TP HCM sẽ cấm hoàn toàn xe máy xăng dịch vụ vận tải vào năm 2029

 Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM đang hoàn thiện đề án đến năm 2029, sẽ cấm hoàn toàn xe máy xăng cung cấp các dịch vận tải trên địa bàn TP HCM.

Chiều 17/7, thông tin tại họp báo các vấn đề kinh tế - xã hội TP HCM, ông Lê Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn ứng dụng kinh tế - Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM cho biết, đơn vị đã cơ bản hoàn thiện đề án “xanh hoá giao thông đô thị”, chuẩn bị trình UBND TP HCM chỉ đạo lấy ý kiến các sở, ngành lần cuối.

Đến năm 2029, sẽ cấm hoàn toàn xe máy xăng cung cấp các dịch vận tải trên địa bàn TP.HCM. (Ảnh: Tỷ Huỳnh)
Đến năm 2029, sẽ cấm hoàn toàn xe máy xăng cung cấp các dịch vận tải trên địa bàn TP.HCM. (Ảnh: Tỷ Huỳnh)

Theo ông Hải, mục tiêu của đề án là trong vòng hai năm (2026 – 2027), sẽ chuyển đổi được 80% trong 400.000 tài xế xe công nghệ và giao hàng tại TP HCM từ sử dụng xe máy xăng sang sử dụng xe điện, tương ứng với khoảng 320.000 tài xế.

Đây là đối tượng có lượng xả thải cao nhất, bởi tần suất di chuyển của họ trên đường mỗi ngày rất lớn với khoảng hơn một trăm cây số/người/ngày.

Ông Lê Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn ứng dụng Kinh tế - Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM thông tin tại họp báo. (Ảnh: Tỷ Huỳnh)
Ông Lê Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn ứng dụng Kinh tế - Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM thông tin tại họp báo. (Ảnh: Tỷ Huỳnh)

Về phương án khuyến khích các tài xế chuyển đổi, Giám đốc Trung tâm Tư vấn ứng dụng Kinh tế - Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM cho hay, TP HCM sẽ xin phép Trung ương cho phép miễn thuế VAT xe điện trong vòng 2 năm đầu, cũng như miễn lệ phí đăng ký trước bạ cho các tài xế.

“Trong vòng 2 năm, chúng tôi kỳ vọng 2026-2027 sẽ chuyển đổi được 80% trong 400.000 tài xế công nghệ từ xe xăng sang xe điện. Đến năm thứ 3, chính sách sẽ không còn khuyến khích miễn giảm thuế VAT cũng như miễn lệ phí trước bạ nữa.

Tuy nhiên vẫn tiếp tục cho các tài xế vay để chuyển đổi. Đến hết năm 2028 hoàn tất 20% lượng xe còn lại, tiến tới năm 2029 cấm hoàn toàn xe hai bánh chạy bằng xăng tham gia cung cấp các dịch vụ vận tải trên địa bàn Thành phố”, ông Hải nói.

Theo đó, ngành điện lực nói chung và Tổng công ty Điện lực TP HCM phải nắm được công suất của các hãng xe để cân đối nguồn cung, đảm bảo tải điện trong thời gian sạc. Bước đầu, đơn vị nghiên cứu đề án đánh giá áp lực về hạ tầng năng lượng của xe điện hai bánh là không cao.

Ông Ngô Hải Đường, Trưởng Phòng Quản lý vận tải đường bộ - Sở Xây dựng TP.HCM (Ảnh: Tỷ Huỳnh)
Ông Ngô Hải Đường, Trưởng Phòng Quản lý vận tải đường bộ - Sở Xây dựng TP.HCM (Ảnh: Tỷ Huỳnh)

Ông Lê Thanh Hải cho biết thêm, theo thông tin cung cấp từ các hãng sản xuất, các loại xe điện hoàn toàn có thể cắm sạc vào dòng điện sinh hoạt ở nhà. Các tài xế công nghệ thường sạc xe điện vào buổi tối nên áp lực tải cũng không quá lớn.

Tuy nhiên, nếu nhìn xa hơn, khoảng 3 năm nữa, khi chuyển đổi hết 400.000 xe công nghệ, giao hàng cộng với tốc độ tăng trưởng xe điện cá nhân, thì lúc đó công suất điện cũng là một vấn đề đáng kể, cần cân nhắc, tính toán ngay”.

Cũng tại buổi họp báo, ông Ngô Hải Đường, Trưởng Phòng Quản lý vận tải đường bộ - Sở Xây dựng TP HCM cho biết, đề án kiểm soát khí thải thân thiện trên địa bàn thành phố cũng đang được hoàn thiện.

Theo đó, lộ trình đến năm 2030, 100% xe buýt trên toàn địa bàn TP HCM sẽ thực hiện chuyển đổi sang xe năng lượng xanh. Tức là giảm phát thải ròng bằng 0, đi sớm hơn so chủ trương chung (đến năm 2050).

vov.vn

Hà Nội cấm xe máy xăng vào Vành đai 1: Chủ trương đúng… nên từng bước thực hiện

Việc cấm/hạn chế xe máy chạy xăng để giảm ô nhiễm là chủ trương đúng, tuy nhiên chỉ nên thực hiện từng bước cùng với hệ thống giao thông công cộng hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa yêu cầu Hà Nội thực hiện các giải pháp, biện pháp để các tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện, lộ trình đến ngày 1/7/2026 không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xe chạy bằng xăng dầu) lưu thông trong Vành đai 1.

1.jpg
Ảnh minh họa.

Cấm xe máy xăng, chọn xe đạp điện chạy gần 400 km/lần sạc

Các mẫu xe đạp điện trong bài viết này có thể di chuyển với quãng đường xa lý tưởng, nó khiến các mẫu xe chạy nhiên liệu hóa thạch cũng phải “ngả mũ” kiêng nể.

2-3174.jpg
Fiido Titan
Fiido Titan là một chiếc xe đạp điện "quái vật" với khả năng mang ba pin, cho phạm vi hoạt động lên tới 374 km và tải trọng tối đa 200 kg, khiến nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho những chuyến đi dài chở nặng.
3-8845.jpg
Dù nặng tới 37,8 kg, chiếc “SUV hai bánh” này vẫn cực kỳ mạnh mẽ, thoải mái và phù hợp cho mọi hành trình phiêu lưu khám phá từ thành thị đến ngoại ô.

Cấm xe máy xăng vào Vành đai 1 chỉ nên thực hiện từng bước

Chủ trương cấm xe máy động cơ xăng trong vành đai 1 của Hà Nội là đúng, nhưng chỉ nên thực hiện từng bước cùng với hệ thống giao thông công cộng hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa yêu cầu Hà Nội thực hiện các giải pháp, biện pháp để các tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện, lộ trình đến ngày 1/7/2026 không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xe chạy bằng xăng dầu) lưu thông trong Vành đai 1.

PGS.TS Vũ Thanh Ca, Giảng viên cao cấp của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống cho rằng, cấm xe máy dùng động cơ xăng ở khu vực bên trong đường vành đai 1, sau đó mở rộng ra các khu vực khác là một trong những giải pháp có tính căn cơ để giảm thiểu ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm.