NASA đặt mua đá Mặt Trăng

NASA chính thức tham gia vào thị trường đá Mặt Trăng, họ sẵn sàng trả tiền cho bất kỳ công ty nào có khả năng khai thác tài nguyên ngoài không gian.

Hôm 10/9, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo chào mời các công ty tư nhân khai thác đá trên Mặt Trăng. Đối tác phải chứng minh nguồn gốc của mẫu vật bằng cách gửi hình ảnh và dữ liệu cho NASA. Nếu hài lòng, họ cam kết mua với giá 15.000-25.000 USD.

NASA dat mua da Mat Trang

NASA đặt mua đá Mặt Trăng, mở ra thị trường kinh doanh tài nguyên khai thác ngoài không gian. Ảnh: The Verge.

"NASA sẽ thu mua đá Mặt Trăng từ các nhà cung cấp. Đã đến lúc thiết lập quy định rõ ràng về việc khai thác và kinh doanh tài nguyên không gian", quản trị viên NASA Jim Bridenstine viết trên Twitter.

NASA muốn ký hợp đồng trước năm 2024 - thời hạn cuối để cơ quan này đưa người trở lại Mặt Trăng. Họ sẽ trả 20% số tiền khi đạt được thỏa thuận và thanh toán phần còn lại sau khi nhận hàng.

25.000 USD có vẻ như là số tiền nhỏ so với chi phí hàng triệu USD để đưa bất kỳ loại tàu vũ trụ nào lên Mặt Trăng. Nhưng ý tưởng đằng sau lời đề nghị này là mở ra một thị trường mới, bình thường hóa khái niệm mua vật liệu được khai quật từ Mặt Trăng và các nơi khác trong Hệ Mặt Trời.

Kể từ 2015, Mỹ chính thức cho phép các công ty sở hữu bất kỳ thứ gì họ có thể lấy từ không gian thông qua đạo luật Commercial Space Launch Competitiveness Act.

Đầu năm nay, ông Donald Trump tiếp tục ban hành chính sách khuyến khích các công ty của nước này và đối tác quốc tế sử dụng nguồn tài nguyên thu được từ không gian.

NASA dat mua da Mat Trang-Hinh-2

Mẫu đất thu được từ Mặt Trăng do tàu Apollo 17 mang về. Ảnh: Wikimedia.

Tháng 5, NASA công bố Hiệp định Artemis, một bộ hướng dẫn tiêu chuẩn cho các quốc gia về cách khám phá Mặt Trăng và sử dụng nguồn tài nguyên của nó.

Với thông báo hôm 10/9, Mỹ đang bày tỏ quan điểm rõ ràng về việc khai thác tài nguyên ngoài vũ trụ. “Chúng tôi đang áp dụng các chính sách của mình để thúc đẩy một kỷ nguyên mới về khám phá và thăm dò, mang lại lợi ích cho toàn nhân loại”, Jim Bridenstine trên blog.

Theo The Verge, có một số quốc gia tán đồng với ý tưởng của Mỹ, chẳng hạn như Luxembourg. Chính quyền nước này tuyên bố rằng các công ty có quyền sở hữu vật liệu mà họ lấy từ không gian.

Ngược lại, nhiều nước cũng bày tỏ thái độ phản đối. Trung Quốc và Nga, hai siêu cường trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, chỉ trích quan điểm khai thác và sử dụng tài nguyên không gian.

Tiết lộ thói quen ăn uống khắc nghiệt của cố CEO Apple Steve Jobs

(Kiến Thức) - Ông chỉ ăn chay, có thể ăn ròng rã một món ăn trong suốt một thời gian dài, nhịn ăn vài ngày, sử dụng các món chay để chữa bệnh thay vì phẫu thuật...

Tiet lo thoi quen an uong khac nghiet cua co CEO Apple Steve Jobs
 Khi còn là một sinh viên năm nhất tại Reed Colledge, Jobs phát hiện ra một cuốn sách có tên “Diet for a Small Planet” của tác giả Frances Moore Lappé. Chia sẻ với người chắp bút cho cuốn hồi ký của mình, Jobs nói "Đó là lúc tôi ngừng ăn thịt vì lợi ích".

Vì sao Liên Xô bại trước Mỹ khi chinh phục Mặt trăng?

(Kiến Thức) - Vào ngày 20/7/1969, tàu Apollo 11 hạ cánh xuống Mặt Trăng. Phi hành gia Neil Armstrong cắm lá cờ Mỹ lên bề mặt Mặt Trăng và bước đi những bước đầu tiên. Với bước tiến lịch sử này, Mỹ đánh bại Liên Xô trong cuộc chinh phục Mặt trăng.

Vi sao Lien Xo bai truoc My khi chinh phuc Mat trang?
 Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, Mỹ và Liên Xô bước vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh với việc đối đầu căng thẳng trên nhiều lĩnh vực. Trong số này đáng chú ý là cuộc chạy đua chinh phục Mặt trăng.