"Não đóng băng", bất tỉnh vì uống nước đá giữa trời nắng nóng

Sau khi uống liền 2 chai nước đá, người đàn ông đột nhiên thấy buồn nôn, người lâng lâng rồi ngã quỵ, bất tỉnh.

Giữa trời nắng nóng, hầu hết mọi người đều thích uống nước lạnh để giải nhiệt. Tuy nhiên thói quen này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm với sức khoẻ, thậm chí có thể khiến bạn bị sốc.

Câu chuyện của Adam Schaub ở Houston, Texas, Mỹ là một minh chứng. Adam cùng bố cưa gỗ giữa trời nắng 37 độ, khi thấy cậu con trai đỏ mặt, mồ hôi nhễ nhại, ông bố khuyên Adam nên vào chỗ mát nghỉ ngơi.

Ngay lập tức Adam với lấy chai nước lạnh uống một hơi cạn. Sau đó anh vào xe tải nổ máy, bật điều hoà và tiếp tục uống chai nước lạnh thứ 2.

Adam chia sẻ câu chuyện của mình để cảnh báo mọi người

Ngay sau đó, anh đột nhiên thấy cơ thể có rất nhiều dấu hiệu lạ. Trước tiên, anh thấy trên da xuất hiện các nốt bất thường, buồn nôn, tay chân ngứa ran. Sau đó Adam thấy toàn cơ thể lâng lâng mất kiểm soát, anh cố mở cửa xe bước xuống nhưng liền ngã quỵ, đập mặt xuống đất.

Từ đằng xa, ông bố chạy lại thấy máu từ mũi, mắt Adam chảy ra. Mắt Adam đảo vài lần rồi bất tỉnh. Ngay lập tức anh được chuyển đến bệnh viện cấp cứu.

Bác sĩ chẩn đoán anh mắc hội chứng “não đóng băng” do uống nước đá lạnh quá nhanh và nhiều. Khi cơ thể bạn đang nóng, uống nước lạnh đột ngột sẽ khiến các dây thần kinh trong khoang miệng bị kích thích, từ đó làm co rút các mạch máu trong xoang khiến tín hiệu đến não bị gián đoạn.

Tình trạng này thường tạo ra một cơn đau đầu đột ngột, cơ thể rơi vào trạng thái lâng lâng rồi choáng, ngất, đau đầu, buồn nôn, mất ý thức.

BS Sarah Jarvis, giám đốc chuyên môn của Patient.info cho biết, Adam bị bất tỉnh do thiếu máu não. May mắn, được cấp cứu kịp thời, ông bố 3 con đã hồi phục nhanh chóng.

TS Harry Emmerich của hệ thống y tế PRMC cảnh báo thêm, khi uống nước đá với tốc độ quá nhanh, ngoài việc khiến cơ thể dễ bị choáng còn làm rối loạn hệ thống tiêu hoá do thức ăn gặp lạnh, khó tiêu hoá, gây ra các cơn đau quặn bụng hay gây co thắt thực quản, đau ngực.

Uống nước đá cũng làm giảm nhịp tim đột ngột và khiến nhiệt độ trong máu giảm xuống. 

Từ trường hợp của Adam, bác sĩ khuyến cáo, giữa trời nắng nóng, nếu uống nước đá chỉ nên uống từng ngụm, còn cách bù nước tốt nhất là uống nước ở nhiệt độ thường.

Những tác hại khó lường của việc uống nước đá lạnh vào mùa nắng nóng

(Kiến Thức) - Uống nước đá lạnh có thể khiến bạn cảm thấy mát mẻ, sảng khoái trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, thói quen không lành mạnh này lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm tới sức khỏe.

Nhung tac hai kho luong cua viec uong nuoc da lanh vao mua nang nong

Gây rối loạn tiêu hóa: Theo Ndtv, khi bạn uống nước đá lạnh, hoạt động hấp thụ chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa để tạo ra năng lượng bị hạn chế. Điều này có thể dẫn đến mất nước. Ngoài ra, nước lạnh sẽ làm các mạch máu co lại, cản trở tiêu hóa và không cho phép chúng hoạt động đúng. Những vấn đề thường gặp khi uống nước lạnh là đau bụng, buồn nôn, dạ dày khó chịu. Ảnh: Brightside.

Nhung tac hai kho luong cua viec uong nuoc da lanh vao mua nang nong-Hinh-2
Làm chậm nhịp tim: Uống nước đá có thể khiến nhịp tim của bạn giảm xuống. Điều này là do tĩnh mạch thần kinh ở phía sau cổ và hệ thống thần kinh tim bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ lạnh giảm đột ngột. Ảnh: Brightside.
Nhung tac hai kho luong cua viec uong nuoc da lanh vao mua nang nong-Hinh-3
Làm suy yếu miễn dịch: Khi bạn uống nước lạnh ngay sau bữa ăn, nó có thể tạo ra chất nhầy dư thừa bên trong cơ thể. Điều này làm giảm chức năng của hệ thống miễn dịch, khiến bạn dễ bị bệnh hơn. Các vấn đề thường gặp do uống nước lạnh bao gồm sổ mũi, ho, cảm lạnh, đau họng... Ảnh: Michiganradio.
Nhung tac hai kho luong cua viec uong nuoc da lanh vao mua nang nong-Hinh-4
Gây tích tụ chất béo: Nhiều người cho rằng uống nước đá lạnh có thể khiến cơ thể làm việc nhiều hơn, do đó đốt cháy nhiều calo hơn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng. Thực tế, nhiệt độ lạnh trong cơ thể khiến chất béo cứng lại và tắc nghẽn, khiến cơ thể khó đốt cháy chúng, dẫn đến tăng cân. Ảnh: Healthcare.
Nhung tac hai kho luong cua viec uong nuoc da lanh vao mua nang nong-Hinh-5
Táo bón: Uống nước ở nhiệt độ bình thường làm kích thích quá trình tiêu hóa, nhưng uống nước đá lạnh có thể gây táo bón. Uống nước lạnh khi ăn làm cho thức ăn co lại vì lạnh, ảnh hưởng đến khả năng co bóp, tiêu hóa của dạ dày, ruột, gây ra táo bón. Ảnh: Organicfacts.
Nhung tac hai kho luong cua viec uong nuoc da lanh vao mua nang nong-Hinh-6
Ảnh hưởng đến quá trình hydrate hóa: Mục đích chính của việc uống nước là tăng cường quá trình bù nước trong cơ thể. Nhưng uống nước lạnh làm chậm quá trình này. Bởi lượng nước cơ thể hấp thụ cần có nhiệt độ thích hợp. Nhưng uống nước lạnh có thể gây ra mất nước và mất năng lượng. Ảnh: Memorialhermann.
Nhung tac hai kho luong cua viec uong nuoc da lanh vao mua nang nong-Hinh-7
Giảm năng lượng: Uống nước đá lạnh có thể làm bạn cảm thấy mát mẻ, sảng khoái trong một thời gian ngắn. Nhưng nó thực sự làm cạn kiệt năng lượng của bạn về lâu dài. Điều này là do cơ thể phải sử dụng thêm năng lượng để làm nóng nước lạnh. Điều này khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải nhanh chóng. Ảnh: Besthealthmag.
Nhung tac hai kho luong cua viec uong nuoc da lanh vao mua nang nong-Hinh-8
Nhức đầu: Kem hoặc kem đá khi bạn dùng có thể có tác dụng tương tự như nước đá lạnh. Điều này sẽ kích thích đột ngột các dây thần kinh và chúng ngay lập tức chuyển thông điệp đến não bộ, sau đó gây ra đau đầu. Ảnh: Mayoclinic.
Nhung tac hai kho luong cua viec uong nuoc da lanh vao mua nang nong-Hinh-9
Đau họng: Khi uống đá lạnh vào ngày nắng nóng, khả năng bị đau họng và nghẹt mũi rất cao. Nguyên nhân vì uống nước đá lạnh nhiều sẽ làm khô lớp nhầy bảo vệ niêm mạc cổ họng. Nó gây nên hiện tượng bỏng lạnh, từ đó khiến cổ họng của bạn bị rát và tổn thương. Vì thế vi khuẩn dễ xâm nhập dẫn đến viêm họng cấp nguy hiểm. Ảnh: Internet. 

Video "Bí quyết ăn thoải mái mà không lo béo". Nguồn: VTC.

Không chỉ măng khô, nhãn, vải, thuốc bắc cũng bị "tẩm" chất độc hại

(Kiến Thức) - Lưu huỳnh là một chất hóa học được nhiều người bán hàng sử dụng để bảo quản một số loại trái cây (vải, nhãn) và thực phẩm khô (măng), thậm chí dược liệu (thuốc bắc) cũng có thể bị sấy lưu huỳnh để làm chín và diệt nấm mốc.

Khong chi mang kho, nhan, vai, thuoc bac cung bi
 Lưu huỳnh là một chất có thể ứng dụng vào công nghệ sấy khô, tạo màu, tránh mối mọt. Ảnh: zicxabooks.
Khong chi mang kho, nhan, vai, thuoc bac cung bi
 Tuy nhiên, nếu sấy lưu huỳnh với hàm lượng vượt quá quy định cho phép sẽ gây ra nhiều tác hại đối với người tiêu dùng. Ảnh: wikimedia.
Khong chi mang kho, nhan, vai, thuoc bac cung bi
 Khi đốt lưu huỳnh sẽ sản sinh ra khí SO2, khí này có thể xâm nhập vào cơ thể bằng đường hô hấp hoặc hòa tan với nước bọt, gây ra các vấn đề về đường hô hấp. Ảnh: alicdn.
Khong chi mang kho, nhan, vai, thuoc bac cung bi
 Măng khô là thực phẩm thường bị người bán sấy lưu huỳnh nhiều nhất. Ảnh: scdn.
Khong chi mang kho, nhan, vai, thuoc bac cung bi
 Để nhận diện măng khô sấy lưu huỳnh, bạn có thể đưa măng khô lên mũi ngửi là phát hiện được ngay. Nếu sấy lưu huỳnh, măng sẽ có mùi nồng nặc, rất khó chịu. Ảnh: eva.
Khong chi mang kho, nhan, vai, thuoc bac cung bi
 Nhãn cũng là trái cây thường được bảo quản bằng cách sử dụng lưu huỳnh để đốt, xông hơi. Ảnh: googleusercontent.
Khong chi mang kho, nhan, vai, thuoc bac cung bi
 Nếu sử dụng quá nồng độ lưu huỳnh cho phép, lưu huỳnh sẽ ngấm vào cùi nhãn có thể gây độc cho người ăn. Ảnh: vietnamplus.
Khong chi mang kho, nhan, vai, thuoc bac cung bi
 Tương tự, người ta cũng bảo quản quả vải bằng cách đốt, xông lưu huỳnh. Ảnh: vnecdn.
Khong chi mang kho, nhan, vai, thuoc bac cung bi
 Thậm chí, các loại dược liệu cũng được sơ chế bằng cách sấy lưu huỳnh. Ảnh: benh.
Khong chi mang kho, nhan, vai, thuoc bac cung bi
 Không chỉ thực phẩm, các loại vật dụng như đũa dùng 1 lần, tăm tre cũng được sấy với lưu huỳnh để tăm, đũa không bị mốc. Ảnh: baodansinh.

Chuyện thú vị ít biết về nam phi công người Anh ở BV Chợ Rẫy

(Kiến Thức) - “Do phi công người Anh hơi khó ăn nên điều dưỡng mỗi ngày phải hỏi bệnh nhân này hôm sau muốn ăn gì, ăn vào lúc nào… để đầu bếp châu Âu chuẩn bị”, chị Lê Thị Hồng Thắm, điều dưỡng Khoa hồi sức cấp cứu thuộc BV Chợ Rẫy, cho hay.

“Hiện bệnh nhân chưa ăn được nhiều, mỗi bữa dùng được khoảng 1/4 phần ăn nên vẫn tiếp tục được truyền dung dịch đạm. Khi tiếp nhận từ BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, bệnh nhân nặng 88kg. Sau thời gian điều trị tại BV Chợ Rẫy, bệnh nhân còn khoảng 80 kg. Chúng tôi đang cố gắng giúp bệnh nhân ăn nhiều hơn để mau lấy sức”, điều dưỡng Thắm chia sẻ trên báo Pháp luật TP HCM về bệnh nhân phi công người Anh.
BS Trần Thanh Linh, Phó Trưởng Khoa hồi sức cấp cứu thuộc BV Chợ Rẫy, người trực tiếp điều trị và theo dõi sức khỏe hàng ngày của bệnh nhân 91, cũng chia sẻ: “Tôi rất vui khi thấy hiện giờ bệnh nhân đã có thể tự cạo râu, đánh răng, nhấn bàn phím điện thoại… Điều này cho thấy hoạt động của hai bàn tay bệnh nhân đã trở về bình thường”.