KQND Việt Nam tiếp tục có thêm tiêm kích Su-30MK2

(Kiến Thức) - Phía nhà thầu Nga đã chuyển giao thêm hai tiêm kích đa năng Su-30MK2 cho Không quân Nhân dân Việt Nam theo đơn hàng ký năm 2013. 

Hãng thông tấn Interfax-AVN cho hay, Liên hiệp sản xuất máy bay Komsomolsk-on-Amur (KNAAPO) đã bàn giao thêm hai tiêm kích đa năng Su-30MK2 cho Không quân Nhân dân Việt Nam.
"Siêu vận tải cơ An-124-100M Ruslan thuộc Công ty hàng không Volga-Dnepr đã vận chuyển hai chiếc Su-30MK2 mới tinh mang số hiệu 8589 và 8590 tới Việt Nam từ hôm 29/12", nguồn tin cho biết.
KQND Viet Nam tiep tuc co them tiem kich Su-30MK2
 Ảnh Su-30MK2 số hiệu 8573 dành cho KQND Việt Nam đang dời khoang máy bay An-124 Ruslan trong các đợt bàn giao trước đây.
Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại, chỉ có 8/12 chiếc với tổng trị giá ước tính 600 triệu USD mà Việt Nam ký mua của Nga năm 2013 được bàn giao. Tiến độ này có phần hơi chậm so với tuyên bố được đưa ra vào cuối năm 2014 là sẽ bàn giao hoàn tất trong 2015. Khả năng 4 chiếc Su-30MK2 còn lại sẽ tới Việt Nam vào năm 2016.
Với việc bàn giao này, hiện nay Không quân Nhân dân Việt Nam đã có trong biên chế 28 chiếc tiêm kích đa năng Su-30MK2 (các hợp đồng được ký năm 2009, 2010 và 2013) và 4 chiếc Su-30MK được mua từ năm 2004.
Su-30MK2 là tiêm kích đa năng hiện đại được Sukhoi phát triển dành cho nhiệm vụ đánh biển dựa trên nền tảng Su-30MK. Loại máy bay chiến đấu hiện đại này được xuất khẩu tới Trung Quốc, Venezuela, Indonesia, Uganda và Việt Nam.
Máy bay có thể tác chiến đánh địch trên không, trên bộ và trên biển với hệ thống vũ khí rất hiện đại, tầm bắn xa, độ chính xác cao. Đặc biệt, trong tác chiến biển, Su-30MK2 có thể mang tên lửa chống tàu siêu thanh Kh-31A.

Kinh ngạc sức mạnh Không quân Liên Xô năm 1990

(Kiến Thức) - Dù gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị thời điểm năm 1990, nhưng Không quân Liên Xô vẫn duy trì lực lượng máy bay lên tới gần 8.000 chiếc.

Kinh ngac suc manh Khong quan Lien Xo nam 1990
 Cuối những năm 1990, tình hình kinh tế - chính trị Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (USSR) biến động, gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sức mạnh quốc phòng Liên Xô vẫn được đảm bảo khá tốt, sức mạnh Không quân Liên Xô khi đó thực sự đáng gờm với số lượng máy bay các loại tên tới 7.859 chiếc.

Những máy bay chiến đấu ngoài dòng Su và Mig ở Nga

(Kiến Thức) - Nhắc đến máy bay của Nga, Liên Xô, nhiều người nghĩ ngay đến Su và Mig. Tuy nhiên trong thập niên 1950 từng có một loạt máy bay chiến đấu khác ra đời.

Nhung may bay chien dau ngoai dong Su va Mig o Nga
Khi bạn nghĩ về các máy bay chiến đấu của Nga, bạn thường nghĩ về các máy bay Su hoặc Mig. Đây là hai dòng máy bay phổ biến nhất trong các máy bay chiến đấu của Liên Xô và Nga. Nó được sử dụng rộng rãi ở Liên Xô và cũng rất phổ biến trong quân đội Nga hiện đại. Ngoài ra nó cũng được bán cho nhiều nước trên thế giới khiến các máy bay Su và Mig càng nổi tiếng. 
Nhung may bay chien dau ngoai dong Su va Mig o Nga-Hinh-2
 Tuy nhiên, thực tế công nghiệp máy bay quân sự Liên Xô không chỉ có hai loại máy bay này. Theo Englishrussia, trong thập niên 1950, Viện thiết kế Myasishchev đã đưa ra một số mẫu thiết kế máy bay phản lực chiến đấu và dân dụng cho Liên Xô với kiểu dáng và cách thức khác so với hai dòng máy bay Su và Mig.
Nhung may bay chien dau ngoai dong Su va Mig o Nga-Hinh-3
Những máy bay này được sản xuất với số lượng rất nhỏ và chỉ một vài chiếc trong số chúng còn nguyên vẹn. Trong đó có một số máy bay ném bom chiến lược khá hầm hố như Myasischev M-4, M-50. Tên các máy bay được đặt theo người kỹ sư trưởng Myasishchev và thường được gọi tắt là M. Chẳng hạn M-50, M-18... Trong ảnh là một chiếc M-50. 
Nhung may bay chien dau ngoai dong Su va Mig o Nga-Hinh-4
Đây là chiếc M-4, NATO định danh là Bison. Nó là một máy bay ném bom chiến lược 4 động cơ do Vladimir Myasishchev thiết kế, chế tạo tại Liên Xô trong thập niên 1950. Loại máy bay này có khả năng tấn công các mục tiêu ở Bắc Mỹ. 
Nhung may bay chien dau ngoai dong Su va Mig o Nga-Hinh-5
 Theo Wikipedia, chiếc máy bay dài 47,2m, sải cánh 50m, cao 14m. Nó có 4 động cơ Mikulin AM-3A cho phép máy bay đạt vận tốc tối đa 947 km/h. Tầm bay tối đa của M-4 đạt 8.100 km và trần bay 11.000m. Trang bị vũ khí của chiếc M-4 gồm 9 khẩu pháo 23mm kiểu NR-23 hoặc 6 khẩu pháo 23mm kiểu AM-23. Bên cạnh đó nó có thể mang 4 tên lửa hành trình treo ngoài và 24 tấn bom bên trong khoang gồm cả bom hạt nhân và bom thường.
Nhung may bay chien dau ngoai dong Su va Mig o Nga-Hinh-6
 Ngoài ra, công ty Myasishchev cũng từng thiết kế một máy bay ném bom chiến lược siêu âm mang tên M-50. Thiết kế này chỉ có một nguyên mẫu duy nhất được chế tạo và bay thử lần đầu vào năm 1959.
Nhung may bay chien dau ngoai dong Su va Mig o Nga-Hinh-7
 Chiếc máy bay này dài 57,48m nhưng sải cánh chỉ dài 35m. Trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay là 200 tấn. Nó được trang bị 4 động cơ phản lực Soloviev D-15 với lực đẩy 13 tấn mỗi động cơ giúp máy bay đạt vận tốc cực đại là 1950 km/h. Chiếc M-50 có tầm bay kém hơn M-4 nhưng trần bay cao hơn (7400 km so với 8100 km và 16.500m so với 11000m).