. Ở thể bệnh này, insulin do tuyến tụy tiết ra mặc dù đạt số lượng như người bình thường nhưng lại giảm, hoặc không có vai trò điều hòa lượng đường trong máu do giảm chức năng của tế bào beta tuyến tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin.

Người bệnh tiểu đường không chỉ cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ mà còn phải kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn uống và sinh hoạt. Việc chủ quan với căn bệnh này sẽ để lại nhiều hệ lụy sau:

Sẵn sàng ứng phó tình huống bệnh nhân sởi, ca nặng gia tăng

Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc gửi các bệnh viện, Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố liên quan đến công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám chữa bệnh.

Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu xây dựng, rà soát, cập nhật kế hoạch phòng, chống bệnh sởi trong cơ sở khám chữa bệnh, trong đó chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, cấp cứu, cách ly, điều trị trong tình huống gia tăng các trường hợp người nghi mắc sởi, người bệnh sởi đến khám bệnh và nhập viện, gia tăng các ca bệnh nặng, nguy kịch.

Tổ chức phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi; bố trí khu vực thu dung điều trị bệnh sởi cách ly tại khu vực cách ly của các khoa lâm sàng.

San sang ung pho tinh huong benh nhan soi, ca nang gia tang
 Ảnh minh hoạ/ VOV

Đối với các ca bệnh sởi nặng cần phải điều trị hồi sức tích cực, bệnh viện bố trí khu vực điều trị và phải bảo đảm việc cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn để phòng lây nhiễm chéo.

Đặc biệt, Bộ Y tế yêu cầu hạn chế số lượng người thăm bệnh để phòng lây nhiễm trong cơ sở khám chữa bệnh và cộng đồng; sẵn sàng kế hoạch ứng phó theo diễn biến tình hình bệnh sởi, phối hợp chặt chẽ giữa công tác khám chữa bệnh và dự phòng.

Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế tổ chức các hoạt động truyền thông hiệu quả, sử dụng nhiều kênh thông tin như loa phát thanh, poster, tờ rơi, website, fanpage và hướng dẫn trực tiếp để cung cấp thông tin về bệnh sởi, các biện pháp phòng ngừa và hiệu quả của tiêm vắc-xin phòng sởi.

Đặc biệt, các cơ sở y tế cần khuyến cáo người bệnh và người nhà người bệnh thực hiện các biện pháp phòng ngừa, như đeo khẩu trang và che miệng khi hắt hơi để hạn chế lây lan bệnh.

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 52.000 ca nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó, ít nhất có 6 ca tử vong do sởi.

Nhằm ứng phó ca sởi tăng, Bộ Y tế đẩy mạnh tiêm vắc-xin cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại 54 tỉnh, thành. Bộ Y tế yêu cầu các địa phương gấp rút hoàn thành tiêm chủng trước ngày 31/3.

Virus sởi lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… Một ca bệnh sởi có thể lây cho 12 – 18 người. Các triệu chứng đặc trưng gồm sốt, viêm họng, viêm kết mạc và phát ban. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.

Trong tình hình dịch sởi vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay, cha mẹ cần đưa trẻ từ 6 tháng đến 10 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ vắc xin sởi đi tiêm phòng. Trường hợp cha mẹ không nhớ rõ đã tiêm chủng cho trẻ đầy đủ hay chưa thì nên tiêm bổ sung bởi vắc xin sởi không gây hại cho sức khỏe của trẻ.