Lý do bất ngờ phi công không bao giờ dùng suất ăn giống hành khách

Đối với những người thắc mắc phi công ăn gì khi họ lái máy bay, câu trả lời ngắn gọn nhất là họ không bao giờ dùng suất ăn giống hành khách.

Một phi công giấu tên, nói với Express rằng luôn có ít nhất hai phi công túc trực trên mỗi chuyến bay. Các phi công này dùng suất ăn khác với đồng nghiệp và toàn bộ hành khách dù các suất ăn đều do một công ty chế biến. Điều này là để phòng trường hợp có thể có một phi công bị ngộ độc thực phẩm trên máy bay.
Ly do bat ngo phi cong khong bao gio dung suat an giong hanh khach
Ảnh minh họa. 
Phi công này cũng tiết lộ, cơ trưởng và cơ phó sẽ ăn nhiều bữa vào các thời điểm khác nhau để ngăn ngừa trường hợp cả hai cùng bị bệnh một lúc.
Điều này được thực hiện cực kỳ nghiêm túc và nếu một phi công bị ốm, phi hành đoàn sẽ có chiến lược hạ cánh khẩn cấp cụ thể. 

Chuyện lạ hôm nay: Phi công bị hút ra khỏi máy bay, sống sót thần kỳ...

(Kiến Thức) - Bị hút ra khỏi máy bay trong một tai nạn hi hữu, phi công trưởng Tim Lancaster vẫn sống sót một cách thần kỳ. 

Chuyen la hom nay: Phi cong bi hut ra khoi may bay, song sot than ky...
 Năm 1990, một chiếc máy bay của hãng hàng không Anh bay  từ Birmingham, Anh tới Málaga, Tây Ban Nha bị trục trặc, chiếc kính ở buồng lái máy bay bị bật tung và phi công bị hút ra khỏi máy bay. Tai nạn hi hữu đó là một trong những điều mà không ai trên chuyến bay định mệnh đó có thể quên. (Nguồn Boredomtherapy)

Chuyen la hom nay: Phi cong bi hut ra khoi may bay, song sot than ky...-Hinh-2
 Phi công trưởng Tim Lancaster, 42 tuổi, và phi công lái máy bay, Alastair Atchison, 39 tuổi, đều là những phi công dày dặn kinh nghiệm. Khi họ cất cánh từ sân bay Birmingham vào lúc 7h30 sáng hôm đó, có vẻ như mọi thứ diễn ra đúng như kế hoạch. (Nguồn Boredomtherapy)

Chuyen la hom nay: Phi cong bi hut ra khoi may bay, song sot than ky...-Hinh-3
Thế nhưng ngay sau đó, khi máy bay mới trong không trung chỉ khoảng 15 phút, đột nhiên một tiếng nổ lớn vang lên, kính chắn gió của phi công trưởng Tim bị vỡ và Tim bị hút ra khỏi máy bay gần như lập tức. (Nguồn Boredomtherapy)

Chuyen la hom nay: Phi cong bi hut ra khoi may bay, song sot than ky...-Hinh-4
Toàn bộ cơ thể của Tim bị hút ra khỏi máy bay, ngoại trừ đôi chân bị mắc lại ở buồng lái. Tim bị những ngọn gió cực mạnh, sắc như dao quật vào cơ thể ở độ cao hơn 7000m. (Nguồn Boredomtherapy)

Chuyen la hom nay: Phi cong bi hut ra khoi may bay, song sot than ky...-Hinh-5
 Cực may mắn là đúng lúc vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra, nam tiếp viên hàng không Nigel Ogden có mặt trong buồng lái. Khi thấy phi công trưởng Tim bị hút ra, Nigel không ngần ngại giữ chặt lấy Tim, không để ông bị hút hẳn ra ngoài. (Nguồn Boredomtherapy)

Chuyen la hom nay: Phi cong bi hut ra khoi may bay, song sot than ky...-Hinh-6
Tuy nhiên, Nigel không giữ được Tim lâu, tình hình trở nên tồi tệ hơn khi tiếp viên Nigel bắt đầu bị tê liệt và kiệt sức. Ngay lúc đó, một tiếp viên hàng không khác là Simon Rogers đã lao đến và thay Nigel giữ chặt lấy Tim. Họ từ chối, không giao phi công trưởng của họ cho tử thần. (Nguồn Boredomtherapy)

Chuyen la hom nay: Phi cong bi hut ra khoi may bay, song sot than ky...-Hinh-7
 Mặc dù giữ chặt được Tim nhưng tất cả mọi người đều chắc chắn rằng phi công trưởng sẽ không qua được cửa tử. Họ nghe thấy âm thanh cơ thể người phi công trưởng đập vào máy bay. Tuy nhiên họ không muốn bỏ mặc Tim, họ không muốn cơ thể của ông bị hút vào động cơ máy bay và bị xé ra làm từng mảnh nhỏ. (Nguồn Boredomtherapy)

Chuyen la hom nay: Phi cong bi hut ra khoi may bay, song sot than ky...-Hinh-8
Ngay sau đó, chiếc máy bay hạ cánh khẩn cấp tại sân bay ở Southhampton, Anh Quốc. Điều kỳ diệu đã xảy ra, tất cả vô cùng ngạc nhiên khi thấy rằng  Tim vẫn còn sống. Phi công trưởng ngay lập tức được đưa đến bệnh viện. Toàn bộ sự cố kéo dài không quá 22 phút. (Nguồn Boredomtherapy)

Chuyen la hom nay: Phi cong bi hut ra khoi may bay, song sot than ky...-Hinh-9
 Trong bệnh viện, Tim được cấp cứu nhanh nhất có thể. Ông bị tê cóng, gãy xương cánh tay phải, ngón tay cái phải và cổ tay trái. Chưa đầy 5 tháng sau vụ tai nạn, Tim đã trở lại làm việc. Sau tai nạn này, các kính chắn gió được gắn bằng các bu lông phía trong máy bay, loại bỏ nguy hiểm, căng thẳng cho những phi công và phi hành đoàn. (Nguồn Boredomtherapy)

Phi công Nga kể chuyện ly kỳ về chú gấu "con nuôi"

Mansur thích đi xe tải, xem phi công như những người bạn thân nhất của mình, và thậm chí ngồi trong buồng lái khi bay. Chỉ có điều, nó là một chú gấu.

"Ngày xửa ngày xưa", có một chú gấu con xuất hiện ở căn cứ không quân Orlovka ở khu vực Tver của Nga. Không ai biết chính xác làm thế nào chú gấu đến đó, nhưng người ta đoán nó lạc đường trong rừng khi đi với mẹ… Cho dù là trường hợp nào đi chăng nữa, và dù nguy hiểm, cơn đói khiến cho nó tìm đến chỗ ở của con người. Thay vì đuổi nó, các phi công đưa nó vào nhà. Họ cho nó ăn và cho nó chỗ ở, và nghĩ bước tiếp theo sẽ làm gì. Đầu tiên, họ đặt tên cho nó là Mansur, trong tiếng Altai có nghĩa là Misha (viết tắt của chữ “gấu bông” và Mikhail trong tiếng Nga, khi người đứng đầu căn cứ không quân có gốc Altai). Tại căn cứ không quân, chú gấu con nhanh chóng có những người bạn mới. Người bạn thân nhất là phi công Andrei Ivanov.