Mẹ chồng tôi làm dâu

Về làm dâu nhà chồng được hơn sáu tháng mà thời gian tôi được gần gũi, sống cùng mẹ chồng chẳng được bao nhiêu.

Vừa cưới nhau được vài hôm, mẹ chồng tôi bảo: “Các con ở nhà trông coi nhau, mai mẹ phải về quê, bà nội ốm phải vào viện. Các chú, các cô thì vẫn còn công tác, dù sao mẹ cũng về hưu rồi, nên rảnh hơn, sẽ nhận việc chăm sóc bà, bà bị bệnh này chắc nằm viện sẽ lâu đấy. Đi ngủ nhớ khóa cửa chính, cửa klên sân thượng, gái chốt cửa sổ nhé, kẻo vợ chồng ngủ say, có gì trộm nó khua sạch”. Sáng hôm sau tôi chở mẹ bằng xe máy ra bến xe về quê. Đằng trước, đằng sau, bên phải, bên trái, chỗ để chân, chỗ nào cũng treo túi, lỉnh kỉnh đồ dùng, thức ăn, sữa hộp, thuốc men.
Me chong toi lam dau
 (Ảnh: minh họa)
Buổi tối hôm đó, chỉ có hai vợ chồng, tôi được chồng kể cho nghe về hành trình làm dâu vất vả của mẹ anh. Bố anh là sĩ quan quân đội, gia đình ở quê, bố anh đóng quân ở ngoại thành Hà Nội, rồi gặp mẹ anh, họ yêu nhau. Khi yêu nhau được một năm, bố anh mới dám đưa mẹ anh về quê ra mắt họ hàng, bởi ông biết thế nào mọi người cũng phản đối.
Cả nhà luôn dặn bố anh là bộ đội, tốt nhất nên lấy vợ ở quê, hiền lành, thật thà, giản dị, sống quen kham khổ, chịu thương chịu khó, có như vậy mới có thể thay người đi xa chăm sóc cha mẹ lúc già cả, yếu đau. Đúng như dự đoán của bố anh, buổi ra mắt mẹ anh không thành công.
Ông bác ruột bố anh nói ngay: “Cô này dân Hà Nội hả, sống sung sướng quen, dễ coi thường nhà quê chúng tôi. Làm thông gia với Hà Nội mình luôn chịu lép vế, có lên thăm con, cháu bị đối xử như người đến xin ăn, nhờ vả. Tôi lạ gì dân Hà Nội, không hợp đâu”.
Ông nội anh thì thử thách mẹ anh bằng cách nhờ mẹ anh vào bếp đun nước chè tươi bằng bếp rạ. Bà nội thì nhờ mẹ anh nhặt rau cần. Kết thúc buổi sát hạch, mọi người thống nhất kết luận: “Không lấy cô này được, làm bạn thì được”. Khi tiễn bố anh và mẹ anh ra đầu làng, bà nội anh nói riêng với mẹ anh: “ở đây phong kiến lắm, bác là người cùng làng, chịu thương chịu khó chiều chuộng gia đình mà mãi mới trụ lại làm dâu nhà này được.
Bác biết chúng mày thương nhau, lấy nhau thì sống với nhau ở trên ấy là chính, chứ không sống cùng gia đình, nên cứ kệ họ, họ chê trách mình cũng biết vậy để cố gắng. Tùy các con quyết định, nhưng thỉnh thoảng về chơi với bác. Nhưng lần sau về nhớ mặc quần lụa đen, áo có cổ cao nhé!”.
Sau hôm đó, mẹ anh rất yêu thương bà nội vì sự chân thành, tốt bụng. Cứ hai tuần một lần mẹ tự về quê, vì bố anh không được nghỉ thường xuyên. Là con gái Hà Nội, mà chỉ sau vài tháng, mẹ anh trở thành “cô thôn nữ” thực sự. Mẹ mặc quần âu, màu đen, đi dép nhựa, biết lội ao hái rau muống, biết mang sấu Hà Nội về quê để bỏ vào nước rau luộc, ai cũng khen ngon hơn là vắt chanh. Buổi tối mẹ ngủ với bà nội, sáng ra hai mẹ con đèo nhau bằng xe đạp đi chợ cách nhà ba cây số…
Được hơn một tháng, mẹ chồng tôi tất tả lên Hà Nội. Bà bảo bà nội chồng tôi đã đỡ hơn, xin xuất viện về nhà để tiện chăm sóc. Bà tranh thủ lên Hà Nội lĩnh lương hưu, gom ít tiền để mấy hôm nữa mang về quê xây mộ cho ông nội. Mẹ chồng tôi nói với chúng tôi: “Mẹ chẳng biết có cổ hủ không, nhưng cứ nghĩ mình là phụ nữ, lấy chồng hưởng phúc nhà chồng. Hôm vừa rồi mẹ ra thăm mộ ông nội, thấy xung quanh người ta xây xáo cao ráo, riêng mộ ông vẫn là mộ đắp đất, lè tè.
Bây giờ còn bà nội, nếu con cái túm lại làm cho ông, bà sẽ vui và anh chị em cũng dễ bảo nhau, chứ sau này bà mất, an hem chưa chắc đã thống nhất được kế hoạch. Con cái không lo cho bố mẹ thì còn lo cho ai. Bố chúng mày mất trước, mẹ thay ông ấy làm trọn chữ hiếu với ông bà, để tiền ăn cũng hết, trời bắt tội ốm, bao nhiêu cũng chẳng còn, chết cũng chẳng mang được đi. Hôm này làm mộ cho ông, các con phải về đấy nhé”.
Vừa xong xây mộ cho ông nội, bà nội chồng tôi lại bị tai biến lần hai, phải đi cấp cứu, nên chúng tôi trở lại Hà Nội, còn mẹ chồng tôi ở lại theo bà vào viện. Nửa tháng sau mẹ lại gọi điện chúng tôi về quê ăn cưới con trai của chú ruột chồng tôi. Về đến nhà đã thấy mẹ chồng tôi ra ra vào vào đon đả tiếp khách. Chú thím tôi bảo may có bác nhanh nhẹn, tươi cười, giúp cô chú nhiều việc, đúng như người quê thực sự.
Mẹ dẫn tôi đi chào khắp lượt bà con, họ hàng bên nội. Một bà già móm mém bảo: “Cháu dâu hả? bà là bà trẻ, nay mới biết mặt cháu dâu. Các cháu bận rộn công việc ít về quê, không sao. Nhưng sống sao được như mẹ chúng mày ấy, gái Hà Nội mà nhanh nhẹn, tháo vát, đảm đang, quan tâm đến mọi người, ai cũng quý. Bà ấy là dâu họ Phạm rồi, sau này mất, các cháu đưa bà ấy về quê ở cạnh các cụ nhé, dâu này quý lắm đấy!”.
Làm dâu của mẹ được vài tháng, chưa một lần mẹ răn dạy, bảo ban tôi phải sống thế nào, chưa một ngày được chăm mẹ, nhưng nhìn cách mẹ sống với gia đình chồng, chăm lo cho người thân, được nghe họ ca ngợi mẹ, tôi thấy mình hạnh phúc vì được làm con dâu của mẹ. Tôi thầm hứa với lòng mình sống theo tấm gương mà mẹ đã sống.

Bệnh viện Bạch Mai: Nếu không có kịch bản tốt, chuẩn bị kĩ thì chắc chắn "vỡ trận"

Trong tuần qua, Bệnh viện Bạch Mai nhiều lần được nhắc tới với mối nguy cơ trở thành ổ dịch Covid-19. Tâm trạng và ý chí của người trong cuộc thế nào? Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với TS Dương Đức Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai.

Bệnh viện chủ động ứng phó với những kết quả xấu nhất
PV: Tính đến sáng nay 28/3, đã có 8 bệnh nhân Covid-19 liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai. Tình hình bệnh viện hiện nay như thế nào, thưa bác sĩ?

Chiêu giảng hòa mâu thuẫn mẹ chồng và em gái chồng

Trong gia đình, tình cảm mẹ con đương nhiên thân thiết hơn tình cảm chị dâu em chồng hay quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Thế nhưng lắm lúc, nàng dâu lại là người được mẹ chồng và em chồng “ưu ái” chọn mặt gửi vàng mà lôi kéo vào cuộc chiến giữa hai người họ.
 

 Cuộc sống với gia đình chồng không bao giờ giống như tưởng tượng của chị em trước khi xuất giá, có lúc xảy ra những vấn đề khiến bạn thật khó có thể xử lý như việc phải đứng giữa chiến tuyến giữa mẹ chồng và em gái chồng.

Tại sao mẹ con ruột lại cãi nhau?

Theo chuyên gia tâm lý Vera Hà Anh (Học viện Vera), trên thực tế không chỉ mẹ chồng nàng dâu mới có mâu thuẫn mà chuyện đó cũng diễn ra ngay cả với mẹ chồng và em gái, hoặc chị gái chồng. Bởi, cho dù là mẹ con ruột đi chăng nữa, đã là người của hai thế hệ, khó lòng tránh khỏi những xung đột, mâu thuẫn về tư duy.

Mẹ luôn là người luôn muốn dành toàn bộ những điều tốt đẹp nhất bà có cho đứa con thân yêu của mình, bao gồm cả kho kiến thức dân gian, kinh nghiệm bà góp nhặt từ bao đời. Còn con gái, phần ỷ lại vào mẹ mình, phần có tầm nhìn rộng rãi hơn về thế giới quan thông qua các phương tiện đại chúng hiện đại, sẽ có lúc không đồng ý với mẹ mà đưa ra lời phản bác. Dĩ nhiên, vì cô là con ruột nên dù nói gì làm gì đi nữa cũng sẽ dễ dàng thẳng thắn và trực tiếp hơn so với cuộc tranh đấu truyền kỳ giữa mẹ chồng và nàng dâu.

Khi làm dâu, gặp cảnh mẹ chồng và em chồng hoặc chị chồng có mâu thuẫn, bỗng dưng chị em bị đẩy và tình thế khó xử. Không ít người cũng bị cuốn vào cuộc tranh cãi của hai mẹ con nhà chồng và họ luôn phải đặt ra câu hỏi cần phải ứng xử ra sao cho đúng.

Trong gia đình, tình cảm mẹ con đương nhiên thân thiết hơn tình cảm chị dâu em chồng hay quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Thế nhưng lắm lúc, nàng dâu lại là người được mẹ chồng và em chồng "ưu ái" chọn mặt gửi vàng mà lôi kéo vào cuộc chiến giữa hai người họ.

Tại sao lại cần bạn vào lúc này?

Thật ra trong vấn đề này, chuyện bạn là người đứng giữa, chịu trách nhiệm hòa giải cho hai mẹ con họ và là tấm bia đỡ đạn mà cả hai trưng dụng cũng là có lý do. Bởi trong gia đình, bạn là người duy nhất để mẹ và em chồng có thể nhờ cậy bởi những lý do sau:

Đầu tiên, bạn là người phụ nữ duy nhất còn lại trong nhà để họ nhờ cậy. Bởi lúc này, chồng bạn đã "trốn" đi, bởi đàn ông rất sợ bị lôi vào cuộc chiến của những người phụ nữ.

Chieu giang hoa mau thuan me chong va em gai chong
Ảnh minh họa 

Mẹ chồng xúi con trai, bày kế hòng “xoá tên” con dâu

Trước mặt tôi, mẹ chồng luôn “chỉnh” con trai phải chăm lo vun vén cho vợ con, nhưng dần dần tôi mới biết bà luôn ép con trai nộp tiền quỹ đen đề phòng nhỡ sau này ly hôn.

Tôi và chồng ra ở riêng được 3 năm nay, những tưởng tôi "thoát" được sự can thiệp, xét nét của mẹ chồng nhưng càng ngày tôi càng nhận ra, giữa chồng và mẹ chồng tôi có nhiều "mờ ám". Nhà chồng có hai anh em trai, nếu như với cậu em, ông bà hết sức quan tâm, mua nhà ở riêng ngay sau khi cưới, còn với vợ chồng tôi dù muốn ra ở riêng, nhưng ông bà ngăn cản, tìm đủ lý do để giữ.

Sống cảnh làm dâu tôi cảm thấy ngột ngạt đủ đường, bố mẹ chồng khó tính, hễ con cái khóc là tôi bị mắng là có mỗi việc chăm con mà không biết dỗ dành. Cơm nước, chợ búa hàng ngày tôi phải cáng đáng, bỏ tiền ra mua nhưng nơm nớp lo không vừa ý bố mẹ, chồng con là bị mắng. Vợ chồng cậu út thường xuyên qua ăn cơm, nhưng như là khách quý, không mua bán bất cứ thứ gì, thậm chí sát bữa ăn mới đến để trốn nấu nướng.

Sau 10 năm, vợ chồng tôi quyết tâm ra ngoài ở riêng, ông bà đồng ý và đưa khoản tiền trị giá 40% ngôi nhà cho vay với điều kiện nhà mua sang tên thẳng cho bố mẹ chồng tôi, sau nay trả hết tiền sẽ làm thủ tục sang tên của vợ chồng tôi. Lúc đó, vì rất muốn ra ở riêng nên tôi không nghĩ ngợi gì, vì ông bà đứng tên cũng sau này cho con cái thôi, không chồng tôi thì con tôi là cháu đích tôn. Vậy là tôi tất tả đi vay mượn bạn bè, họ hàng nhà ngoại cũng khoảng 30% tiền nhà, còn lại là tiền vợ chồng tôi tích cóp được.

Ở riêng rồi, tôi cũng không được yên thân, ngoài việc suốt ngày mẹ chồng gọi điện như tra khảo cho con trai bà ăn gì, cháu nội bà ăn gì. Nếu ít món bà mắng mỏ thẳng thừng quy kết tôi cho chồng con ăn uống kham khổ để lấy tiền mua sắm quần áo, mỹ phẩm. Nhà ở gần nên hầu như tuần nào ông bà cũng sang ở vài ngày, xét nét đủ mọi thứ.
Me chong xui con trai, bay ke hong “xoa ten” con dau
 Mẹ chồng khó tính, còn bí mật "nắm đằng chuôi" về tiền bạc, nhà cửa cho con trai.