Mẹo pha bột sắn dây phát huy tác dụng nhất

Bột sắn dây được chứng minh có nhiều tác dụng trong làm mát cơ thể, chữa mụn nhọt... Tuy nhiên, để phát huy hết tác dụng của sắn dây cần lựa chọn cách pha chế phù hợp.

Cách pha bột sắn dây
Bột sắn dây thực chất là tinh bột được chiết xuất từ củ sắn dây, trải qua nhiều công đoạn như nghiền, lọc lấy linh bột và phơi khô mà thành. Để uống bột sắn dây có rất nhiều kiểu khác nhau nhưng để phát huy hiệu quả tốt nhất nên làm theo các cách dưới đây:
Cách pha bột sắn dây uống chín
Đầu tiên bạn cho khoảng 2 thìa bột sắn dây với chút nước lạnh cùng với đường rồi hoà tan. Sau đó châm nước nóng từ từ vào cốc đến khi vừa đủ uống, trong khi cho nước nóng vào bạn phải dùng đũa khấy đều lên tới khi nước đủ bạn vẫn phải quấy thêm một lát nữa. Bột sắn dây gặp nước nóng sẽ chuyển dần từ màu trắng sữa sang trong và keo lại sền sệt, để nguội bớt ăn rất mát và ngon miệng.
Meo pha bot san day phat huy tac dung nhat
Tùy vào từng trường hợp sử dụng, bột sắn dây lại có những cách pha chế khác nhau (Ảnh minh họa) 
Cách pha bột sắn sống
Cho hai thìa bột sắn, đường vào cốc nước, tiếp sau rót nước lạnh vào khoảng chừng 2/3 cốc. Khuấy đều bột sắn và đường lên cho tan. Bạn cũng có thể cho thêm vào vài giọt nước quất hoặc chanh để tăng hương vị rồi uống trực tiếp.
Với cách uống bột sắn này, đối một số người sẽ không quen nhưng nó giúp thanh nhiệt và giải khát cực hiệu quả. Tuy nhiên với người bụng dạ yếu nên hạn chế sử dụng để không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của bạn.
Cách uống bột sắn như nấu chè
Với cách làm này bạn có thể nấu bằng xoong nhưng để tiện lợi bạn cho viên bột sắn nhỏ, đường vào cốc rồi ró từ từ nước nóng vào. Chờ một lúc sau đó bạn khuấy bột lên, cách này bột sắn sẽ không tan hết mà vón lại thành từng cục nhỏ như chè. Những viên bột sắn mờ đục, cắn vào dai dai rất thú vị, thích hợp dùng làm món ăn chơi.
Mẹo nhỏ khi pha bột sắn dây
Do sắn dây ở dạng bột lên khi cho nước nóng vào sẽ đông lại. Nếu bạn không thích uống bột sắn dây quá lỏng mà lỡ tay cho nhiều nước lạnh thì chỉ cần để khoảng 30 phút là bột sắn dây sẽ lắng xuống và bạn có thể đổ nước bớt đi.
Nếu chót pha sắn dây với nước nóng mà muốn uống lạnh thì bạn để bột sắn dây nguội sẽ lỏng ra và cuối cùng bạn cho ra cốc, thêm đá rồi thưởng thức.
Chú ý: Bột sắn có thể có tác dụng phụ độc hại khi chế biến hoặc sử dụng không đúng cách. Vì vậy, bạn nên tìm mua bột sắn ở các cơ sở uy tín. Không uống bột sắn cùng với mật ong.

Đến Bến Tre, ngoài ăn dừa “thả phanh” thì còn gì ngon?

Những ai là tín đồ của dừa chắc chắc sẽ không thể bỏ qua cơ hội khám phá ẩm thực Bến Tre.

Den Ben Tre, ngoai an dua “tha phanh” thi con gi ngon?
Cơm dừa tôm rang. Món ăn đặc sản của ẩm thực Bến Tre  này chỉ có thể tìm thấy ở nhà hàng nổi và phải đặt trước thì mới có cơ hội thưởng thức. Khi ăn, ta phải nhấm nháp miếng cơm dừa, nhai rôm rốp con tôm đất thì mới cảm nhận được hết mùi thơm, vị ngon ngọt, béo bùi trong từng hạt cơm và thịt tôm. Ăn cơm hấp nước dừa phải ăn nóng mới tròn vị. 

Bé có các đặc điểm này là đã muốn ăn dặm lắm rồi mẹ nhé!

Với mỗi phương pháp dặm bé lại có những dấu hiệu nhận biết khác nhau, có thể tương đồng ở điểm nào đó nhưng có những điểm khác nhau.

1. Ăn dặm truyền thống
Be co cac dac diem nay la da muon an dam lam roi me nhe!
 
- Bé chảy nhiều dãi
- Nhú mầm răng
- Bé có thể tự ngồi vững hoặc ngồi vững khi được mẹ đỡ
- Bé có vẻ có cử động nhai: miệng nhai tóp tép, đưa lưỡi từ bên nọ sang bên kia.
- Bé tỏ ra vẫn đói sau cữ bé mẹ: quấy khóc, ngủ không yên giấc, đòi bú đêm
- Bé tỏ ra tò mò, hào hứng khi thấy bố mẹ ngồi ăn, nhìn chằm chằm khi người lớn ăn
- Cân nặng của bé nặng gấp đôi lúc sinh và bé nặng ít nhất 5.9 kg
2. Ăn dặm kiểu Nhật
Be co cac dac diem nay la da muon an dam lam roi me nhe!-Hinh-2
 
Khi trẻ được 5-6 tháng tuổi, nếu bạn thấy những dấu hiệu dưới đây thì hãy bắt đầu cho trẻ ăn dặm:
- Trẻ thích thú với bữa ăn người lớn. Khi người lớn ăn cơm, nếu trẻ há miệng và không ngừng cử động tay chân, đó chính là một dấu hiệu trẻ muốn ăn
- Trẻ nhanh đói: Trẻ đòi ăn mặc dù chưa đến cữ, lúc đó bạn nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm
- Trẻ có thể ngồi được nếu bạn đỡ trẻ. Nếu trẻ đã cứng cổ và ngồi vững được khi bạn đỡ, có nghĩa là trẻ đã cứng cấp và có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm.
- Phản xạ bú của trẻ giảm đi. Nếu cho thìa vào miệng mà trẻ ít dùng lưỡi để mút (giảm phản xạ bú) cũng là một dấu hiệu.
3. Ăn dặm BLW
Be co cac dac diem nay la da muon an dam lam roi me nhe!-Hinh-3