Bị khỉ tấn công, bé gái ở Quảng Trị nhập viện cấp cứu

Cùng người thân vào khu vực suối Rào Vịnh (Quảng Trị) chơi, bé B.T.N.Q không may bị khỉ tấn công, phải nhập viện cấp cứu.

Ngày 4/7, thông tin từ Trung tâm Y tế khu vực Cam Lộ (Quảng Trị) cho biết, đơn vị đang tiếp nhận và điều trị cho cháu B.T.N.Q (10 tuổi, ngụ tỉnh Đắk Lắk) bị khỉ tấn công.

Theo lời kể của chị N.T.H (dì của cháu Q), gia đình chị vừa từ Đắk Lắk ra xã Cam Lộ để thăm người thân.

bi-khi-tan-cong-6364-8981.jpg
Cháu B.T.N.Q đang được điều trị tại Trung tâm Y tế khu vực Cam Lộ.

Khoảng 9h ngày 3/7, chị và cháu Q cùng người nhà vào khu vực suối Rào Vịnh để chơi thì bắt gặp một con khỉ đứng ven đường. Tại đây, con khỉ bất ngờ lao vào tấn công cháu Q. khiến cháu bị thương.

Ngay sau đó, người nhà đã đưa cháu Q. nhập viện trong tình trạng có nhiều vết thương ở vùng đầu và mông.

Sau quá trình điều trị, hiện sức khỏe cháu Q đã ổn định, đang được theo dõi tại khoa Ngoại của Trung tâm Y tế khu vực Cam Lộ.

Người dân Quảng Trị giao nộp cá thể khỉ mặt đỏ quý hiếm

Sau khi bắt được cá thể khỉ mặt đỏ quý hiếm, một người dân ở Quảng Trị đã liên hệ giao nộp cho cơ quan chức năng để thả về môi trường tự nhiên.

Ngày 3/7, thông tin từ Công an xã Quảng Ninh (Quảng Trị) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận một cá thể khỉ mặt đỏ do người dân trên địa bàn tự nguyện giao nộp.

Trước đó, cá thể khỉ mặt đỏ nhiều lần xâm nhập, phá hoại hại tài sản tại nhà ông N.V.T ở xã Quảng Ninh.

Sự thật gây sốc về khỉ mặt đỏ quý hiếm chỉ còn ở Việt Nam

Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) là một loài linh trưởng có khuôn mặt đỏ thẫm đặc trưng, sinh sống chủ yếu tại các khu rừng rậm ở Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam.

1. Khuôn mặt đỏ thẫm là đặc điểm dễ nhận biết nhất. Khác với các loài khỉ khác cùng chi Macaca, khỉ mặt đỏ có vùng mặt và mông màu đỏ sậm, đặc biệt nổi bật ở con đực trưởng thành, nhất là trong mùa sinh sản. Ảnh: ecologyasia.com.
1. Khuôn mặt đỏ thẫm là đặc điểm dễ nhận biết nhất. Khác với các loài khỉ khác cùng chi Macaca, khỉ mặt đỏ có vùng mặt và mông màu đỏ sậm, đặc biệt nổi bật ở con đực trưởng thành, nhất là trong mùa sinh sản. Ảnh: ecologyasia.com.
2. Sống thành bầy có tổ chức xã hội chặt chẽ. Khỉ mặt đỏ thường sống theo đàn lớn từ 10 đến hơn 50 con, có trật tự phân cấp rõ ràng, trong đó con đầu đàn đóng vai trò kiểm soát hành vi của cả nhóm. Ảnh: wikimedia.
2. Sống thành bầy có tổ chức xã hội chặt chẽ. Khỉ mặt đỏ thường sống theo đàn lớn từ 10 đến hơn 50 con, có trật tự phân cấp rõ ràng, trong đó con đầu đàn đóng vai trò kiểm soát hành vi của cả nhóm. Ảnh: wikimedia.

Sự thật khó tin loài khỉ của Việt Nam “hot” nhất thế giới

Là loài vật bản địa của Việt Nam, khỉ vàng (Macaca mulatta) là một trong những loài linh trưởng phổ biến và có ảnh hưởng lớn nhất với đời sống con người.

1. Là loài linh trưởng được nghiên cứu nhiều nhất trong phòng thí nghiệm. Khỉ vàng đóng vai trò quan trọng trong y học, đặc biệt là trong việc phát triển vắc-xin bại liệt và nghiên cứu HIV/AIDS. Ảnh: Pinterest.
1. Là loài linh trưởng được nghiên cứu nhiều nhất trong phòng thí nghiệm. Khỉ vàng đóng vai trò quan trọng trong y học, đặc biệt là trong việc phát triển vắc-xin bại liệt và nghiên cứu HIV/AIDS. Ảnh: Pinterest.
2. Sinh sống tại nhiều quốc gia châu Á. Khỉ vàng phân bố rộng khắp từ Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh đến Trung Quốc và Việt Nam, thích nghi tốt với nhiều môi trường sống khác nhau. Ảnh: Pinterest.
2. Sinh sống tại nhiều quốc gia châu Á. Khỉ vàng phân bố rộng khắp từ Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh đến Trung Quốc và Việt Nam, thích nghi tốt với nhiều môi trường sống khác nhau. Ảnh: Pinterest.