Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

UAV giá rẻ của Nga khiến phòng không Ukraine khổ sở

04/07/2025 06:35

Với Shahed-136 phiên bản mới tích hợp AI và kết nối mạng di động, Moskva đang vẽ lại bản đồ công nghệ chiến tranh bằng thứ vũ khí rẻ tiền nhưng rất nguy hiểm.

Tuệ Minh
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Trong tháng 6 vừa qua, các hệ thống phòng không Ukraine đã phát hiện và bắn hạ một chiếc UAV cảm tử Nga, nhưng lần này xác máy bay không còn là loại Shahed-136 quen thuộc. Đó là một biến thể mới, mang theo hệ thống dẫn đường nâng cấp, mô-đun AI và thậm chí còn kết nối mạng di động Ukraine để truyền dữ liệu thời gian thực.
Trong tháng 6 vừa qua, các hệ thống phòng không Ukraine đã phát hiện và bắn hạ một chiếc UAV cảm tử Nga, nhưng lần này xác máy bay không còn là loại Shahed-136 quen thuộc. Đó là một biến thể mới, mang theo hệ thống dẫn đường nâng cấp, mô-đun AI và thậm chí còn kết nối mạng di động Ukraine để truyền dữ liệu thời gian thực.
Theo tình báo Ukraine công bố ngày 27/6, đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy Nga đã tiến xa khỏi cái bóng của vũ khí nhập khẩu từ Iran, và đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa UAV chiến đấu do nội địa tự phát triển.
Theo tình báo Ukraine công bố ngày 27/6, đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy Nga đã tiến xa khỏi cái bóng của vũ khí nhập khẩu từ Iran, và đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa UAV chiến đấu do nội địa tự phát triển.
Biến thể mới mang định danh "MS" (Modular Shahed) cho thấy sự chuyển mình mạnh mẽ của Moscow khi sửa đổi toàn bộ thiết kế điện tử của Shahed-136, tương tự cách DJI của Trung Quốc hay Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng trên thị trường quốc phòng. Từ hình thức bên ngoài đến cấu trúc bên trong, Shahed-136 MS là một bước tiến vượt trội.
Biến thể mới mang định danh "MS" (Modular Shahed) cho thấy sự chuyển mình mạnh mẽ của Moscow khi sửa đổi toàn bộ thiết kế điện tử của Shahed-136, tương tự cách DJI của Trung Quốc hay Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng trên thị trường quốc phòng. Từ hình thức bên ngoài đến cấu trúc bên trong, Shahed-136 MS là một bước tiến vượt trội.
Trên thực địa, Shahed-136 từ lâu đã là nỗi ám ảnh của phòng không Ukraine. Được Nga gọi bằng tên Geran-2, chiếc UAV này vốn do Iran thiết kế, bay bằng động cơ cánh quạt, mang theo đầu đạn và lao thẳng vào mục tiêu. Ưu điểm đáng gờm của nó không nằm ở độ chính xác hay tốc độ, mà ở chi phí sản xuất cực rẻ: khoảng 20.000 USD/chiếc vào năm 2023, trong khi Ukraine phải dùng tên lửa phòng không trị giá hàng trăm ngàn USD để đánh chặn.
Trên thực địa, Shahed-136 từ lâu đã là nỗi ám ảnh của phòng không Ukraine. Được Nga gọi bằng tên Geran-2, chiếc UAV này vốn do Iran thiết kế, bay bằng động cơ cánh quạt, mang theo đầu đạn và lao thẳng vào mục tiêu. Ưu điểm đáng gờm của nó không nằm ở độ chính xác hay tốc độ, mà ở chi phí sản xuất cực rẻ: khoảng 20.000 USD/chiếc vào năm 2023, trong khi Ukraine phải dùng tên lửa phòng không trị giá hàng trăm ngàn USD để đánh chặn.
Tuy nhiên, phiên bản mới khiến cuộc chơi không còn như cũ. Dòng Shahed-136 MS được tích hợp cảm biến hồng ngoại, thuật toán trí tuệ nhân tạo và hệ thống định vị kháng nhiễu hiện đại, biến một thứ vốn được ví như “đạn pháo bay” thành một UAV thông minh, có khả năng thích nghi và xuyên thủng lớp phòng không tinh vi hơn nhiều.
Tuy nhiên, phiên bản mới khiến cuộc chơi không còn như cũ. Dòng Shahed-136 MS được tích hợp cảm biến hồng ngoại, thuật toán trí tuệ nhân tạo và hệ thống định vị kháng nhiễu hiện đại, biến một thứ vốn được ví như “đạn pháo bay” thành một UAV thông minh, có khả năng thích nghi và xuyên thủng lớp phòng không tinh vi hơn nhiều.
Nga không chỉ nâng cấp thiết kế mà còn đẩy nhanh công nghiệp hóa sản xuất. Kể từ giữa năm 2023, Moskva đã thiết lập dây chuyền lắp ráp UAV tại đặc khu kinh tế Alabuga, tỉnh Tatarstan - cách tiền tuyến Ukraine hơn 1.200 km. Theo các nguồn tin, chỉ riêng tại đây đã có hơn 26.000 chiếc Shahed được sản xuất, với tốc độ khoảng 170 chiếc/ngày tính đến tháng 5/2025 và có thể đạt mốc 190 chiếc/ngày vào cuối năm.
Nga không chỉ nâng cấp thiết kế mà còn đẩy nhanh công nghiệp hóa sản xuất. Kể từ giữa năm 2023, Moskva đã thiết lập dây chuyền lắp ráp UAV tại đặc khu kinh tế Alabuga, tỉnh Tatarstan - cách tiền tuyến Ukraine hơn 1.200 km. Theo các nguồn tin, chỉ riêng tại đây đã có hơn 26.000 chiếc Shahed được sản xuất, với tốc độ khoảng 170 chiếc/ngày tính đến tháng 5/2025 và có thể đạt mốc 190 chiếc/ngày vào cuối năm.
Trong khi đó, một nhà máy thứ hai tại Izhevsk - Tổ hợp điện cơ Kupol, cũng bắt đầu lắp ráp Shahed. Những chiếc xuất xưởng tại đây có số hiệu trắng (trái với số hiệu vàng của Alabuga), hé lộ chiến lược phân tán sản xuất nhằm tránh nguy cơ bị trừng phạt hoặc tập kích tập trung. Ảnh vệ tinh cũng cho thấy diện tích xây dựng tại Alabuga đã mở rộng thêm 1,39 km², minh chứng cho mức độ đầu tư công nghiệp hóa mà Moskva dành cho chiến lược UAV cảm tử.
Trong khi đó, một nhà máy thứ hai tại Izhevsk - Tổ hợp điện cơ Kupol, cũng bắt đầu lắp ráp Shahed. Những chiếc xuất xưởng tại đây có số hiệu trắng (trái với số hiệu vàng của Alabuga), hé lộ chiến lược phân tán sản xuất nhằm tránh nguy cơ bị trừng phạt hoặc tập kích tập trung. Ảnh vệ tinh cũng cho thấy diện tích xây dựng tại Alabuga đã mở rộng thêm 1,39 km², minh chứng cho mức độ đầu tư công nghiệp hóa mà Moskva dành cho chiến lược UAV cảm tử.
Một chi tiết đáng chú ý là các UAV mới không còn dùng SIM của các nhà mạng Ukraine như Kyivstar hay Kazakhstan nữa, mà chuyển sang SIM không dấu hiệu nhận diện, do Nga tự sản xuất. Điều này không chỉ giúp giảm phụ thuộc nước ngoài, mà còn khiến UAV Nga có khả năng kết nối mạng di động Ukraine ngay khi vượt qua biên giới, một lợi thế cực lớn trong hoạt động dẫn đường và truyền tín hiệu thời gian thực.
Một chi tiết đáng chú ý là các UAV mới không còn dùng SIM của các nhà mạng Ukraine như Kyivstar hay Kazakhstan nữa, mà chuyển sang SIM không dấu hiệu nhận diện, do Nga tự sản xuất. Điều này không chỉ giúp giảm phụ thuộc nước ngoài, mà còn khiến UAV Nga có khả năng kết nối mạng di động Ukraine ngay khi vượt qua biên giới, một lợi thế cực lớn trong hoạt động dẫn đường và truyền tín hiệu thời gian thực.
Tính đến nay, biến thể Shahed-136 MS rơi ở tỉnh Sumy (Ukraine) được cho là sở hữu ăng-ten CRPA 4 đầu - công nghệ kiểm soát chùm phát xạ, cho phép định vị chính xác và chống nhiễu hiệu quả hơn hệ thống dẫn đường Nasir 8 kênh đời cũ của Iran. CRPA sử dụng tín hiệu GPS tần số L1 và L5, giúp UAV tránh bị vô hiệu hóa bởi thiết bị gây nhiễu điện tử của đối phương.
Tính đến nay, biến thể Shahed-136 MS rơi ở tỉnh Sumy (Ukraine) được cho là sở hữu ăng-ten CRPA 4 đầu - công nghệ kiểm soát chùm phát xạ, cho phép định vị chính xác và chống nhiễu hiệu quả hơn hệ thống dẫn đường Nasir 8 kênh đời cũ của Iran. CRPA sử dụng tín hiệu GPS tần số L1 và L5, giúp UAV tránh bị vô hiệu hóa bởi thiết bị gây nhiễu điện tử của đối phương.
Hơn thế, phần mềm điều khiển tích hợp AI cho phép Shahed tự nhận biết loại mục tiêu, điều chỉnh lộ trình tấn công, thậm chí phân biệt cấu trúc hạ tầng quân sự - dân sự thông qua hình ảnh nhiệt. Nếu kết hợp với thông tin mạng di động và dữ liệu thu thập được từ chiến trường, UAV này có thể trở thành vũ khí bán tự động, không chỉ để cảm tử mà còn để trinh sát hoặc dẫn đường cho đợt tấn công thứ hai.
Hơn thế, phần mềm điều khiển tích hợp AI cho phép Shahed tự nhận biết loại mục tiêu, điều chỉnh lộ trình tấn công, thậm chí phân biệt cấu trúc hạ tầng quân sự - dân sự thông qua hình ảnh nhiệt. Nếu kết hợp với thông tin mạng di động và dữ liệu thu thập được từ chiến trường, UAV này có thể trở thành vũ khí bán tự động, không chỉ để cảm tử mà còn để trinh sát hoặc dẫn đường cho đợt tấn công thứ hai.
Việc phát triển UAV theo hướng “nền tảng mở” cũng giúp Nga tùy biến Shahed cho từng nhiệm vụ: từ đánh phá cơ sở hạ tầng điện lực, kho đạn cho tới thiết bị radar. Theo các chuyên gia quốc phòng phương Tây, Nga đang tái định nghĩa khái niệm “vũ khí rẻ tiền” khi sử dụng UAV chỉ vài chục ngàn USD để buộc đối phương phải phóng tên lửa phòng không đắt đỏ gấp hàng chục lần.
Việc phát triển UAV theo hướng “nền tảng mở” cũng giúp Nga tùy biến Shahed cho từng nhiệm vụ: từ đánh phá cơ sở hạ tầng điện lực, kho đạn cho tới thiết bị radar. Theo các chuyên gia quốc phòng phương Tây, Nga đang tái định nghĩa khái niệm “vũ khí rẻ tiền” khi sử dụng UAV chỉ vài chục ngàn USD để buộc đối phương phải phóng tên lửa phòng không đắt đỏ gấp hàng chục lần.
Với sản lượng lên tới hàng trăm chiếc mỗi ngày, UAV Shahed mới cũng có thể trở thành mặt hàng xuất khẩu tiềm năng, điều khiến không ít nước phương Tây lo ngại về một “trật tự UAV toàn cầu mới” mà Moskva đang định hình.
Với sản lượng lên tới hàng trăm chiếc mỗi ngày, UAV Shahed mới cũng có thể trở thành mặt hàng xuất khẩu tiềm năng, điều khiến không ít nước phương Tây lo ngại về một “trật tự UAV toàn cầu mới” mà Moskva đang định hình.
Shahed-136 MS không còn là “quả pháo biết bay” như trước, mà đang dần trở thành nền tảng UAV mô-đun kiểu mới, có thể tích hợp trí tuệ nhân tạo, cảm biến cao cấp và khả năng chống nhiễu cao.
Shahed-136 MS không còn là “quả pháo biết bay” như trước, mà đang dần trở thành nền tảng UAV mô-đun kiểu mới, có thể tích hợp trí tuệ nhân tạo, cảm biến cao cấp và khả năng chống nhiễu cao.
Trong một thế giới mà vũ khí 20.000 USD có thể xuyên thủng hệ thống phòng không trị giá hàng triệu USD, ưu thế chiến trường không còn thuộc về những quốc gia nhiều tiền, mà thuộc về những quốc gia biết tận dụng công nghệ, công nghiệp và sự thông minh trong thiết kế.
Trong một thế giới mà vũ khí 20.000 USD có thể xuyên thủng hệ thống phòng không trị giá hàng triệu USD, ưu thế chiến trường không còn thuộc về những quốc gia nhiều tiền, mà thuộc về những quốc gia biết tận dụng công nghệ, công nghiệp và sự thông minh trong thiết kế.
UAV Shahed-136 MS khiến Ukraine tiêu hao năng lực phòng không.

Bạn có thể quan tâm

Công bố 6 bài toán lớn về khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong lĩnh vực Quốc phòng

Công bố 6 bài toán lớn về khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong lĩnh vực Quốc phòng

Hải quân Mỹ chuẩn bị tập trận quy mô toàn cầu

Hải quân Mỹ chuẩn bị tập trận quy mô toàn cầu

Siêu tăng Challenger 2 TES chấp loạt RPG vẫn sống sót

Siêu tăng Challenger 2 TES chấp loạt RPG vẫn sống sót

Phòng tuyến Ukraine ở Chasov Yar nguy cấp, Nga vượt qua "chốt chặn" Zemlyanki

Phòng tuyến Ukraine ở Chasov Yar nguy cấp, Nga vượt qua "chốt chặn" Zemlyanki

Ấn Độ bắt tay với Nga nâng cấp phi đội Su-30MKI

Ấn Độ bắt tay với Nga nâng cấp phi đội Su-30MKI

Ukraine tung chiêu làm mù hệ thống phòng không S-400 của Nga

Ukraine tung chiêu làm mù hệ thống phòng không S-400 của Nga

Tại sao Ukraine không cho máy bay Mirage 2000-5F cất cánh?

Tại sao Ukraine không cho máy bay Mirage 2000-5F cất cánh?

Vì sao Nga từ chối cung cấp hệ thống S-400 cho Iran

Vì sao Nga từ chối cung cấp hệ thống S-400 cho Iran

Lưới phòng không "sụp đổ", Israel tìm cách mua lá chắn tên lửa Mỹ

Lưới phòng không "sụp đổ", Israel tìm cách mua lá chắn tên lửa Mỹ

Nga tung drone 'Quả việt quất chết chóc" tấn công Ukraine

Nga tung drone 'Quả việt quất chết chóc" tấn công Ukraine

Bổ sung nhân sự cán bộ Quân đội quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khoá XIV

Bổ sung nhân sự cán bộ Quân đội quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khoá XIV

Bom chì vũ khí bóng tối khiến đối phương "tắt điện"

Top tin bài hot nhất

Phòng tuyến Ukraine ở Chasov Yar nguy cấp, Nga vượt qua "chốt chặn" Zemlyanki

Phòng tuyến Ukraine ở Chasov Yar nguy cấp, Nga vượt qua "chốt chặn" Zemlyanki

03/07/2025 19:33
Ấn Độ bắt tay với Nga nâng cấp phi đội Su-30MKI

Ấn Độ bắt tay với Nga nâng cấp phi đội Su-30MKI

03/07/2025 14:05
Ukraine tung chiêu làm mù hệ thống phòng không S-400 của Nga

Ukraine tung chiêu làm mù hệ thống phòng không S-400 của Nga

03/07/2025 13:33
UAV giá rẻ của Nga khiến phòng không Ukraine khổ sở

UAV giá rẻ của Nga khiến phòng không Ukraine khổ sở

04/07/2025 06:35
Siêu tăng Challenger 2 TES chấp loạt RPG vẫn sống sót

Siêu tăng Challenger 2 TES chấp loạt RPG vẫn sống sót

03/07/2025 21:31

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status