Bé trai 4 tuổi bị cá rô chui tọt vào cổ họng

Trong lúc chơi đùa với con cá rô, bé trai 4 tuổi bị cá nhảy vào cổ họng phải nhập viện cấp cứu.

·Tai nạn hy hữu

Bệnh viện Nhi Đồng Nai cho biết, các bác sĩ vừa phẫu thuật thành công lấy con cá rô đồng còn sống để cứu trẻ 4 tuổi nguy kịch.

Theo đó, tối 2/7, bé K.T.H. (4 tuổi, quê Đắk Lắk, tạm trú tại Đồng Nai) được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành trong tình trạng nguy kịch: Ho sặc sụa, ói ra dịch đàm lẫn máu.

Người nhà bé H. kể lại, bố bé đi bắt cá rô đồng về và bỏ vào thau nước cho bé chơi. Bé H. đã cầm con cá lên chơi rồi để trên miệng. Bất ngờ, con cá rô vùng vẫy và nhảy tọt vào cổ họng bé, khiến bé khóc to, ho sặc sụa.

Tại bệnh viện địa phương, các bác sĩ đã cố gắng gắp cá ra nhưng chỉ lấy được một số mảnh. Tình trạng nguy hiểm của bé H. đã buộc phải chuyển khẩn cấp đến Bệnh viện Nhi Đồng Nai.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng Nai, các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành gây mê và mổ nội soi. Sau khoảng 40 phút, đội ngũ y bác sĩ đã thành công lấy ra từ cổ họng bé H. một con cá rô đồng còn sống với kích thước dài khoảng 7cm cùng nhiều vây cứng và ngạnh sắc nhọn.

Hiện sức khỏe của bé H. đã ổn định và đang được theo dõi tích cực.

Bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai khuyên phụ huynh không nên cho trẻ tự bắt cá chơi vì trẻ hay tò mò ngậm vào miệng hoặc làm cá nhảy.

Trường hợp cá nhảy tọt vào miệng người có xu hướng cố vẫy để chui xuống họng nên sẽ gây tắc nghẽn đường thở, thiếu oxy não rất dễ tử vong. Ngoài ra, cá có vây cứng sẽ gây xước đường thở hay thực quản, để lại biến chứng sẹo, hẹp đường thở", bác sĩ Nghĩa giải thích.

Các chuyên gia y tế cảnh báo, việc cá nhảy vào miệng bé là một tình huống rất nguy hiểm và hiếm gặp, có thể gây tắc nghẽn đường thở, tổn thương họng và thậm chí là tử vong.

Khi gặp phải tình huống cố gắng giữ bình tĩnh để có thể hỗ trợ tốt nhất cho trẻ. Không cố gắng tự lấy cá ra vì có thể đẩy cá vào sâu hơn, gây tổn thương nghiêm trọng hơn hoặc làm tắc nghẽn đường thở hoàn toàn.

Biết cách phòng tránh và xử lý để tránh tử vong

TS.BS Trần Việt Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Thăm dò chức năng và Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ, trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi có xu hướng khám phá thế giới xung quanh bằng miệng, vì vậy rất dễ xảy ra tai nạn nuốt phải dị vật.

Phụ huynh cần đặc biệt lưu ý không để trẻ chơi một mình với các vật nhỏ, sắc nhọn hoặc dễ nuốt.

Cần cất gọn các vật dụng tránh xa tầm tay trẻ, không cho trẻ chơi đồ chơi có chi tiết nhỏ dễ bong rời.

Đặc biệt nguy hiểm là các loại pin cúc áo, pin tiểu – khi nuốt vào, pin có thể vỡ trong dạ dày dưới tác động của axit, giải phóng hóa chất độc như chì, thủy ngân… gây bỏng niêm mạc, thủng ruột hoặc ngộ độc toàn thân.

“Không phải dị vật nào cũng gây ra triệu chứng ngay lập tức. Do đó, khi nghi ngờ trẻ đã nuốt dị vật, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên môn để được thăm khám, và xử lý kịp thời”, TS.BS Hùng nhấn mạnh.

"Các bậc phụ huynh không nên áp dụng các mẹo dân gian như ép trẻ ăn chuối, uống dầu hay móc họng… vì không những không hiệu quả mà còn có thể làm dị vật mắc kẹt sâu hơn, gây trầy xước, tổn thương niêm mạc hoặc rơi vào đường thở, đe dọa tính mạng trẻ", TS.BS Trần Việt Hùng khuyến cáo.

Phòng ngừa vẫn là cách tốt nhất để tránh những tai nạn đáng tiếc liên quan đến dị vật tiêu hóa. Sự quan tâm sát sao, chủ động loại bỏ nguy cơ trong sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và an toàn cho trẻ nhỏ”,

Hãy luôn bên cạnh trẻ, dạy trẻ cách tránh xa các tình huống nguy hiểm và cách kêu cứu khi gặp khó khăn. Không nên cho trẻ tự bắt cá, hoặc chơi với cá, đặc biệt là những trẻ nhỏ.

Khi cho trẻ ăn cá: Hãy đảm bảo cá đã được nấu chín kỹ, loại bỏ xương và cắt nhỏ để tránh nguy cơ hóc xương hoặc hóc cá.

Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị hóc dị vật, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Hốt hoảng lấy kim băng trong miệng trẻ khiến dị vật tụt sâu

Khi nghi ngờ trẻ nuốt phải dị vật, tuyệt đối không nên tìm cách móc lấy dị vật, bởi dễ đẩy vào sâu hơn hoặc làm trầy xước vùng hầu họng...

Kim băng đâm vào thực quản do xử lý sai

Ngày 4/7, Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, tuần qua, Khoa Tiêu hóa đã tiếp nhận trường hợp bé P.P.K. (12 tháng tuổi) nhập viện trong tình trạng nguy hiểm do nuốt một cây kim băng.

Người đàn ông bị dị vật kim loại lớn đâm xuyên vùng hốc mắt

Các bác sĩ đã loại bỏ dị vật sắc nhọn, đồng thời xử trí triệt để tổn thương phần mềm quanh hốc mắt, bảo tồn tối đa cấu trúc, chức năng nhãn cầu cho bệnh nhân.

Cuộc đua với bóng tối, kịp thời giành lại ánh sáng

Ngày 1/7, Khoa Mắt, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp (Hải Phòng) cho biết, các bác sĩ đã tiếp nhận và xử trí cấp cứu một trường hợp người bệnh nam bị chấn thương phức tạp vùng mắt do dị vật kim loại đâm xuyên qua vùng hốc mắt trên.

Mùi hôi kéo dài, bé gái 7 tuổi bị bông gạc dính chặt âm đạo

Trường hợp trẻ có dị vật âm đạo nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến các nhiễm trùng nghiêm trọng, hình thành áp-xe và các biến chứng khác.

Khám nhiều nơi nhưng không tìm được nguyên nhân

Ngày 30/6, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận và xử trí thành công một trường hợp dị vật âm đạo kéo dài ở trẻ nhỏ.