Mắc chứng đau lưng eo phụ nữ cần cảnh giác bệnh nguy hiểm

Đau vùng lưng eo không phải là triệu chứng chỉ có ở người già. Đặc biệt, đối với phụ nữ mà nói, đau vị trí này không đơn thuần là vấn đề cột sống, còn nhiều nguyên nhân bệnh tật khác mà bạn cần cảnh giác.

Phụ nữ nên cảnh giác những bệnh tật này nếu thường xuyên có cảm giác bị đau lưng eo
Các cơ bị mệt mỏi, tổn thương
Phụ nữ ngồi lâu hoặc đứng thường xuyên, đồng thời nếu không có vận động cùng với những bài tập thỏa đáng cho vùng lưng eo thì càng dễ bị tình trạng xuất hiện những cơn đau nhức ở bộ phận này.
Nhất là sau khi quá mệt nhọc hoặc hoạt động mạnh thì cảm giác đau vùng lưng eo càng rõ rệt và mãnh liệt. Tuy vậy, đây chỉ là vấn đề về cơ nên không đáng lo ngại. Thông thường, một số loại thuốc dán hoặc kem đều có thể điều trị vật lý một cách hiệu quả. Kết hợp với điều chỉnh sinh hoạt hằng ngày một thời gian là hồi phục.
Mac chung dau lung eo phu nu can canh giac benh nguy hiem
 
Viêm nhiễm phụ khoa
Những bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp có thể kể đến như viêm khung chậu, viêm tử cung, viêm âm đạo v.v… đều có thể gây ra tình trạng vùng bụng dưới hơi chướng lên, kèm theo đau vùng lưng eo.
Một điểm cần đặc biệt chú ý chính là nếu trường hợp cơn đau kéo dài và có xuất hiện huyết trắng bất thường thì đây có nhiều khả năng do viêm nhiễm. Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện khám phụ khoa để sớm tìm ra nguyên nhân và điều trị hiệu quả.
Khối u
Những khối u có thể sẽ gây chèn ép lên những cơ quan khác, đồng thời cũng vì vậy mà sinh ra cảm giác đau ở vùng lưng eo. Nhất là các khối u liên quan đến cơ quan sinh sản thì càng không thể xem thường. 
Nếu ngoài cơn đau mà còn nhiều dấu hiệu khiến bạn nghi ngờ về sự tồn tại của khối u thì nên sớm kiểm tra, xét nghiệm. Bất kể là khối u ác tính hay lành tính đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, không nên chủ quan mà kéo dài khiến bệnh tình biến chứng nặng.
Mac chung dau lung eo phu nu can canh giac benh nguy hiem-Hinh-2
 
Sa tử cung
Đối với phụ nữ đã sinh sản, sau khi có con sẽ khiến các cơ vùng đáy chậu bị lỏng nhão, nếu không kịp thời thực hiện các biện pháp hồi phục thỏa đáng có thể gây tình trạng sa tử cung. Một khi tử cung có vấn đề cũng sẽ khiến bạn bị đau, điển hình nhất là đau vùng lưng eo. Đồng thời, phụ nữ bị sa tử cung còn có thể bị mất kiểm soát đường tiểu.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như bệnh thận, bệnh đường sinh dục, đường tiết niệu hoặc lạc nội mạc tử cung cũng dễ sinh ra các cơn đau tương tự. Vì vậy, bạn không nên xem nhẹ khi bị đau lưng eo, nên sớm đến bệnh viện kiểm tra tìm ra bệnh thì điều trị mới tích cực, hiệu quả.
Điều chỉnh sinh hoạt hằng ngày có thể giảm bớt nguy cơ bị đau lưng eo ở phụ nữ
Ngoài các biện pháp điều trị y khoa thì vấn đề sinh hoạt cũng rất quan trọng trong việc hỗ trợ thuyên giảm và phòng ngừa các cơn đau ở vùng lưng eo cho phụ nữ.
Mac chung dau lung eo phu nu can canh giac benh nguy hiem-Hinh-3
 
Tránh ngồi lâu
Đối tượng ngồi lâu thường thấy chính là nhân viên văn phòng. Nếu bạn không có ý thức bảo vệ cơ và cột sống thì càng dễ bị những cơn đau hành hạ. Cho dù chỉ là vấn đề các cơ bị mệt mỏi quá mức thì cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống và hiệu quả công việc.
Ngồi lâu không những tổn thương cơ, khớp, cột sống mà cũng gây trở ngại cho tuần hoàn máu, dễ sinh nhiều bệnh tật khác. Vì vậy, khoảng 1 tiếng ngồi trên ghế thì bạn nên đứng lên đi lại nhẹ nhàng, hoặc tập vài động tác co duỗi cơ thể và cũng nhớ phải bổ sung nước.
Hạn chế mang giày cao gót
Mac chung dau lung eo phu nu can canh giac benh nguy hiem-Hinh-4
 
Phụ nữ luôn thích làm đẹp và giày cao gót hiển nhiên được nhiều chị em yêu thích. Tuy nhiên, thường xuyên mang giày cao gót sẽ khiến cơ thể vì để duy trì thăng bằng mà các cơ bụng, lưng eo và các khớp phải chịu áp lực nặng nề, lâu ngày gây ra nhiều tổn thương và đau nhức.
Không phóng túng chuyện phòng the
Chuyện gối chăn quá nhiều hoặc quá kịch liệt đều khiến phụ nữ sinh ra mệt mỏi và dễ bị đau lưng eo cũng như nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Ngoài ra, nếu vấn đề giữ vệ sinh không thỏa đáng sẽ khiến cơ thể dễ bị viêm nhiễm phụ khoa.

Bị những bệnh này dùng ngay 'thần dược' nước gừng nóng, không cần uống thuốc

Gừng là loại thực phẩm quen thuộc trong bếp của mỗi gia đình, không chỉ là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn mà còn là một vị thuốc quý trong Đông y, chữa được rất nhiều bệnh.

Bi nhung benh nay dung ngay 'than duoc' nuoc gung nong, khong can uong thuoc
Ảnh minh họa: Internet. 
Thỉnh thoảng, bạn có thể lại bị một căn bệnh nhỏ nào đó tấn công gây khó chịu, trong nhiều trường hợp phổ biến, đừng vội dùng thuốc điều trị mà hãy thử dùng nước gừng nóng, nhiều tình trạng bệnh đơn giản có thể được giải quyết, chữa khỏi.
Đau đầu, cảm lạnh
Ngâm chân trong nước gừng nóng, để mực nước cao ở mức có thể được làm ngập xương mắt cá chân. Khi ngâm, thêm muối và giấm vào nước gừng nóng, và thêm nước nóng liên tục, ngâm cho đến khi chân có màu hồng đỏ. Phương pháp này có tác dụng đáng kể đối với các chứng bệnh phát sinh do cảm lạnh, đau đầu và ho.
Đau lưng eo và vai
Đầu tiên, sau khi xuất hiện các triệu chứng đau, bạn có thể thêm một chút muối và giấm vào nước gừng nóng, sau đó sử dụng một chiếc khăn ngâm trong nước và áp (đắp) nó vào khu vực bị đau, thực hiện nhiều lần.
Phương pháp này có thể làm cho các cơ thay đổi từ từ từ, chúng được thư giãn, giảm căng thẳng và thư giãn, thả lỏng các cơ, việc này có thể làm giảm đau rất nhiều.
Bệnh giun đũa
Trước khi đi ngủ mỗi ngày, rửa hậu môn và vùng xung quanh bằng nước gừng nóng, sau đó uống 1 - 2 cốc nước gừng nóng trong khoảng 10 ngày để loại bỏ chứng giun đũa.
Bi nhung benh nay dung ngay 'than duoc' nuoc gung nong, khong can uong thuoc-Hinh-2
Khi có các triệu chứng huyết áp cao xuất hiện, bạn có thể ngâm chân bằng nước gừng nóng trong khoảng 15 phút. Nước gừng nóng làm ướt chân, ngâm như vậy có thể khiến các mạch máu giãn ra và khiến huyết áp hạ dần xuống đến mức cân bằng. Ảnh minh họa: Internet.  
Hỗ trợ tiêu hóa
Khi ăn quá nhiều đồ ăn có tính hàn, bạn sẽ dễ mắc phải các căn bệnh liên quan đến tiêu hóa như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,… Lúc này, nếu có sẵn gừng trong bếp thì bạn có thể tận dụng nguyên liệu này để giảm nhanh cơn khó chịu mà không cần phải mua thêm thuốc.
Uống một cốc nước gừng nóng sẽ giúp cơ thể bạn tăng quá trình vận chuyển thức ăn giúp tiêu hóa dễ dàng mà không gây co thắt quá mức. Ngoài ra, enzym trong gừng còn có tác dụng phân hủy protein thành các amino acid, loại bỏ chuỗi peptid lạ chống dị ứng thức ăn.
Mùi hôi chân
Mùi hôi chân có thể khiến bạn mất tự tin, làm phiền những người xung quanh. Nếu bị triệu chứng này, bạn nên áp dụng bài thuốc chữa hôi chân bằng cách sau đây.
Nhúng ngâm chân vào nước gừng nóng, thêm một chút muối và giấm khi ngâm. Duy trì việc ngâm chân khoảng 15 phút, lau khô, sau đó có thể bôi chút phấn rôm lên chân, mùi hôi có thể được nhanh chóng loại bỏ.
Bi nhung benh nay dung ngay 'than duoc' nuoc gung nong, khong can uong thuoc-Hinh-3
Ngâm chân trong nước gừng nóng, để mực nước cao ở mức có thể được làm ngập xương mắt cá chân. Khi ngâm, thêm muối và giấm vào nước gừng nóng, và thêm nước nóng liên tục, ngâm cho đến khi chân có màu hồng đỏ. Phương pháp này có tác dụng đáng kể đối với các chứng bệnh phát sinh do cảm lạnh, đau đầu và ho. Ảnh minh họa: Internet .
Say rượu
Dùng nước gừng nóng để uống thay trà có thể giúp cơ thể tăng tốc độ lưu thông máu và tiêu hóa, phân giải và loại bỏ rượu. Bạn cũng có thể thêm một lượng mật ong thích hợp vào nước gừng nóng để giảm bớt hoặc loại bỏ cơn say nhanh chóng hơn.
Loét miệng
Sử dụng nước gừng nóng để thay thế trà, uống khoảng 2 - 3 lần/ngày, thường là uống khoảng 6 - 9 lần, bạn sẽ có cảm giác bề mặt vết loét có thể khô lại và biến mất, tình trạng da miệng sẽ dần hồi phục.
Sâu răng
Trong trường hợp bạn bị sâu răng tấn công, nếu phát hiện sớm, hãy cố gắng súc miệng bằng nước gừng nóng mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Nếu tình trạng cần phải xử lý nhanh chóng thì có thể uống nhiều lần trong ngày thay cho trà.
Phương pháp này không chỉ có hiệu quả trong việc bảo vệ răng, mà còn có thể giúp bạn ngăn ngừa và điều trị sâu răng.
Bi nhung benh nay dung ngay 'than duoc' nuoc gung nong, khong can uong thuoc-Hinh-4
Dùng nước gừng nóng để uống thay trà có thể giúp cơ thể tăng tốc độ lưu thông máu và tiêu hóa, phân giải và loại bỏ rượu. Bạn cũng có thể thêm một lượng mật ong thích hợp vào nước gừng nóng để giảm bớt hoặc loại bỏ cơn say nhanh chóng hơn. Ảnh minh họa: Internet.

Những động tác yoga đơn giản giúp bạn giảm đau lưng ngay tức thì

Chỉ cần bỏ ra tầm 20 phút mỗi ngày để tập các động tác yoga này sẽ giúp giảm đau lưng vô cùng hiệu quả.

Nếu bạn bị chứng đau lưng mà không phải do những tổn thương nghiêm trọng gây ra, bạn hãy thử liệu pháp yoga giảm đau lưng dưới đây: