Loài hàu lập thêm kỷ lục mới về "chuyện ấy"

Loài hàu sở hữu dương vật lớn nhất so với kích thước cơ thể của chúng trong vương quốc động vật và hiện loài sinh vật này tiếp tục lập thêm một kỷ lục mới với khả năng tóm bắt tinh trùng trực tiếp từ nước.

Theo trang Discovery, cơ chế “phóng và bắt” tinh trùng độc đáo của loài hàu là trường hợp đầu tiên kiểu này được phát hiện ở sinh vật giáp xác. Lâu nay, người ta vẫn cho rằng việc phóng tinh trùng để thụ tinh cho trứng ở các loài giáp xác diễn ra nhờ giao hợp.
Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học khám phá ra rằng, quá trình này diễn ra ít thân mật hơn, ít nhất ở loài hàu - loài sinh vật có đa số các cá thể là lưỡng tính, sử hữu cả cơ quan sinh dục đực và cái.
Nhà nghiên cứu Marjan Barazandeh đến từ Đại học Alberta và các cộng sự đã đưa ra kết luận trên sau khi thu thập những con hàu cổ ngỗng (tên khoa học là Pollicipes polymerus) phổ biến ở đông bắc Thái Bình Dương.
Loai hau lap them ky luc moi ve
 
Thông qua quan sát và phân tích hóa học, nhóm nghiên cứu nhận thấy: “một tỷ lệ lớn trứng được thụ tinh nhờ tinh trùng tóm bắt trực tiếp từ nước. Việc tóm bắt tinh trùng xảy ra 100% ở những cá thể hàu cô đơn và lên tới 24% ở những cá thể hàu đã có bạn tình kề cận”.
“Chuyện ấy” ở loài hàu do đó bao gồm việc một số cá thể dùng dương vật bắn tinh trùng vào nước trong khi số khác “vợt” số tinh trùng đó để thụ tinh cho trứng. Điều này giống như việc thụ tinh gián tiếp mà không cần giao hợp.
Nhóm nghiên cứu kết luận, các khám phá mới đã lật nhào những quan niệm đã có từ hơn thế kỷ nay về việc những con hàu có thể làm gì và không thể làm gì đối với việc chuyển giao tinh trùng. Chúng cũng dấy lên những câu hỏi thú vị về khả năng tóm bắt tinh trùng ở các loài khác.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, khi bị mắc kẹt, hàu thường duy trì sự sống bằng cách dán chặt mình vào các bề mặt. Bản thân điều đó dường như tạo ra trở ngại lớn cho việc sinh sản của chúng. Tuy nhiên, rõ ràng là các con hàu đã vượt qua được những thách thức này bằng cơ chế tóm bắt tinh trùng độc nhất vô nhị.
Hàu là loài động vật nhuyễn thể thuộc nhóm thân mềm hai mảnh vỏ trong họ hàng nghêu, sò nhỏ sống ở bờ biển, ở các ghềnh đá ven bờ biển hay các cửa sông, sống bám vào một giá thể như bám vào đá thành tảng, các rạn đá, móng cầu, chúng ăn sinh vật phù du và các sinh vật trong bùn, cát, nước biển....
Hàu cũng được coi là một loại hải sản sống dưới nước. Thịt hàu ngon và ngọt, rất giàu chất dinh dưỡng, có chứa protein, glucid, chất béo, kẽm, magiê, canxi,…
Hàu có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái vì chúng lọc tạp chất từ nước và là nguồn thực phẩm cho cộng đồng dân cư ven biển.
Phần lớn (75%) loài hàu sinh sống trong môi trường tự nhiên trên thế giới được tìm thấy ở 5 địa điểm thuộc Bắc Mỹ.

Điều kỳ thú về cây đại hoàng, cây thuốc quý chứa kịch độc

(Kiến Thức) - Tuy là một cây thuốc quý nhưng lá của cây đại hoàng lại có chứa độc tố mà không phải ai cũng biết. Củ rễ của cây đại hoàng được sử dụng làm thuốc nhuận tràng và chống tiêu chảy.
 

Dieu ky thu ve cay dai hoang, cay thuoc quy chua kich doc
 Cây đại hoàng có tên khoa học là Rhem palmatum Baill. Đây là một loại cây thảo sống lâu năm, cao khoảng 1m có thân hình trụ, bên trong rỗng. Ảnh: phatgiaoaluoi.
Dieu ky thu ve cay dai hoang, cay thuoc quy chua kich doc-Hinh-2
 Rễ của cây đại hoàng phình thành củ màu vàng, sẫm, mùi thơm hăng. Lá mọc so le, hình tim to bằng cái quạt, hoa mọc thành chùm dài màu tím. Ảnh: caycanhhaidang.
Dieu ky thu ve cay dai hoang, cay thuoc quy chua kich doc-Hinh-3
 Cây đại hoàng ưa mọc ở khí hậu mát, ẩm, ở độ cao trên 1000m. Ở Việt Nam, cây cần trồng ở miền núi cao như Sa Pa mới thu hoạch được. Ảnh: organicdalat.
Dieu ky thu ve cay dai hoang, cay thuoc quy chua kich doc-Hinh-4
 Cây đại hoàng có nguồn gốc ở Trung Quốc và dần dần thâm nhập vào châu Âu. Hiện cây đại hoàng cũng đã được di nhập trồng ở nhiều nước như Hà lan, Pháp, Mỹ, Nhật. Ảnh: chamsochoa.
Dieu ky thu ve cay dai hoang, cay thuoc quy chua kich doc-Hinh-5
 Củ rễ của cây đại hoàng được sử dụng làm thuốc nhuận tràng và chống tiêu chảy. Ảnh: hellobacsi.
Dieu ky thu ve cay dai hoang, cay thuoc quy chua kich doc-Hinh-6
 Thân của cây đại hoàng được nhiều người sử dụng để chế biến các món ăn tráng miệng. Ảnh: cloudfront.
Dieu ky thu ve cay dai hoang, cay thuoc quy chua kich doc-Hinh-7
 Tuy nhiên, lá cây đại hoàng lại chứa độc tố cực mạnh. Nếu ăn một lượng nhiều lá đại hoàng sống hoặc dù đã nấu chín sẽ gây khó thở, nhiệt miệng và cổ họng, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Ảnh: tinhhoa.

Mời quý vị xem video: Người có bệnh gan nên tìm ngay những cây thuốc dân gian này. Nguồn video: Cuộc sống hạnh phúc

Việt Nam có xem được siêu trăng máu sắp xuất hiện không?

(Kiến Thức) - Vào khoảng thời gian từ 20 - 21/1, một nửa địa cầu sẽ chứng kiến hiện tượng thiên văn đáng chú ý – siêu trăng máu hay có tên gọi chính thức là nguyệt thực toàn phần, xuất hiện đỏ rực trên bầu trời.
 

Tin buồn là Việt Nam cùng với các nước tại Đông Nam Á, Nam Á, Trung Á và phần lớn Đông Á, Tây Á, cả châu Đại Dương nằm trong khu vực không thể xem được.

Tất cả Bắc và Nam Mỹ, bao gồm các quốc gia Caribbean, sẽ thấy toàn bộ hiện tượng này. Đối với Bắc Mỹ và Trung Mỹ, tối chủ nhật (20.1) sẽ là thời điểm lý tưởng để theo dõi hiện tượng này, trong khi đó phần lớn Nam Mỹ và Tây Âu hiện tượng này sẽ đến vào rạng sáng thứ hai ngày 21/1.