Lô hàng yến chưng Tuấn Dương &TKT bị tịch thu là hàng giả

Cơ quan chức năng xác định, hơn 23.000 sản phẩm yến chưng của Công ty TNHH Yến sào Tuấn Dương &TKT là hàng giả.

Ngày 19/6, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 7, Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ đã chuyển giao Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Phú Thọ vụ việc có dấu hiệu “Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm” tiếp tục điều tra vụ yến chưng không đạt chỉ tiêu chất lượng tại Công ty TNHH Yến sào Tuấn Dương & TKT.

Trước đó, đầu tháng 6/2025, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 7, Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Phú Thọ và Đội QLTT số 1, số 4 kiểm tra đột xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa của Công ty TNHH Yến sào Tuấn Dương &TKT tại địa chỉ tại số 56, phố Phú Gia, thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn và địa điểm kinh doanh tại số 1941, đường Hùng Vương, phường Gia Cẩm, TP Việt Trì.

Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã phát hiện và tạm giữ 23.468 sản phẩm yến chưng có dấu hiệu không đạt chất lượng so với bản tự công bố sản phẩm. Đội QLTT số 7 đã tiến hành lấy 8 mẫu yến chưng tại công ty này để kiểm định chất lượng.

Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ kiểm tra đột xuất tại Công ty TNHH Yến sào Tuấn Dương & TKT và địa điểm kinh doanh tại huyện Thanh Sơn và TP Việt Trì. Ảnh: QLTT Phú Thọ
Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ kiểm tra đột xuất tại Công ty TNHH Yến sào Tuấn Dương & TKT và địa điểm kinh doanh tại huyện Thanh Sơn và TP Việt Trì. Ảnh: QLTT Phú Thọ

Theo kết quả kiểm nghiệm từ Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia đối với 8 mẫu sản phẩm, toàn bộ các mẫu yến chưng đều không đạt chỉ tiêu chất lượng chủ yếu so với bản tự công bố của doanh nghiệp.

Cụ thể, hàm lượng protein chỉ đạt từ 18% đến 58%, trong khi hàm lượng lipid chỉ đạt khoảng 3% so với mức đã công bố trên nhãn sản phẩm.

111.jpg
Sản phẩm yến chưng của Công ty TNHH Yến sào Tuấn Dương &TKT/Ảnh dms

Căn cứ kết quả kiểm nghiệm, ngày 18/6, Đội QLTT số 7 đã tiến hành lập biên bản làm việc với đại diện Công ty TNHH Yến sào Tuấn Dương & TKT, có sự phối hợp của đại diện Sở Y tế và Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an tỉnh Phú Thọ. Qua đó, xác định toàn bộ 23.468 sản phẩm bị tạm giữ là hàng giả, với tổng trị giá vi phạm trên 900 triệu đồng.

Đội QLTT số 7 đã chuyển giao toàn bộ hồ sơ vụ việc và tang vật vi phạm cho Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Phú Thọ tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.

Bộ Y tế khuyến cáo không sử dụng Siro ăn ngon Hải Bé

Chiều ngày 17/6, Cục An toàn thực phẩm đã đưa ra khuyến cáo người dân không nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Siro ăn ngon Hải Bé.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, theo thông tin trên Trang thông tin điện tử của Công an tỉnh Ninh Bình ngày 14/6/2025, Phòng Cảnh sát kinh tế, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ninh Bình đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can đối với Trần Đại Phúc, Giám đốc Công ty TNHH Hải Bé (có địa chỉ ở thôn Thành Tây, xã Văn Phú, huyện Nho Quan, Ninh Bình) và Lê Văn Hải (chủ tài khoản mạng xã hội Tiktok “Gia đình Hải Sen”), đồng sáng lập Công ty.

Cũng theo trang thông tin này, kết quả giám định đối với các chỉ tiêu chất lượng của thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Siro ăn ngon Hải Bé – sản phẩm do Công ty TNHH Hải Bé công bố và chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm xác định: Các chất gồm Vitamin A, Calci, Vitamin C (chất chính tạo nên công dụng của sản phẩm) chỉ đạt dưới 70% so với công bố.

“Siro ăn ngon Hải Bé” là hàng giả, mẹ bỉm lên mạng "kêu cứu"

Thông tin “Siro ăn ngon Hải Bé” là hàng giả khiến nhiều mẹ bỉm kêu gọi nhau đưa con đi khám để kiểm soát sức khỏe sau khi dùng sản phẩm trên.

Trước khi bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “Buôn bán hàng giả là thực phẩm” Lê Văn Hải (chủ loạt tài khoản Gia đình Hải Sen) đã nổi tiếng trên khắp các nền tảng mạng xã hội. Gia đình TikToker này bắt đầu bắt đầu bán, quảng cáo các sản phẩm do công ty TNHH Hải Bé phân phối từ năm 2022 đến nay.

a1.jpg
Lê Văn Hải - chủ loạt tài khoản Gia đình Hải Sen đã bị khởi tố hình sự về tội bán hàng giả.

Viện Dinh dưỡng cảnh báo không mua vitamin A trôi nổi

Viện Dinh dưỡng cảnh báo không nên mua, sử dụng vitamin A liều cao không rõ xuất xứ trên thị trường, tránh nguy cơ ngộ độc, ảnh hưởng sức khỏe trẻ nhỏ.

Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) vừa ban hành Công văn số 555/VDD-KHTH về việc tăng cường quản lý và phòng ngừa thất thoát vitamin A liều cao ra ngoài thị trường.

Đây là loại vitamin do Tổ chức Vitamin Angels (Hoa Kỳ) viện trợ không hoàn lại, đã được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu để sử dụng trong các chương trình bổ sung vi chất cho trẻ em từ 6 đến dưới 60 tháng tuổi.