Bé có các đặc điểm này là đã muốn ăn dặm lắm rồi mẹ nhé!

Với mỗi phương pháp dặm bé lại có những dấu hiệu nhận biết khác nhau, có thể tương đồng ở điểm nào đó nhưng có những điểm khác nhau.

1. Ăn dặm truyền thống
Be co cac dac diem nay la da muon an dam lam roi me nhe!
 
- Bé chảy nhiều dãi
- Nhú mầm răng
- Bé có thể tự ngồi vững hoặc ngồi vững khi được mẹ đỡ
- Bé có vẻ có cử động nhai: miệng nhai tóp tép, đưa lưỡi từ bên nọ sang bên kia.
- Bé tỏ ra vẫn đói sau cữ bé mẹ: quấy khóc, ngủ không yên giấc, đòi bú đêm
- Bé tỏ ra tò mò, hào hứng khi thấy bố mẹ ngồi ăn, nhìn chằm chằm khi người lớn ăn
- Cân nặng của bé nặng gấp đôi lúc sinh và bé nặng ít nhất 5.9 kg
2. Ăn dặm kiểu Nhật
Be co cac dac diem nay la da muon an dam lam roi me nhe!-Hinh-2
 
Khi trẻ được 5-6 tháng tuổi, nếu bạn thấy những dấu hiệu dưới đây thì hãy bắt đầu cho trẻ ăn dặm:
- Trẻ thích thú với bữa ăn người lớn. Khi người lớn ăn cơm, nếu trẻ há miệng và không ngừng cử động tay chân, đó chính là một dấu hiệu trẻ muốn ăn
- Trẻ nhanh đói: Trẻ đòi ăn mặc dù chưa đến cữ, lúc đó bạn nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm
- Trẻ có thể ngồi được nếu bạn đỡ trẻ. Nếu trẻ đã cứng cổ và ngồi vững được khi bạn đỡ, có nghĩa là trẻ đã cứng cấp và có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm.
- Phản xạ bú của trẻ giảm đi. Nếu cho thìa vào miệng mà trẻ ít dùng lưỡi để mút (giảm phản xạ bú) cũng là một dấu hiệu.
3. Ăn dặm BLW
Be co cac dac diem nay la da muon an dam lam roi me nhe!-Hinh-3
 
Khi bé được khoảng 5.5 tháng tuổi, nếu bạn thấy bé có những dấu hiệu dưới đây thì có thể cho bé bắt đầu thử sức với phương pháp BLW.
- Bé có thể ngồi vững mà không cần hoặc cần ít sự trợ giúp của người lớn. Bé có thể giữ thẳng đầu khi ngồi - Khi bé gặm đồ chơi, bé có vẻ như đang nhai chúng
- Bé với tay chộp lấy đồ ăn và đưa vào mồm chính xác
- Bé đã gần đủ hoặc hơn 6 tháng tuổi
ĐẶC BIỆT: Với phương pháp này có những dấu hiệu không phải sẵn sàng khác với 2 phương pháp ở trên
- Tỉnh giấc đêm: Bé hay tỉnh giấc vào ban đêm là do lịch sinh hoạt chưa phù hợp chứ không phải dấu hiệu trẻ cần ăn dặm. Cha mẹ nên điều chỉnh lại lịch sinh hoạt hằng ngày của bé phù hợp với độ tuổi tương ứng. - Chậm tăng cân: Theo các nghiên cứu, sau 4 tháng tuổi tốc độ tăng trưởng của bé sẽ chậm lại, đặc biệt là các bé bú mẹ nên đây không phải dấu hiệu ăn dặm.
- Bé chăm chú nhìn cha mẹ ăn với tay ra đòi đồ ăn. Khoảng 4 tháng bé sẽ có 1 bước phát triển mới về nhận thức trong đó có việc bé rất chăm chú quan sát các hoạt động của người khác chứ không phải bé đòi ăn. Bé tóp tép miệng theo cha mẹ. Đơn giản là bé bắt chước theo cha mẹ đang nói chuyện hoặc đang nhai thức ăn.
- Bé còi cọc hoặc bụ bẫm quá. Dưới 1 tuổi sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé, không thể lấy việc ăn dặm để điều chỉnh cân nặng của bé.

Thói quen xấu hại sức khỏe ai cũng mắc phải sau bữa ăn

(Kiến Thức) - Đánh răng, tắm, ăn hoa quả tráng miệng,...ngay sau khi ăn là những thói quen xấu cần từ bỏ ngay nếu bạn muốn có một cơ thể khỏe mạnh.
 

Thoi quen xau hai suc khoe ai cung mac phai sau bua an
 Ăn trái cây để tráng miệng ngay sau bữa ăn là thói quen xấu của hầu hết chúng ta. Thói quen này tạo gánh nặng cho dạ dày, khiến dạ dày phải hoạt động hết công suất để tiêu hóa cả lượng thức ăn lẫn hoa quả. (Nguồn Postinghealth)
Thoi quen xau hai suc khoe ai cung mac phai sau bua an-Hinh-2
Do đó, ăn hoa quả ngay sau khi ăn cơm sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Nếu duy trì thói quen này trong một thời gian dài, bệnh đau dạ dày sớm muộn cũng sẽ đến “thăm” bạn. (Nguồn Parentsforhealth) 
Thoi quen xau hai suc khoe ai cung mac phai sau bua an-Hinh-3
 Tương tự, uống trà để tráng miệng sau bữa ăn cũng là thói quen của nhiều người. Trong trà có chứa chất polyphenols gây cản trở hấp thu sắt. Bên cạnh đó, axit có trong trà cũng làm ảnh hưởng đến các protein có trong thức ăn. (Nguồn Everydaytalks)
Thoi quen xau hai suc khoe ai cung mac phai sau bua an-Hinh-4
 Vì vậy, bạn không nên uống trà ngay sau bữa ăn để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. (Nguồn Well-beingsecrets)
Thoi quen xau hai suc khoe ai cung mac phai sau bua an-Hinh-5

Nhiều phụ nữ lại thường tập thể dục ngay sau bữa ăn vì nghĩ rằng, vận động sẽ giúp tiêu hóa được lượng thức ăn vừa nạp, từ đó tránh được việc tăng cân hay béo phì. (Nguồn Licdn)

Thoi quen xau hai suc khoe ai cung mac phai sau bua an-Hinh-6
 Thực tế thì điều này hoàn toàn sai vì tập thể dục ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, làm giảm lưu lượng máu nên càng khiến việc tiêu hóa các chất dinh dưỡng khó khăn hơn. (Nguồn Keckmedicine)
Thoi quen xau hai suc khoe ai cung mac phai sau bua an-Hinh-7

Sau khi ăn, thân nhiệt cơ thể tăng lên nên nhiều người thường đi tắm để làm mát cơ thể. Mặc dù vậy, việc làm này làm giảm lượng máu lưu thông đến dạ dày, làm cho việc tiêu hóa bị trì trệ và bạn sẽ cảm thấy khó chịu, đầy bụng. (Nguồn Popsugar)

Thoi quen xau hai suc khoe ai cung mac phai sau bua an-Hinh-8

Cùng với tắm, nhiều người thường đánh răng ngay sau khi ăn để loại bỏ vụn thức ăn bám dính trên răng và làm sạch khoang miệng. Tuy nhiên, thói quen này cũng là một sai lầm cần tránh. (Nguồn Askthedentist) 

Thoi quen xau hai suc khoe ai cung mac phai sau bua an-Hinh-9
 Trong thức ăn bạn vừa nạp vào cơ thể có thể có chứa axit làm mềm men răng. Nếu chải răng ngay lúc này, răng sẽ dễ bị tổn thương, đặc biệt là men răng. (Nguồn Yp) 

Thoi quen xau hai suc khoe ai cung mac phai sau bua an-Hinh-10
Ngủ ngay sau khi ăn, nhất là ăn trưa cũng là sai lầm phổ biến ở nhiều người. Thói quen xấu này khiến dạ dày không tiêu hóa được hết thức ăn, lại còn chèn ép hoạt động của tim, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. (Nguồn Greatist) 

Mẹ nào muốn con ăn dặm kiểu Nhật nhất định phải biết điều này

(Kiến Thức) - Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng cho con, tuy nhiên nhiều người vẫn phân vân. Sau đây là những giải đáp của chuyên gia về cách ăn này. 

Trào lưu cho con ăn dặm kiểu Nhật đang thu hút nhiều bà mẹ trẻ ở các thành phố lớn. Vậy cách ăn dặm này có hợp lý về mặt khoa học dinh dưỡng và điều kiện của Việt Nam? Bác sĩ Trịnh Bảo Ngọc, Phòng khám Dinh dưỡng Trường Đại học Y Hà Nội phân tích những ưu và nhược điểm của phương pháp ăn dặm này.
Me nao muon con an dam kieu Nhat nhat dinh phai biet dieu nay
Cần điều chỉnh phương pháp ăn dặm của Nhật để phù hợp với người Việt.
Cần linh động thay đổi cách ăn dặm của Nhật phù hợp với người Việt