Sức khỏe của bé gái ngừng tim được công an mở đường cấp cứu

Trong những ca cấp cứu nguy kịch, yếu tố thời gian đóng vai trò quyết định. Việc cấp cứu kịp thời vô cùng quan trọng, nhất là đối với các tổn thương não.

Bé gái 7 tuổi đi xe khách trên đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng bất ngờ co giật, đã được cảnh sát giao thông mở đường đưa tới bệnh viện cấp cứu.

Sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả này không chỉ cứu sống một bệnh nhi mà còn là minh chứng rõ nét cho tinh thần trách nhiệm và sự phối hợp nhịp nhàng giữa lực lượng chức năng và ngành y tế.

mo-duong.jpg
Cảnh sát giao thông mở đường đưa trẻ đi cấp cứu - Ảnh minh họa nguồn Internet

Yếu tố thời gian đóng vai trò quyết định

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Sỹ Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, bệnh nhi nhập viện vào sáng 30/6 với các triệu chứng như co giật và nhịp tim nhanh.

BSCK II. Lê Sỹ Hùng cho biết, qua khai thác bệnh sử khi nhập viện, các bác sĩ được biết, trước đó, trẻ có các triệu chứng như co giật, tim đập nhanh. Dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và lời kể của mẹ cháu bé, các bác sĩ sơ bộ nghĩ nhiều đến khả năng cháu bị co giật có thể là bệnh động kinh.

Tuy nhiên, cũng cần tiếp tục theo dõi và đánh giá thêm để loại trừ các bệnh lý khác như viêm não màng não, bệnh lý tim mạch, hoặc các rối loạn chuyển hóa. "Đây chắc chắn là trường hợp cấp cứu mà các bác sĩ chúng tôi thường gặp", BS Hùng nhấn mạnh.

ca-be-2.jpg
Thăm khám cho bệnh nhi - Ảnh BVCC

Về mức độ nguy hiểm, BS Hùng phân tích: "Thông thường, các trường hợp co giật có thể gặp cơn giật ngắn, trẻ thường thoát cơn nhanh dưới 1-2 phút thì độ nguy hiểm ít hơn.

Còn lại các trường hợp co giật kéo dài trên 5 phút thì độ nguy hiểm tăng lên. Nếu cấp cứu không kịp thời rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu oxy não kéo dài, gây tổn thương não, thậm chí ngừng tim, ngừng hô hấp.

Lúc này, tính mạng em bé bị đe dọa nghiêm trọng. Nếu có cấp cứu thành công thì hậu quả về trí não cũng sẽ ảnh hưởng xấu sau này".

Trong những ca cấp cứu nguy kịch như thế này, yếu tố thời gian đóng vai trò quyết định. BS Hùng khẳng định: "Việc cấp cứu kịp thời vô cùng quan trọng, nhất là đối với các tổn thương não của bé sau này".

Khi được hỏi về việc sự hỗ trợ của CSGT đã tạo ra sự khác biệt gì, BS Hùng chia sẻ: "Giả sử lúc đó cháu không được đưa nhanh vào viện, không được sự hỗ trợ của các anh CSGT thì chúng tôi không dám chắc điều gì xảy ra.

Việc cấp cứu kịp thời ở đây là vô cùng quan trọng, có thể nói là quyết định đến tính mạng và sức khỏe sau này của trẻ. Nhờ được cấp cứu kịp thời, cháu sẽ gần như không có tác động xấu gì về sức khỏe sau này, chúng ta có thể trả lại cho cháu một sức khỏe gần như bình thường".

BS Hùng đánh giá cao sự phối hợp giữa lực lượng CSGT và ngành y tế trong các tình huống cấp cứu khẩn cấp đường phố. "Chúng tôi cũng xin gửi đến các anh CSGT nói riêng, lực lượng công an nói chung, thường xuyên có mặt kịp thời khi cần, hỗ trợ các bệnh nhân, người bệnh kịp thời đến các cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.

Vai trò của các anh đã góp phần lớn cho thành công, hy vọng trong tương lai luôn tiếp tục nhận được các sự phối hợp giúp đỡ như vậy", BS Hùng bày tỏ lòng biết ơn. Ông cũng khẳng định, đây là yếu tố sống còn đối với sự sống của bệnh nhân trong "giờ vàng".

yeu-to-vang.jpg
Chữa trị cho bệnh nhi tại Bệnh viện Bạch Mai -Ảnh BVCC

Lời khuyên cho cộng đồng

Ngay khi bệnh nhi được đưa đến bệnh viện, ê-kíp cấp cứu tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai đã nhanh chóng triển khai cấp cứu như đánh giá nhanh tình trạng người bệnh, sau đó khởi động ê kíp cấp cứu, cho cháu thở oxy ngay, tiếp cận các đường truyền, đánh giá chức năng tim phổi để tiến hành hỗ trợ... đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cháu.

Hiện tại, sau quá trình cấp cứu và điều trị, bé gái đã tỉnh táo, sinh hoạt bình thường. Các bác sĩ theo dõi thêm 1-2 ngày để đánh giá lại chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp nhất cho cháu. Tiên lượng dài hạn cho sức khỏe của cháu là rất tốt nhờ được cấp cứu kịp thời.

Ngày 3/7, bệnh nhi khỏe mạnh và được ra viện. Sau khi ra viện, cháu sẽ được các bác sĩ tư vấn, theo dõi và tái khám định kỳ để đảm bảo cháu sẽ không bị tái phát cơn.

Từ trường hợp cụ thể này, BSCK II. Lê Sỹ Hùng có lời khuyên quan trọng dành cho cộng đồng. Đối với các bậc phụ huynh: "Các bậc phụ huynh nên sát sao với các cháu để phát hiện các biểu hiện bất thường và nhanh chóng cho bé đến các bệnh viện khám và đánh giá về bệnh của cháu.

Nếu thấy khó khăn trong chẩn đoán, hãy xin tư vấn các bác sĩ và đến các trung tâm, bệnh viện cao hơn có các bác sĩ có kinh nghiệm và bệnh viện có các trang thiết bị hiện đại để chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời bệnh cho bé".

Trong những tình huống khẩn cấp cần vận chuyển cấp cứu: "Trường hợp bất trắc trong cuộc sống, trong các tình huống giao thông, nếu khi có vấn đề về sức khỏe thì không ngại ngần gì mà hãy nhờ ngay các chú, các anh công an, CSGT, hay quân đội để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất. Và chúng tôi tin rằng các chú, các anh công an, quân đội sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ tối đa cho chúng ta khi cần", BSCK II. Lê Sỹ Hùng chia sẻ.

Câu chuyện này là một minh chứng sống động cho thấy sự phối hợp đồng bộ, tinh thần trách nhiệm cao của các lực lượng trong xã hội có thể tạo nên những điều kỳ diệu, cứu sống và đem lại cuộc sống bình an cho nhân dân.

Đi qua đường, trẻ hơn 3 tuổi bị xe tông chấn thương sọ não

Trẻ em là đối tượng dễ bị chấn thương sọ não do hiếu động và còn hạn chế trong ý thức bảo vệ bản thân... nên cha mẹ cần chú ý, có kỹ năng sơ cứu để xử lý.

Vừa qua, các bác sĩ khoa Chấn thương Chỉnh hình – Bỏng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã phẫu thuật cấp cứu, điều trị thành công trường hợp bệnh nhi hơn 3 tuổi bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông với xe đạp điện.

Theo thông tin từ gia đình, bệnh nhi N.Đ.M.Đ (trú tại Hà Tĩnh) bị xe đạp điện đâm khi đang băng qua đường, khiến phần đầu đập mạnh xuống nền cứng.

Chơi đùa ngày hè, trẻ 7 tuổi ngã tràn máu ổ bụng, dập thận

Bất cẩn trong lúc chơi đùa, trẻ có thể té ngã va đập mạnh. Nhiều trường hợp sau ngã trẻ vẫn tỉnh táo nên cha mẹ chủ quan bỏ qua giai đoạn vàng khó cứu sống.

Ngày 12/6, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã cấp cứu thành công ca bệnh trẻ 7 tuổi ngập máu ổ bụng do ngã từ tầng 2 xuống trong lúc chơi đùa ngày hè.

Theo đó, ngày 5/6, bé gái 7 tuổi nhập viện trong tình trạng shock mất máu. Qua khai thác từ người nhà cho biết, cách khi vào viện 1,5 tiếng, trẻ ngã từ tầng 2 xuống khi chơi đùa. Sau ngã trẻ được đưa vào bệnh viện huyện sơ cứu và được chuyển xuống Nhi Thanh Hóa ngay sau đó.

2 người nguy kịch thoát chết nhờ kỹ năng sơ cứu đúng

Trẻ 5 tuổi đuối nước và người phụ nữ bị ong vò vẽ đốt dị ứng phản vệ nặng đã được cứu sống nhờ kỹ năng sơ cứu ban đầu đúng cách.

Vừa qua, hai trường hợp bệnh nhân đã may mắn thoát khỏi nguy kịch nhờ được sơ cứu, cấp cứu kịp thời tại cộng đồng. Qua đó một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của việc sơ cứu ban đầu trong các tình huống khẩn cấp.

Trường hợp thứ nhất là bé D.A. (5 tuổi), trú tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Trong lúc vui chơi tại huyện Cẩm Khê, bé không may bị đuối nước. Khi được phát hiện và đưa lên bờ, bé trong tình trạng bất tỉnh, toàn thân tím tái.