Lỗ đen quay cực "khủng" quanh trục tạo điều kinh ngạc

(Kiến Thức) - Một nghiên cứu mới do các chuyên gia tại Đại học Southampto (Anh) dẫn đầu cho thấy một lỗ đen quay với tốc độ siêu khủng quanh trục của nó, làm biến đổi môi trường xung quanh.

Theo đó, phát hiện mới này làm sáng tỏ hơn các đặc điểm của lỗ đen và môi trường xung quanh chúng.

Sử dụng các công nghệ thăm dò, quan sát tiên tiến, nhóm các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về một lỗ đen khối lượng lớn trong thiên hà của chúng ta được gọi là 4U 1630-472, đang quay rất nhanh với tốc độ đạt từ 92-95% tốc độ quay cực đại, theo lý thuyết cho phép khi một lỗ đen quay quanh trục của nó.

Ngoài ra, lỗ đen này còn chịu tác động của lực hấp dẫn cực đại quanh trục, phát ra tia X siêu khủng dễ dàng nhìn thấy qua Kính viễn vọng.

Lo den quay cuc
Nguồn ảnh: phys. 

Theo Lý thuyết tương đối tổng quát (GR) của Einstein, nếu một lỗ đen quay nhanh quanh trục đạt với tốc độ gần như cực đại thì nó sẽ làm biến đổi không gian và thời gian xung quanh nó, theo cách khác với lỗ đen không quay quanh trục hoặc quay với tốc độ thấp hơn.

Tiến sĩ Mayukh Pahari đến từ Đại học Southampton và tác giả chính cho biết: "Trong quá trình quan sát, chúng tôi đã may mắn nhận diện được quang phổ trực tiếp từ bức xạ của vật chất rơi vào lỗ đen này, và đó là cứ liệu quan trọng để đo độ méo mó của không gian, thời gian quanh lỗ đen".

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Ngoài ra, các chuyên gia còn nhận định, các lỗ đen thiên văn có thể được đặc trưng với hai tính chất khác là khối lượng và tốc độ quay. Do đó, các phép đo của hai tính chất này cũng rất quan trọng để thăm dò một số khía cạnh cực đoan của vũ trụ và một số yếu tố vật lý cơ bản liên quan đến lỗ đen.

Khám phá sửng sốt về việc siêu tân tinh phát nổ

(Kiến Thức) - Khi thăm dò tàn dư siêu tân tinh G54.1 + 0.3, các chuyên gia nhận định, vụ nổ siêu tân tinh này từng tạo ra nhiều silica, một vật liệu dùng để làm kính, lý giải được sự hiện diện của silica trên Trái đất.

Theo đó, các nhà khoa học tại Đài Quan sát ALMA, Chi Lê đã dùng công cụ thăm dò hồng ngoại IRS trong tàn dư siêu tân tinh G54.1 + 0.3, phát hiện nhiều sự thật thú vị.

Cụ thể, trong tàn dư siêu tân tinh này chứa rất nhiều silica (silicon dioxide, SiO 2), mà nguyên tố silica này chứa nhiều trong cát và sỏi công nghiệp để làm bê tông vỉa hè, đường xá và các tòa nhà.

NASA "tóm gọn" những lỗ đen cực dị, khó bắt

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học tại Đài quan sát tia X Chandra của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã tìm thấy bằng chứng cho thấy, có hàng trăm lỗ đen hạng trung có thể ẩn nấp trong các lõi thiên hà nhỏ.

Những lỗ đen cỡ trung bình này nổi tiếng là khó nắm bắt, nghiên cứu chúng có thể giúp các nhà thiên văn học hiểu rõ hơn cách một số lỗ đen lớn nhất trong vũ trụ ban đầu hình thành như thế nào, theo một tuyên bố từ NASA.
Phần lớn các lỗ đen trung bình nặng khoảng một trăm và vài trăm nghìn lần khối lượng của mặt trời.

Bí ẩn cột hào quang xuất hiện, ai cũng ngỡ ngàng

(Kiến Thức) - Trụ cột ánh sáng (Light pillar), hay trụ cột hào quang là một hiện tượng quang học trong khí quyển dưới dạng một dải ánh sáng thẳng đứng xuất hiện để mở rộng ở trên hoặc dưới một nguồn ánh sáng. 

Mới đây, tại khu thắng cảnh Kanas, Tân Cương, Trung Quốc xuất hiện hiện tượng trụ cột ánh sáng hay trụ cột hào quang cực kỳ ảo diệu, khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng.
Theo tìm hiểu, trụ cột ánh sáng (Light pillar) là một hiện tượng quang học trong khí quyển dưới dạng một dải ánh sáng thẳng đứng xuất hiện để mở rộng ở trên hoặc dưới một nguồn ánh sáng.