Mất tiền trong tài khoản, người dùng nghi ví MoMo bị hack

Nhiều người dùng ví điện tử MoMo đã mất hàng triệu đồng trong tài khoản có liên kết với thẻ ngân hàng.

Hơn hai tuần qua, một số người dùng ví điện tử MoMo tại Việt Nam phản ánh tình trạng bị mất tiền trong tài khoản, nhưng chưa được giải quyết. Trong khi đó, nguồn tin từ một ngân hàng quốc tế ở Việt Nam cho biết nhận nhiều khiếu nại liên quan đến ví điện tử này trong dịp Black Friday.
Trao đổi với Zing.vn, anh Hữu Tiến, một người dùng tại Huế, cho biết vừa bị mất 2,5 triệu đồng trong ngày 1/12. Chuyện bắt đầu khi anh Tiến đăng nhập vào số tài khoản MoMo 0934***994 để nạp tiền điện thoại nhưng quên mật khẩu. Anh Tiến gọi đến tổng đài 1900545441 của MoMo để nhờ hỗ trợ nhưng đường dây báo bận.
Kẻ gian đã dùng tài khoản MoMo của anh Tiến để mua liên tiếp 5 thẻ cào VinaPhone với số tiền 2,5 triệu đồng. Ảnh: NVCC.
 Kẻ gian đã dùng tài khoản MoMo của anh Tiến để mua liên tiếp 5 thẻ cào VinaPhone với số tiền 2,5 triệu đồng. Ảnh: NVCC.
Khoảng 20 phút sau, có một số điện thoại khác gọi vào máy của anh Tiến, người này tự xưng là nhân viên tư vấn của tổng đài MoMo, nhận "giúp đỡ" lấy lại mật khẩu và yêu cầu anh Tiến đọc mã OTP gửi qua tin nhắn điện thoại. Ngay sau khi cung cấp mã OTP này, anh Tiến phát hiện tài khoản của mình đã bị trừ 2,5 triệu đồng.
"Tài khoản MoMo của mình có liên kết thẻ Vietcombank. Lúc đó, trong ví MoMo chỉ còn vài trăm nghìn, nhưng trong thẻ ngân hàng còn 50,7 triệu đồng. Khi nhận ra kẻ gian đang liên tục mua thẻ cào điện thoại mệnh giá 500.000 đồng, mình đã nhanh tay chuyển 47,9 triệu đồng vào tài khoản khác", anh Tiến kể lại.
Sau khi vụ việc diễn ra, anh Tiến đã gửi email khiếu nại đến MoMo trình bày sự việc, và nhận được phản hồi rằng đã ghi nhận trường hợp này và có thông tin từ ngân hàng. "Chúng tôi sẽ hợp tác với ngân hàng và cơ quan chức năng khi có yêu cầu hỗ trợ. Quý khách vui lòng trình báo công an để được hỗ trợ một cách tốt nhất", trích nội dung email phản hồi từ MoMo.
Tính đến ngày 6/12, anh Tiến vẫn không nhận được hỗ trợ nào từ đại diện của MoMo. "Gọi lên tổng đài thường xuyên báo bận, nhắn tin qua Facebook không ai trả lời", anh Tiến cho biết.
Người dùng đang đặt nghi vấn về độ bảo mật của Momo sau khi nhiều người thông báo bị mất tiền thời gian gần đây.
 Người dùng đang đặt nghi vấn về độ bảo mật của Momo sau khi nhiều người thông báo bị mất tiền thời gian gần đây.
Còn khách hàng Song Chân ở TP.HCM cho biết mình bị kẻ gian tiêu tiền trong thẻ tín dụng bằng cách điền dãy số thẻ vào một ví MoMo khác (không phải của anh Chân).
"Khi phát hiện tài khoản bị trừ tiền vào lúc 13h35 ngày 25/11, tôi lập tức gọi đến ngân hàng để khiếu nại. Nhân viên nói giao dịch của tôi đã thực hiện thành công vào một ví MoMo. Số tiền vẫn đang treo, nếu muốn có mã giao dịch phải đợi ví điện tử đó xác nhận chuẩn chi", anh Song Chân cho biết.
Trên trang giới thiệu dịch vụ MoMo nêu rõ có hai loại ví đã định danh hoặc không định danh. Riêng loại ví không định danh được phép chi tiêu tối đa 5 triệu/ngày. Trong trường hợp của anh Chân, khách hàng này cho biết có thể số thẻ của mình (bị lộ theo cách nào đó) đã được điền vào một ví không định danh và tiêu tiền. Điểm bất ổn là giao dịch đang treo nhưng kẻ xấu vẫn được "ứng trước" số tiền này.
Một người dùng tố ví MoMo gặp vấn đề bảo mật trên trang cá nhân.
 Một người dùng tố ví MoMo gặp vấn đề bảo mật trên trang cá nhân.
Trao đổi với Zing.vn qua điện thoại, ông Nguyễn Bá Diệp, Phó chủ tịch hội đồng quản trị M-Services, công ty chủ quản của MoMo từ chối phát ngôn trực tiếp về vụ việc. Vị này không phủ nhận, cũng không thừa nhận có hay không việc khách hàng MoMo bị mất tiền trong tài khoản. Ông Diệp hẹn trả lời qua email khi có thông tin cụ thể.
"Có hai trường hợp dẫn đến việc tài khoản khách hàng bị mất tiền là nhập thẻ vào những trang mua sắm không uy tín, thứ hai là lộ thông tin thẻ. Khách hàng cần có biện pháp ngăn chặn ngay lập tức để hạn chế mất mát bằng cách khóa thẻ", anh Lý Trường - nhân viên một ngân hàng quốc tế ở TP.HCM - cho biết.
Theo anh Trường, điểm chung của các trường hợp mất tiền gần đây liên quan đến ngân hàng trên đều tiêu vào ví MoMo. "Không loại trừ trường hợp bảo mật của ví điện tử này đang gặp vấn đề", anh Trường nhận định.
MoMo là dịch vụ ví điện tử (e-wallet) ra mắt năm 2014, thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến M-Services. Khi dùng MoMo, người dùng có thể liên kết các thẻ tín dụng như VISA, MasterCard lẫn thẻ nội địa để thanh toán điện, nước, Internet và nhiều dịch vụ khác.

Loạt sếp ngân hàng phải hầu tòa gây chấn động năm 2017

(Kiến Thức) - Hàng loạt lãnh đạo cấp cao, sếp lớn ngân hàng ngã ngựa vì vướng vào vòng lao lý, gây chấn động dư luận trong năm 2017.

1. Ông Phạm Công Danh -nguyên chủ tịch Ngân hàng Xây dựng - VNCB Ở giai đoạn I của vụ đại án gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), ngày 24/1/2017, TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên phạt bị cáo Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch HĐQT VNCB, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) 30 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: PLO
1. Ông Phạm Công Danh -nguyên chủ tịch Ngân hàng Xây dựng - VNCB
Ở giai đoạn I của vụ đại án gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), ngày 24/1/2017, TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên phạt bị cáo Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch HĐQT VNCB, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) 30 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: PLO
Ngoài ra, Tòa buộc bị cáo Danh có trách nhiệm hoàn lại cho VNCB hơn 63 tỉ là số tiền gây thiệt hại cho VNCB trong hành vi lập khống corebanking. Đồng thời, buộc bị cáo Danh và tập đoàn Thiên Thanh liên đới bồi thường cho VNCB hơn 6.000 tỉ đồng cả gốc và lãi từ các hành vi vi phạm rút hoặc vay từ VNCB.... Ảnh: Dân Việt.
Ngoài ra, Tòa buộc bị cáo Danh có trách nhiệm hoàn lại cho VNCB hơn 63 tỉ là số tiền gây thiệt hại cho VNCB trong hành vi lập khống corebanking. Đồng thời, buộc bị cáo Danh và tập đoàn Thiên Thanh liên đới bồi thường cho VNCB hơn 6.000 tỉ đồng cả gốc và lãi từ các hành vi vi phạm rút hoặc vay từ VNCB.... Ảnh: Dân Việt.
Tiếp tục giai đoạn II của vụ án, ngày11/7/2017, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng - Bộ Công an (C46) đã đề nghị Viện KSND tối cao truy tố Phạm Công Danh đang thụ án 30 năm tù trong vụ án tại VNCB về tội cố ý làm trái. Cùng vụ án, có 23 bị can khác cũng bị đề nghị truy tố về tội danh trên. Ảnh: Tuổi trẻ.
Tiếp tục giai đoạn II của vụ án, ngày11/7/2017, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng - Bộ Công an (C46) đã đề nghị Viện KSND tối cao truy tố Phạm Công Danh đang thụ án 30 năm tù trong vụ án tại VNCB về tội cố ý làm trái. Cùng vụ án, có 23 bị can khác cũng bị đề nghị truy tố về tội danh trên. Ảnh: Tuổi trẻ.
Đến ngày 24/11/2017, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 46 bị can trong giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến 3 ngân hàng, gồm Sacombank, TPBank, BIDV. Ảnh: Zing.
Đến ngày 24/11/2017, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 46 bị can trong giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến 3 ngân hàng, gồm Sacombank, TPBank, BIDV. Ảnh: Zing.
2. Trầm Bê - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng Sacombank Ngày 31/7/2017, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank). Ảnh: Tuổi trẻ
2. Trầm Bê - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng Sacombank
Ngày 31/7/2017, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank). Ảnh: Tuổi trẻ
Ông Trầm Bê bị khởi tố về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến vụ án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xây dựng Việt Nam - Ngân hàng Xây dựng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Thiên Thanh) và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng Sacombank. Ảnh: LĐO.
Ông Trầm Bê bị khởi tố về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến vụ án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xây dựng Việt Nam - Ngân hàng Xây dựng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Thiên Thanh) và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng Sacombank. Ảnh: LĐO.
Ngày 29/9/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) - Bộ Công an đã chuyển hồ sơ vụ án sang VKSND Tối cao đề nghị truy tố bổ sung ông Trầm Bê và 21 bị can liên quan đến vụ án Phạm Công Danh cùng đồng phạm. Ảnh: Zing.
Ngày 29/9/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) - Bộ Công an đã chuyển hồ sơ vụ án sang VKSND Tối cao đề nghị truy tố bổ sung ông Trầm Bê và 21 bị can liên quan đến vụ án Phạm Công Danh cùng đồng phạm. Ảnh: Zing.
3. Phan Huy Khang - nguyên Tổng giám đốc Sacombank Ngày 1/8/2017, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Phan Huy Khang (nguyên là thành viên hội đồng tín dụng, nguyên Tổng giám đốc Sacombank) về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng Sacombank. Ảnh: Dân Việt.

3. Phan Huy Khang - nguyên Tổng giám đốc Sacombank

Ngày 1/8/2017, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Phan Huy Khang (nguyên là thành viên hội đồng tín dụng, nguyên Tổng giám đốc Sacombank) về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng Sacombank. Ảnh: Dân Việt.

4. Ông Hoàng Văn Toàn - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Tín Liên quan đến vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm, tối 10/1/2017, Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) thuộc Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Hoàng Văn Toàn - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Tín do liên quan đến hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Lao động.
4. Ông Hoàng Văn Toàn - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Tín
Liên quan đến vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm, tối 10/1/2017, Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) thuộc Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Hoàng Văn Toàn - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Tín do liên quan đến hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Lao động. 
5. Ông Trần Sơn Nam - nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín Cùng ngày, Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) thuộc Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trần Sơn Nam - nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín do liên quan đến hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh minh họa: Sputnik.
5. Ông Trần Sơn Nam -  nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín
Cùng ngày, Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) thuộc Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trần Sơn Nam -  nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín do liên quan đến hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh minh họa: Sputnik. 
6. Hà Văn Thắm - nguyên Chủ tịch HĐQT Oceanbank Chiều ngày 24/10/2014, Ngân hàng Nhà nước thông báo đã phát hiện một số vi phạm pháp luật nghiêm trọng của cá nhân ông Hà Văn Thắm (SN 11/12/1972 tại xã An Hà, huyện Lạng Giang, Bắc Giang, Việt Nam; thường trú tại Phường Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội). Ảnh: Vietnamnet.
6. Hà Văn Thắm - nguyên Chủ tịch HĐQT Oceanbank
Chiều ngày 24/10/2014, Ngân hàng Nhà nước thông báo đã phát hiện một số vi phạm pháp luật nghiêm trọng của cá nhân ông Hà Văn Thắm (SN 11/12/1972 tại xã An Hà, huyện Lạng Giang, Bắc Giang, Việt Nam; thường trú tại Phường Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội). Ảnh: Vietnamnet.
Cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can Hà Văn Thắm, thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng với ông Thắm để điều tra về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, theo Điều 179 Bộ luật hình sự. Ảnh: Zing.
Cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can Hà Văn Thắm, thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng với ông Thắm để điều tra về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, theo Điều 179 Bộ luật hình sự. Ảnh: Zing. 

Căn hộ chỉ 30m2 nhưng đến nhà giàu cũng phải ao ước

Với cách thiết kế và bài trí thông minh, căn hộ với diện tích khiêm tốn này khiến bất kỳ ai cũng mê mệt vì trông rất rộng và hiện đại.

Căn hộ chỉ vỏn vẹn 30m2 nhưng vẫn cực kỳ thoáng rộng với 2 gam màu vàng- trắng làm chủ đạo. Bếp trong căn hộ tuy nhỏ nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi với đủ bếp từ, lò vi sóng, tủ bếp để cất trữ đồ đạc.
Căn hộ chỉ vỏn vẹn 30m2 nhưng vẫn cực kỳ thoáng rộng với 2 gam màu vàng- trắng làm chủ đạo. Bếp trong căn hộ tuy nhỏ nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi với đủ bếp từ, lò vi sóng, tủ bếp để cất trữ đồ đạc.