Món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7

Cỗ cúng Rằm tháng 7 không đòi hỏi phải "mâm cao, cỗ đầy", quan trọng là ở lòng thành của mỗi người, nhưng vẫn nên có những lễ vật cơ bản.

Rằm tháng 7 là một trong những dịp lễ rất quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam. Vào dịp này, các gia đình thường chuẩn bị mâm cúng rằm đầy đủ. Năm nay, Rằm tháng 7 âm lịch rơi vào Thứ Tư (30/8). 
Gợi ý mâm cỗ cúng Rằm tháng 7
Mon an khong the thieu trong mam co cung Ram thang 7
Ảnh minh họa.  
1. Mâm lễ cúng Phật
Trước tiên, sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.
Khi cúng, tốt nhất là đọc một khóa kinh (Kinh Vu Lan) để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh.
Những lễ vật thường xuất hiện trên mâm cúng Phật vào ngày Rằm tháng 7 có thể kể đến như:
- Hoa tươi có hương thơm: Hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa huệ, hoa ngâu, không dùng hoa dại, hoa tạp.
- Nhang, đèn
- Nước trà
- Quả chín có hương vị
- Xôi, chè, cơm chay, nấm kho, rau xào, canh củ, quả chay…
2. Mâm lễ cúng thần linh, gia tiên
Mâm cỗ cúng thần linh, gia tiên dịp Rằm tháng 7 có thể gồm cơm chay hoặc mặn, tùy từng gia đình.
Đồ lễ cho mâm cúng này thường có:
- Trà, rượu, trái cây, hoa tươi
- Gà luộc
- Xôi đậu xanh
- Bánh chưng
- Canh miến mọc
- Nem, chả
- Thịt xào
Mon an khong the thieu trong mam co cung Ram thang 7-Hinh-2
Ảnh minh họa.  
Ngoài ra, trên mâm cúng phải có tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như: Quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức,… để cho người cõi âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người trên dương thế.
3. Mâm cúng chúng sinh (cúng cô hồn) ngoài trời
Cúng chúng sinh nên cúng ngoài trời, không cúng chung với bàn thờ gia tiên.
Trên mâm cúng chúng sinh thường có những lễ vật sau:
- Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong).
- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ).
- Hoa quả (5 loại 5 màu).
- 12 cục đường thẻ.
- Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...).
- Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo.
- Tiền vàng (tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã).
- Nước: 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.
- Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.
- Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ độ 15 cm).
>>> Mời độc giả xem thêm video: Món ăn bài thuốc từ cây Sake

Nguồn video: Vui sống mỗi ngày

Là “nhân sâm giá rẻ” nhưng củ sen kết hợp thứ này cực độc

Củ sen có thể chế biến thành nhiều món. Dù theo cách nào, củ sen cũng mang đến sự ngon miệng và dễ tiêu hóa. Dù vậy, củ sen cũng có những thực phẩm “đại kỵ”, kết hợp gây bất lợi cho sức khỏe.

La “nhan sam gia re” nhung cu sen ket hop thu nay cuc doc
 Củ sen là phần thân rễ ăn được của cây sen, khá phổ biến tại Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Củ sen được ví là “nhân sâm giá rẻ” nhờ những lợi ích sức khỏe chúng mang lại. (Ảnh: Sohu, minh họa)

Mẹo đơn giản khử vị đắng của khổ qua ít người biết

Chúng ta có thể sử dụng phương pháp đơn giản dưới đây giúp giảm bớt vị đắng của mướp đắng (khổ qua).

Meo don gian khu vi dang cua kho qua it nguoi biet
 Mướp đắng rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm protein, chất béo, tinh bột, vitamin và các nguyên tố khác. Mướp đắng có thể ăn sống nhưng không nên ăn nhiều mỗi lần. (Ảnh: ABLW, BS)

Meo don gian khu vi dang cua kho qua it nguoi biet-Hinh-2
 Thông thường, chúng ta có thể chần mướp đắng trong nước sôi để loại bỏ axit oxalic dư thừa trên mướp đắng.

Meo don gian khu vi dang cua kho qua it nguoi biet-Hinh-3
Nhiều người thích ăn khổ qua nhưng lại ngại vị đắng của nó. Bạn có thể sử dụng phương pháp đơn giản dưới đây giúp giảm bớt vị đắng của mướp đắng

Meo don gian khu vi dang cua kho qua it nguoi biet-Hinh-4
 Trước tiên, bạn rửa sạch mướp đắng, cắt bỏ phần đầu và đuôi, sau đó cắt đôi khổ qua để lấy "nguồn đắng" ra ngoài.

Meo don gian khu vi dang cua kho qua it nguoi biet-Hinh-5
 Sau khi cắt đôi quả mướp đắng, bạn dùng thìa nhỏ lấy hạt bên trong ra. Tiếp đến, dùng thìa nạo sạch phần thịt trắng trong mướp đắng.

Meo don gian khu vi dang cua kho qua it nguoi biet-Hinh-6
 Tiếp tục thái mướp đắng thành những lát mỏng cho vào bát, rắc muối ăn vào, đảo đều rồi ướp trong 10 phút. Mục đích của việc này là để nước đắng trong khổ qua ngấm ra ngoài.

Meo don gian khu vi dang cua kho qua it nguoi biet-Hinh-7
 Sau 10 phút, bạn cho số mướp đắng trên vào nước sạch và rửa lại để loại bỏ cặn muối trên khổ qua. Mướp đắng sau khi ngâm với muối còn có vị giòn hơn.

Meo don gian khu vi dang cua kho qua it nguoi biet-Hinh-8
Nếu bạn thích ăn ngọt cũng có thể rắc một ít đường trắng vào, dùng vị ngọt của đường để trung hòa vị đắng trong khổ qua.