Lào Cai phát hiện cúm A/H5N6 trên đàn chim trĩ đỏ

Chi cục Thú y Lào Cai và chính quyền địa phương đã tiêu hủy toàn bộ số chim trĩ mắc bệnh.

Ngày 23/8, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Lào Cai cho biết đã phát hiện vi- rút cúm A/ H5N6 trên đàn chim trĩ đỏ của ông Nguyễn Hữu Ích (Lào Cai).
Theo Chi cục Thú y Lào Cai, ông Ích (thôn Phú Cường 2, thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, Lào Cai) là hộ chăn nuôi chim trĩ.
Gần đây, ông Ích tìm đến tỉnh Bắc Giang mua chim trĩ giống bố, mẹ và một số con giống về nuôi, có hồ sơ của Hạt kiểm lâm địa phương cấp. Tại trang trại của gia đình, ông Ích cho đẻ trứng và ấp nở, nhân giống chim trĩ mua từ Bắc Giang. Tổng đàn chim trĩ của ông Ích khoảng hơn 500 con, thấy chim chết rải rác, ông báo chính quyền và cơ quan chức năng.
Ngày 3/8/2014, Chi cục Thú y Lào Cai cử cán bộ đến trang trại gia đình ông Ích. Kiểm tra tại hiện trường, có 130 con giống chim trĩ, từ một ngày đến hai tháng tuổi, do chim bố mẹ mua từ Bắc Giang đẻ trứng và ấp nở, bị chết.
Chi cục Thú y Lào Cai đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi Trung tâm chẩn đoán Thú y trung ương xét nghiệm. Ngày 15/8, Trung tâm chẩn đoán Thú y trung ương có kết quả trả lời, mẫu bệnh phẩm dương tính với vi –rút cúm A/ H5N6.
Chi cục Thú y Lào Cai và chính quyền địa phương đã tổ chức tiêu hủy toàn bộ số chim trĩ mắc bệnh; vệ sinh chuồng nuôi; khoanh vùng, phun thuốc khử trùng tiêu độc, rắc vôi bột tại trang trại chăn nuôi chim trĩ của ông Ích, nhằm ngăn ngừa dịch lây lan.
Chi cục Thú y Lào Cai cũng đã lấy mẫu trên gia cầm (gà, vịt, ngan, chim) của các hộ gia đình tại vùng lân cận gửi cơ quan chuyên môn xét nghiệm, nhưng cho kết quả âm tính.

Căng dây đàn chống cúm gia cầm H7N9, H5N1 ở VN

(Kiến Thức) - Bộ Y tế vừa có công điện gửi các Tỉnh, Thành phố về việc đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống và sẵn sàng ứng phó dịch bệnh do cúm A(H7N9) và các chủng virus cúm từ gia cầm lây sang người.

Trước nguy cơ dịch bệnh cúm lây truyền từ gia cầm sang người diễn biến phức tạp và gia tăng đột biến tại Trung Quốc và có nguy cơ rất lớn xâm nhập vào nước ta, đồng thời dịch cúm A(H5N1) có nguy cơ bùng phát trở lại tại các địa phương, ngày 6/1/2014, Bộ Y tế đã có công điện số 441/CĐ-BYT gửi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống và sẵn sàng ứng phó dịch bệnh do cúm A(H7N9) và các chủng virus cúm từ gia cầm lây sang người.
Theo đó, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tăng cường giám sát dịch bệnh cúm A(H7N9), cúm A(H10N8), cúm A(H6N1) và cúm A(H5N1) tại các cửa khẩu và tại cộng đồng, mở rộng việc thu thập các mẫu bệnh phẩm từ các trường hợp viêm phổi nặng nghi do vi rút tại các bệnh viện đặc biệt các trường hợp có tiền sử đi về từ khu vực có dịch hoặc tiếp xúc với gia cầm; nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ, tổ chức thu dung điều trị, cách ly sớm, cấp cứu kịp thời không để xảy ra tử vong và triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan rộng, kéo dài. Thông qua giám sát chủ động theo dõi sự biến chủng của vi rút cúm gia cầm lây bệnh sang người.

Cách đơn giản bảo quản húng quế suốt năm

(Kiến Thức) - Húng quế thơm ngon nhất khi được trồng nhiệt độ từ 25- 30 độ C, độ ẩm cao. Bảo quản rau thu hoạch thời điểm này sẽ tốt hơn nhiều.

Làm lạnh rau. Nếu biết bảo quản đúng cách, việc sử dụng húng quế đông lạnh không làm giảm lượng dưỡng chất có trong chúng. Đầu tiên, chị em ngắt từng lá húng quế ra khỏi thân cây, rửa sạch rồi nhúng vào nước sôi khoảng 2 giây. Lưu ý loại bỏ những chiếc lá có dấu hiệu dập nát.
 Làm lạnh rau. Nếu biết bảo quản đúng cách, việc sử dụng húng quế đông lạnh không làm giảm lượng dưỡng chất có trong chúng. Đầu tiên, chị em ngắt từng lá húng quế ra khỏi thân cây, rửa sạch rồi nhúng vào nước sôi khoảng 2 giây. Lưu ý loại bỏ những chiếc lá có dấu hiệu dập nát.

Cháo rong biển giúp trị u giáp trạng

(Kiến Thức) - Rong biển không chỉ là một thực phẩm ngon, bổ mà còn là một vị thuốc quý chữa nhiều bệnh như lao hạch, u bướu, phì đại tuyến giáp...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Rong biển còn có tên hải tảo, rau mã vĩ, rong biển, hải đới hoa, ô thái... là một loại tảo đã được sử dụng làm thực phẩm và làm thuốc ở nhiều nơi trên thế giới. Về mặt dinh dưỡng, hải tảo có giá trị dinh dưỡng tương đối cao, trong mỗi 100g có 8,2g protit, 0,1g lipit, 56,2g gluxit, 1.177mg Ca, 216mg P, 150mg Fe, 24mg iốt, 0,57mg caroten, 0,09mg vitamin B1, 0,36mg riboflavin (B2), 1,6mg niaxin (B3), ngoài ra còn chứa một lượng lớn axit alginic.