Mẹ chồng cho 5 tỷ, con dâu trả vì bị ép làm một chuyện

Chưa kịp vui khi nhận nhà giá trị lớn và được ra ở riêng, con dâu đã choáng váng trước lời đề nghị làm một chuyện của mẹ chồng.

Tôi lấy chồng cách đây 4 năm, về nhà chồng trong sự khen ngợi của nhiều bạn bè, người thân. Tới dự đám cưới hoành tráng của tôi, ai cũng nói tôi có "số hưởng", về được nhà chồng giầu có, nhiều mối quan hệ làm ăn lớn… Bởi vậy, tôi luôn mọi người nhắc đến là lấy chồng giầu, một bước đổi đời.

Chồng tôi cũng là một người làm ăn khá nhạy bén, anh ấy cũng mở công ty và hàng ngày bận rộn với kinh doanh. Lấy chồng trưởng thành, làm ra nhiều tiền, tôi cũng vui mừng và hãnh diện lắm. Tuy nhiên, việc ở nhà chồng lại khiến tôi không thực sự thoải mái.

Mang tiếng là lấy chồng giầu, tôi không được hưởng lợi lộc gì vì mẹ chồng quản lý tiền bạc chặt chẽ, chồng cũng không giao tiền cho vợ nắm giữ. Trái lại, còn phải đảm nhiệm nhiều công việc nhà không ngày nào là không có ăn nhậu, tiệc tùng. Tôi ở cùng bố mẹ chồng nên cứ rảnh là các anh, chị chồng kéo về nhà bố mẹ đẻ chơi, ăn uống. Vậy là tôi phải ra sức chiều chuộng, phục tùng mẹ chồng, anh chị chồng khó tính.

Làm đầu tắt mặt tối, không chút nghỉ ngơi, vậy mà chị dâu, chị chồng không ai buồn động tay chân vào việc gì, coi đó là việc của em dâu. Tôi tất bật trong bếp thì mẹ chồng thúc giục, gọi lớn: "Anh chị tới chơi, em dâu đâu sao không ra chào, mời nước anh chị? Cứ suốt ngày cắm mặt vào cái bếp, lấy cớ trốn các việc khác".

Mẹ chồng nói là cho nhà, nhưng lại gây sức ép để bắt con dâu phải mua lại. (Ảnh minh họa)

Vào bữa ăn, tôi được mọi người ra sức khen, nói là khen nhưng chẳng khác nào mỉa mai. Chị chồng buông lời nói đểu: "Nhà này sướng nhất là em dâu thôi. Đi làm công ty gia đình lên gọi cho có mặt rồi về. Ở nhà cao cửa rộng, nhà chồng giầu có, làm gì có ai bằng. May mà lấy chồng giầu, chứ lấy trai làng chắc giờ đầu tắt mặt tối nuôi lợn, trồng rau".

Nhà tôi cũng đâu có nghèo khổ, cũng có của ăn của để, đất đai rộng và có giá trị… Nhưng nhà chồng chê tôi đủ kiểu, nhất là mẹ chồng, bà hay ca thán, trách móc con trai bao người không lấy, đi cưới đứa nhà nghèo. Bởi vậy, khi tôi bước chân vào nhà chồng bà đã không ưa rồi, ra sức chèn ép con dâu.

Ở nhà chồng gò bó, lại khó chiều chuộng mẹ chồng, tôi chỉ muốn ra ngoài ở riêng vì chồng tôi làm ăn được, cố gắng vay mượn là có thể mua nhà riêng rồi. Tuy nhiên, mẹ chồng tôi không đồng ý, bà bắt con dâu ở lại để có thêm người làm việc nhà, hầu hạ bà. Cấm cản trong suốt mấy năm, song gần đây mẹ chồng lại bóng gió cho vợ chồng tôi được phép ở riêng.

Mẹ chồng giao cho tôi ở căn nhà trị giá 5 tỷ ở trung tâm phố huyện, đây là căn nhà mà bà đã hứa cho vợ chồng tôi từ hồi cưới. Tôi mong đợi mãi, cuối cùng mẹ chồng cũng thực hiện lời hứa. Nhận chìa khóa mà tôi vui mừng, vậy là sau mấy năm khổ sở nơi nhà chồng, cuối cùng tôi cũng đã được thỏa ước mơ ra ở riêng.

Tôi còn chưa kịp tới xem nhà để dọn dẹp, sửa chữa lại trước khi về ở thì mẹ chồng gặp riêng tôi để bàn chuyện. Mẹ chồng đưa ra đề nghị: "Trước đây mẹ có hứa cho, nhưng chưa nói rõ, mẹ chỉ cho sử dụng thôi. Còn muốn sở hữu, mẹ bán 5 tỷ, rẻ hơn thị trường cũng phải đến năm trăm triệu. Con về nhà xin bố mẹ đẻ bán đất mà mua, ông bà bên đó chỉ có hai cô con gái, kiểu gì cũng phải chia thôi. Coi như xin phần trước vậy".

Khá bất ngờ với yêu cầu của mẹ chồng, tôi cảm thấy rất khó xử. Nếu như mẹ chồng cho như đã hứa thì vợ chồng tôi đến ở, còn mua lại thì cả hai vợ chồng có trách nhiệm mua, chứ ép tôi về xin tiền để mua thì quá là tính toán. Từ hôm đó đến nay, mẹ chồng liên tục thúc giục, gây sức ép. Chồng tôi biết chuyện cũng không can ngăn mẹ.

Mẹ chồng tôi tính toán như vậy, tôi không muốn nhận nhà của mẹ chồng đã bàn giao chìa khóa. Tôi biết ăn nói ra sao với bố mẹ mình, lấy chồng chưa báo đáp được ngày nào giờ còn về đòi chia đất. Mệt mỏi đến mức đã từng nghĩ tới chuyện ly hôn. Tôi phải làm gì để mẹ chồng từ bỏ ý định bắt con dâu mua lại nhà của bà?


Giận đến mấy, bố mẹ tuyệt đối không đánh con ở vị trí này

Trẻ hiếu động, chưa suy nghĩ thấu đáo đôi khi mắc lỗi. Phát hiện sai lầm của con, bố mẹ dù phẫn nộ, tức giận đến mấy cũng không nên đánh trẻ ở một số vị trí hiểm sau.

Gian den may, bo me tuyet doi khong danh con o vi tri nay
Trẻ nhỏ ham khám phá, suy nghĩ chưa chín, thường xuyên mắc lỗi trong quá trình khôn lớn. Tuy vậy, không phải bố mẹ nào cũng đủ kiên nhẫn, bao dung để giải thích, định hướng cho con. Thậm chí, nhiều người không kiểm soát cảm xúc, sẵn sàng “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” với trẻ. (Ảnh: WP, minh họa)

Gian den may, bo me tuyet doi khong danh con o vi tri nay-Hinh-2
Điều này rất không có lợi cho thể chất lẫn tinh thần trẻ, đặc biệt khi tác động đến những vị trí nguy hiểm ở trẻ dưới đây. 

Dấu ấn chống COVID-19 của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn trước khi nghỉ hưu sớm

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã có nhiều đóng góp cho ngành y tế Việt Nam, đặc biệt là trong cuộc chiến chống dịch COVID-19.

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som
Ngày 5/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ông Nguyễn Trường Sơn (ảnh), Thứ trưởng Bộ Y tế, nghỉ hưu trước tuổi kể từ ngày 1/4 và hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành. Trước đó, từ ngày 1/11/2022, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn được chấp thuận cho nghỉ việc theo nguyện vọng cá nhân. Ảnh: Báo Công lý. 

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-2
 Thông tin trên Vietnamnet cho biết, ông Nguyễn Trường Sơn sinh năm 1964, là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Y khoa. Ông giữ vị trí Thứ trưởng Bộ Y tế từ tháng 11/2018 sau khi rời vị trí Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy. Ông Nguyễn Trường Sơn được đánh giá cao vì có nhiều đóng góp cho ngành y tế Việt Nam nói chung và Bệnh viện Chợ Rẫy nói riêng trong việc phát triển kỹ thuật cao, ghép tạng, phục vụ người dân, đặc biệt là bệnh nhân nghèo khu vực phía Nam. Ảnh: Sức khỏe & Đời sống. 

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-3
Đáng chú ý, trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng, có mặt tại nhiều "điểm nóng" để trực tiếp chỉ đạo công tác dập dịch, sát cánh cùng nhân viên y tế và nhân dân chống dịch. Ảnh: Baochinhphu.vn.  

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-4
 Cụ thể, theo báo Dân Việt, từ 30/1/2020 đến 24/8/2021, ông Sơn là Phó Trưởng ban của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, từ ngày 24/8/2021 là thành viên Tiểu ban Y tế của Ban Chỉ đạo. Ông có 4 lần đảm nhiệm vị trí Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng (tháng 7/2020), Bắc Giang - Bắc Ninh (tháng 5/2021), TP HCM (lần 1 vào tháng 2/2021 và lần 2 vào tháng 6/2021). Ảnh: Báo Bắc Giang. 

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-5
Ngày 30/7/2020, Bộ Y tế đã thành lập Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng, do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn làm Trưởng bộ phận. Kế hoạch "làm sạch" Bệnh viện (BV) Đà Nẵng và xây dựng Khoa hồi sức cấp tại BV Phổi Đà Nẵng, Khoa chạy thận nhân tạo tại BV dã chiến Hòa Vang nhanh chóng được thiết lập dưới sự chỉ đạo của Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch của Bộ Y tế. Ảnh: Thứ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo, động viên nhân viên y tế đang cách ly trong phòng điều trị tại BV dã chiến Hòa Vang, Đà Nẵng. Ảnh: Bộ Y tế.  

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-6
Không chỉ hỗ trợ Đà Nẵng, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn và Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế cũng đã có những chỉ đạo, hỗ trợ các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi,... Ảnh: Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cùng nhân viên y tế tại Đà Nẵng bày tỏ quyết tâm chiến thắng dịch COVID-19. Ảnh: Bộ Y tế.  

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-7
 Chiều 31/7/2020, ngay sau khi tới Thừa Thiên Huế, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã đến ngay Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 đóng tại huyện Phong Điền, cách TP Huế 20 km về phía Bắc. Tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã đến khu cách ly điều trị bệnh nhân COVID-19 thăm hỏi, động viên cán bộ y tế đang làm nhiệm vụ, trực tiếp kiểm tra công tác quản lý, điều trị bệnh nhân tại đây. Ảnh: Bộ Y tế. 

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-8
 Được sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế, trong 2 ngày, Bệnh viện Trung ương Huế đã khẩn trương xây dựng xong đơn vị lọc máu tại khu cách ly phục vụ bệnh nhân. Đồng thời, điều động nhiều chuyên gia giỏi từ cơ sở 1 tăng cường ra trực tiếp hỗ trợ cho cơ sở 2. Đến thời điểm chiều tối 31/7/2020, sức khỏe của một số bệnh nhân 436, 438 tiến triển tốt hơn, 4 bệnh nhân suy thận được chuyển ra điều trị đã có sức khỏe tốt. Ảnh: Đội ngũ bác sỹ Bệnh viện Trung ương Huế tích cực điều trị cho các ca nhiễm COVID-19. Ảnh: TTXVN. 

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-9
Tiếp đến, ngày 18/5/2021, Bộ Y tế có Quyết định thành lập Bộ phận thường trực đặc biệt hỗ trợ chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn làm Trưởng Bộ phận. Ảnh: Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn kiểm tra công tác tiêm vaccine COVID-19 cho công nhân tại Bắc Giang. Ảnh: BVCC/Dân Việt. 

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-10
Sáng 20/5/2021, Bộ phận thường trực đặc biệt hỗ trợ chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn làm trưởng đoàn tiếp tục họp gấp với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh cùng đại diện lãnh đạo Sở Y tế, các bệnh viện đang trực chiến để xử lý các tình hình khẩn cấp. Ảnh: Sức khỏe Đời sống.  

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-11
 Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhận định, công tác chống dịch của Bắc Ninh tương đối chủ động. “Tuy nhiên, việc đảm bảo phòng chống dịch trong các khu công nghiệp ở Bắc Ninh là vấn đề cần chú trọng hàng đầu, làm sao để vừa đảm bảo an toàn, vừa duy trì sản xuất không để đứt đoạn”, báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời Thứ trưởng Bộ Y tế. Ảnh: Bộ phận thường trực đặc biệt Bộ Y tế kiểm tra khâu chuẩn bị tại BV Dã chiến trong khu Quân đội tại tỉnh Bắc Ninh sáng 20/5. Ảnh: Sức khỏe Đời sống. 

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-12
 Về xét nghiệm, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho rằng, cần tăng cường công suất xét nghiệm, tuỳ theo đánh giá nguy cơ ở từng khu vực, linh hoạt tiến hành xét nghiệm mẫu đơn hay mẫu gộp, đặc biệt, ở khu cách ly tập trung thực hiện tần suất lấy mẫu 3-5 ngày/lần xét nghiệm mẫu gộp. Bên cạnh đó, lập kế hoạch xét nghiệm lại cho công nhân trong diện F1 và lấy mẫu tại khu vực cộng đồng tập trung nguy cơ cao: khu vực nơi ở của công nhân, bến xe, chợ,...Với nhiều biện pháp chống dịch lần đầu tiên được áp dụng tại Bắc Giang và Bắc Ninh, sau hơn 1 tháng, dịch ở hai tỉnh này đã được đẩy lùi. Ảnh: Báo Công thương. 

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-13
 Ngày 13/6/2021, Bộ Y tế tiếp tục có Quyết định số 2910/QĐ- BYT Thành lập Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế để hỗ trợ chống dịch COVID-19 tại TP HCM (lần 2) và cử Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn làm Trưởng Bộ phận. Ảnh: Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn kiểm tra công tác phòng chống dịch tại TP HCM. Ảnh: Bộ Y tế. 

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-14
 Theo Dân Việt, chiến lược chống dịch COVID-19 lại một lần nữa có sự thay đổi quan trọng. Đó là bỏ cách ly tập trung, cho người dân bệnh nhẹ cách ly tại nhà và được phát miễn phí gói hỗ trợ thuốc, y tế…Đồng thời, xét nghiệm trên diện rộng, đón đầu dịch ở các vùng nguy cơ rất cao và nguy cơ cao, 48 giờ xét nghiệm một lần… Điều này nhằm cách ly nhanh nhất các đối tượng mắc COVID-19, hạn chế lây lan. Ảnh: TTXVN. 

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-15
 Với chiến lược này, chỉ trong vòng 1-2 tuần, dịch tại TP HCM đã giảm xuống rõ rệt. Và đến cuối tháng 10/2021, cuộc chiến chống COVID-19 cam go của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn và hàng chục nghìn đồng nghiệp mới tạm kết thúc. Ảnh: VTV. 

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-16
 Ngoài các "điểm nóng" trên, trong suốt cuộc chiến chống COVID-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cùng đoàn công tác của Bộ Y tế cũng đã có buổi làm việc với nhiều địa phương khác về giải pháp khẩn cấp phòng, chống dịch. Ảnh: Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn phát biểu tại cuộc họp với Ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh Đắk Nông vào tháng 12/2021. Ảnh: Bộ Y tế. 

Những bộ phận này của cá tuyệt đối không nên ăn kẻo rước bệnh

Chồng tôi cho rằng ruột cá bổ dưỡng, béo ngậy nhưng tôi lo ngại chúng chứa nhiều chất bẩn. Xin bác sĩ cho ý kiến về các bộ phận nên bỏ khi ăn cá?

Thượng úy, thạc sĩ, bác sĩ Bùi Thị Duyên, khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) cho biết:

Cá là nguồn cung cấp protein giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là axit béo omega-3, một chất dinh dưỡng không thể tự tổng hợp được trong cơ thể con người. Axit béo omega-3 có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, giảm viêm và hỗ trợ sự phát triển của trẻ em.