Nga tung drone 'Quả việt quất chết chóc" tấn công Ukraine

Nga lần đầu tiên triển khai loại máy bay không người lái cảm tử hoàn toàn mới mang tên Chernika (nghĩa là 'quả việt quất') tấn công thành phố Kharkiv, Ukraine.

Loại drone này không chỉ là minh chứng cho xu thế công nghệ chiến trường hiện đại, mà còn cho thấy chiến lược tiến hóa không ngừng của Nga trong việc phát triển các vũ khí tấn công giá rẻ, hiệu quả và khó đối phó.

Theo các nguồn tin RBC Ukraine, GwaraMedia, và Defence-UA, Chernika là một dòng drone cảm tử cỡ nhỏ, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu cố định ở khoảng cách tầm trung.

Có hai biến thể chính được ghi nhận là Chernika-1 có trọng khoảng 3,5 kg, tầm bay khoảng 80km, đầu đạn nhỏ khoảng 0,5 – 0,7kg, thường dùng để tấn công mục tiêu mềm như xe bán tải, radar, kho tạm.

Chernika-2 có trọng lượng lớn hơn, khả năng mang đầu nổ lên đến 3,5kg, hệ thống điều hướng GPS + quán tính, có thể tự tìm đến mục tiêu theo tọa độ định sẵn; có khả năng tự động hóa cao, phù hợp với chiến tranh bầy đàn và tấn công theo nhóm.

Điểm đặc biệt là cấu trúc đơn giản, chi phí sản xuất thấp, dễ lắp ráp hàng loạt, phù hợp với chiến thuật 'bão drone' mà Nga đang áp dụng ở nhiều mặt trận.

Với thiết kế tối giản và nguyên vật liệu rẻ tiền (thường dùng nhựa composite, nhôm nhẹ), Drone Chernika được sản xuất hàng loạt như drone Shahed của Iran, trở thành công cụ 'bắn tiêu hao' lý tưởng. Chernika-1 có kích thước rất nhỏ, bề mặt phản xạ radar thấp, tiếng ồn kém, khiến nó khó bị phát hiện bằng radar hoặc cảm biến âm thanh.

Biến thể Chernika-2 được cho là có khả năng hoạt động độc lập sau khi phóng, không cần điều khiển liên tục, thích hợp để vượt qua các vùng bị gây nhiễu mạnh. Theo giới quan sát và các chuyên gia phân tích, việc xuất hiện một mẫu drone nội địa như Chernika chứng tỏ Nga đã nắm vững quy trình thiết kế, sản xuất, vận hành UAV cảm tử, và có thể duy trì năng lực tấn công dù bị cấm vận linh kiện công nghệ cao.

Ngày 30/6, Thị trưởng Kharkiv, ông Ihor Terekhov, xác nhận Drone Chernika đã được sử dụng để tấn công một cơ sở hạ tầng trong thành phố, đánh dấu lần đầu tiên loại drone này xuất hiện tại chiến trường Ukraine. Tuy không gây thiệt hại lớn, nhưng vụ tấn công là thông điệp rõ ràng về việc Nga đang từng bước đa dạng hóa kho vũ khí không người lái, thay thế dần các dòng drone Shahed nhập khẩu.

Các hệ thống phòng không như Patriot, IRIS-T hay NASAMS vốn được triển khai để ngăn chặn các đòn tấn công quy mô lớn bằng tên lửa và UAV cỡ lớn. Tuy nhiên, trước các mẫu UAV nhỏ như Chernika, radar khó phát hiện, do diện tích phản xạ rất nhỏ.

Chi phí đánh chặn cao hơn chi phí UAV, khiến Ukraine bị ‘lỗ’ khi phải dùng tên lửa trị giá hàng trăm nghìn USD để hạ UAV chỉ vài nghìn USD. UAV tấn công theo bầy, gây quá tải cho hệ thống phòng không Ukraine. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cho Ukraine phải tăng cường các giải pháp đánh chặn tầng thấp, tầm gần như pháo phòng không, UAV săn UAV, và hệ thống tác chiến điện tử quy mô nhỏ.

Drone Chernika, dù nhỏ và đơn giản, nhưng mang ý nghĩa chiến lược trong tác chiến hiện đại: chiến tranh chi phí thấp, tự động hóa, phi đối xứng và tiêu hao năng lực phòng thủ của đối phương.

Việc Nga tung ra loại UAV này trong bối cảnh cuộc chiến kéo dài cho thấy Moscow đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tiêu hao lâu dài, và chiến trường Ukraine có thể chứng kiến làn sóng UAV 'Made in Russia' nhiều hơn trong tương lai gần.

Chi tiết về Chernika-1 và Chernika-2, Drone "quả việt quất chết chóc" Nga vừa tung ra chiến trường.

Dùng drone truy vết, ngăn chặn săn trộm động vật hoang dã

Việc ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là máy bay không người lái để theo dõi và bảo vệ các loài động vật hoang dã đã đem lại những kết quả không ngờ.

Trong bối cảnh nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắt và buôn bán trái phép, việc ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là máy bay không người lái của Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã Việt Nam để theo dõi và bảo vệ các loài động vật hoang dã đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận.

thai-te-te.jpg
Thạc sĩ Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã Việt Nam (Save Vietnam's Wildlife - SVW).

Nga tung 3000 drone tự huỷ AI, Ukraine liệu có khiếp sợ?

Theo TASS, quân đội Nga đã nhận được 3.000 drone tự hủy Mikrob tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để sử dụng trong “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine.

Nga tung 3000 drone tu huy AI, Ukraine lieu co khiep so?
Mikrob được trang bị công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) cho phép tự động theo dõi mục tiêu sau khi khóa bằng điều khiển từ xa. Theo Alexander Gryaznov, nhà phát triển của Mikrob, AI trên drone có thể duy trì theo dõi ngay cả khi mục tiêu cố gắng tránh né. 
Nga tung 3000 drone tu huy AI, Ukraine lieu co khiep so?-Hinh-2
 Mikrob được thiết kế để hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt, với khả năng chịu tải lớn và tốc độ cao. Một đội vận hành có thể kiểm soát tới 40 drone cùng lúc, tạo ra hiệu quả phá hủy vượt xa giá trị của 3.000 thiết bị đã triển khai. Điểm đặc biệt của Mikrob là khả năng mô-đun hóa: các bộ phận như cảm biến nhiệt cho hoạt động ban đêm hoặc hệ thống liên lạc tùy chỉnh có thể được thay đổi để phù hợp với từng nhiệm vụ cụ thể. 
Nga tung 3000 drone tu huy AI, Ukraine lieu co khiep so?-Hinh-3
Gryaznov nhấn mạnh rằng Mikrob không chỉ là một công cụ quân sự tiên tiến mà còn đại diện cho bước tiến mới trong chiến tranh hiện đại. Trong khi đó, phương Tây cũng đang phát triển các hệ thống tương tự nhằm duy trì lợi thế công nghệ trên chiến trường.  
Nga tung 3000 drone tu huy AI, Ukraine lieu co khiep so?-Hinh-4
Dẫn đầu trong số đó là Switchblade 600 của Mỹ, một drone nhỏ gọn nhưng được trang bị hỏa lực mạnh mẽ. Với khả năng tấn công chính xác vào các mục tiêu bọc thép, Switchblade 600 cho thấy cách mà quân đội phương Tây sử dụng drone để tiêu diệt các tài sản quan trọng với sự hỗ trợ hậu cần tối thiểu. 
Nga tung 3000 drone tu huy AI, Ukraine lieu co khiep so?-Hinh-5
 Tương tự, Phoenix Ghost – một loại drone khác của Mỹ – cũng được thiết kế cho các nhiệm vụ đặc thù, với khả năng tự động nhắm mục tiêu và hoạt động độc lập. Ở châu Âu, Camcopter S-100 của Áo đi theo hướng khác, tập trung vào việc thu thập thông tin tình báo và hỗ trợ tấn công khi cần thiết. 
Nga tung 3000 drone tu huy AI, Ukraine lieu co khiep so?-Hinh-6
Tuy nhiên, việc ứng dụng AI trong vũ khí tự động đặt ra nhiều vấn đề đạo đức và thực tiễn. Một trường hợp điển hình là drone KARGU-2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, vào năm 2020, KARGU-2 đã tự động tiêu diệt một mục tiêu mà không cần sự can thiệp của con người trong cuộc xung đột tại Libya. Điều này dấy lên lo ngại về việc để máy móc đưa ra quyết định sống còn.  
Nga tung 3000 drone tu huy AI, Ukraine lieu co khiep so?-Hinh-7
Các tổ chức nhân quyền và chuyên gia quân sự đã kêu gọi một khung pháp lý quốc tế để giám sát việc sử dụng vũ khí tự động, tránh những hậu quả không lường trước từ công nghệ này.  
Nga tung 3000 drone tu huy AI, Ukraine lieu co khiep so?-Hinh-8
Việc triển khai số lượng lớn drone Mikrob được cho là sẽ mang lại cho quân đội Nga nhiều lợi thế chiến lược. Các drone này không chỉ giúp trinh sát và giám sát thời gian thực mà còn tăng hiệu quả tấn công với rủi ro thấp hơn. Đặc biệt, khả năng tự động tấn công và tính linh hoạt của chúng tạo nên ưu thế lớn trong các tình huống chiến đấu phức tạp.  

Nga tung 3000 drone tu huy AI, Ukraine lieu co khiep so?-Hinh-9
 Với thiết kế nhỏ gọn, tốc độ cao và khả năng hoạt động theo bầy, Mikrob có thể tiến hành các đợt tấn công đồng loạt, phối hợp nhịp nhàng để tiêu diệt nhiều mục tiêu cùng lúc. Ngoài ra, việc Nga công bố sử dụng công nghệ này còn mang giá trị tuyên truyền lớn, khẳng định sức mạnh và sự tiên tiến của quân đội nước này trước công chúng và cộng đồng quốc tế. 
Nga tung 3000 drone tu huy AI, Ukraine lieu co khiep so?-Hinh-10
Dù vậy, việc sử dụng drone AI cũng không tránh khỏi những rủi ro. Sai sót trong nhận diện mục tiêu có thể gây thương vong cho dân thường hoặc tấn công nhầm vào các đối tượng không mong muốn. Hơn nữa, việc đẩy mạnh công nghệ này có thể khiến xung đột leo thang và tạo ra những thách thức mới trên chiến trường.  
Nga tung 3000 drone tu huy AI, Ukraine lieu co khiep so?-Hinh-11
Việc triển khai 3.000 drone AI của Nga không chỉ mở ra một kỷ nguyên mới trong chiến tranh hiện đại mà còn đặt ra những câu hỏi về tương lai của vũ khí tự động trên toàn cầu. Sự phát triển này đòi hỏi một cách tiếp cận thận trọng hơn, với sự giám sát chặt chẽ để đảm bảo an toàn và trách nhiệm. (Nguồn ảnh: Wikipedia, Tass, Izvestia, Regnum, Ria Novosti, The War Zone)

Xe bán tải Tesla gắn súng máy Mỹ bắn nổ tung drone

Lãnh đạo Cộng hòa Chechnya thuộc Nga Ramzan Kadyrov đã công bố video ghi lại cảnh 2 xe bán tải điện Cybertruck của Tesla, gắn 2 khẩu súng máy hạng nặng M2 Browning do Mỹ sản xuất bắn nổ 1 chiếc drone.

Xe ban tai Tesla gan sung may My ban no tung drone
Lãnh đạo Checknya thuộc Nga thông báo hôm 20/9 rằng, Nga đã gửi thêm 2 chiếc xe bán tải điện Cybertruck đến khu vực chiến sự trong cuộc xung đột ở Ukraine
Xe ban tai Tesla gan sung may My ban no tung drone-Hinh-2
Ông Ramzan Kadyrov cũng đăng một video cho thấy hai chiếc xe bán tải điện của hãng Tesla này đang cơ động và tác chiến với súng máy hạng nặng. 
Xe ban tai Tesla gan sung may My ban no tung drone-Hinh-3
Đoạn video xuất hiện chỉ 1 ngày sau khi ông Kadyrov nói rằng ông Elon Musk, giám đốc điều hành Tesla, đã vô hiệu hóa từ xa một chiếc xe Cybertruck mà tỷ phú người Mỹ đã "tặng cho ông Kadyrov". 
Xe ban tai Tesla gan sung may My ban no tung drone-Hinh-4
 Đoạn video hôm 20/9 cho thấy 2 chiếc xe bán tải điện Cybertruck được gắn súng máy do các quân nhân điều khiển.
Xe ban tai Tesla gan sung may My ban no tung drone-Hinh-5
 Những chiếc xe di chuyển dọc theo một con đường đất trong khi có hai xe địa hình đi kèm.
Xe ban tai Tesla gan sung may My ban no tung drone-Hinh-6
 Sau đó, các xe này dừng trên một ngọn đồi nhỏ và nổ súng vào một máy bay không người lái.
Xe ban tai Tesla gan sung may My ban no tung drone-Hinh-7
 "Thiết bị của phương Tây đang hoạt động rất tốt chống lại Ukraine. Tính cơ động, tiện lợi là những điều rất được ưa chuộng", ông Ramzan Kadyrov nói.
Xe ban tai Tesla gan sung may My ban no tung drone-Hinh-8
 Tổng thống Chechnya cho biết "không thể có một cách quảng cáo nào tốt hơn cho Cybertruck. Chúng tôi chắc chắn biết cách sử dụng chúng".
Xe ban tai Tesla gan sung may My ban no tung drone-Hinh-9
 Ông Ramzan Kadyrov cho hay 2 chiếc Cybertruck mới được gửi tới Ukraine không bị ảnh hưởng bởi việc ông Musk vô hiệu hóa chiếc xe mà lãnh đạo Chechnya "được tặng".
Xe ban tai Tesla gan sung may My ban no tung drone-Hinh-10
 Ông Kadyrov không nêu rõ bằng cách nào ông sở hữu 2 chiếc Cybertruck đã được gửi tới Ukraine.
Xe ban tai Tesla gan sung may My ban no tung drone-Hinh-11
 Tesla Cybertruck là một chiếc xe điện được cách điệu hóa với bề ngoài tương đối mạnh mẽ, mặc dù nó chưa bao giờ được thiết kế để sử dụng cho mục đích quân sự.
Xe ban tai Tesla gan sung may My ban no tung drone-Hinh-12
 Được Tesla trình làng tháng 11/2019, Cybertruck là mẫu xe bán tải với thiết kế góc cạnh và "hầm hố", có khả năng tăng tốc như siêu xe với tầm hoạt động hơn 800 km sau mỗi lần sạc đầy pin.
Xe ban tai Tesla gan sung may My ban no tung drone-Hinh-13
 Chiếc xe này có sẵn trên thị trường với giá khởi điểm hơn 200.000 USD.
Xe ban tai Tesla gan sung may My ban no tung drone-Hinh-14
 Trước đó vào ngày 17/8, ông Kadyrov thông báo: "Chúng tôi đã nhận được chiếc Tesla Cybertruck từ ông Elon Musk. Tôi rất vui khi được thử nghiệm công nghệ mới này và tận mắt chứng kiến lý do tại sao nó được gọi một cách chính xác là một con quái vật".
Xe ban tai Tesla gan sung may My ban no tung drone-Hinh-15
 Tuy nhiên, tỷ phú Musk, giám đốc điều hành của nhà sản xuất Cybertruck Tesla, đã bác bỏ thông tin này trên mạng xã hội X.
Xe ban tai Tesla gan sung may My ban no tung drone-Hinh-16
 Ông Musk nói "Ai đó kém thông minh đến mức nghĩ rằng tôi tặng một chiếc Cybertruck cho một vị tướng Nga sao? Thật đáng kinh ngạc".
Xe ban tai Tesla gan sung may My ban no tung drone-Hinh-17
 Được biết chiếc xe tải điện của Tổng thống Kadyrov xuất hiện trước đó được gắn một khẩu đại niên Kord cỡ nòng 12,7mm do Nga sản xuất.
Xe ban tai Tesla gan sung may My ban no tung drone-Hinh-18
 Tốc độ bắn tối đa khoảng 750 phát một phút. Khả năng sát thương của súng máy Kord trong phạm vi 2.000 m với mục tiêu mặt đất; 1.500 m với mục tiêu trên không.
Xe ban tai Tesla gan sung may My ban no tung drone-Hinh-19
 Tuy nhiên trong video của cặp đôi Cybertruck vừa được ông Ramzan Kadyrov đăng tại lại cho thấy chúng được gắn súng máy hạng nặng M2 Browning do Mỹ sản xuất.
Xe ban tai Tesla gan sung may My ban no tung drone-Hinh-20
 Không rõ những chiếc xe bán tải điện đến từ Tesla của Tổng thống Kadyrov lấy những khẩu súng máy hạng nặng này từ đâu.
Xe ban tai Tesla gan sung may My ban no tung drone-Hinh-21
 Trong video cho thấy lính Chechnya đã dùng súng máy hạng nặng M2 Browning bắn nổ drone.
Xe ban tai Tesla gan sung may My ban no tung drone-Hinh-22
 Lãnh đạo Chechnya đánh giá cao chiếc Cybertruck đã được gửi đến tiền tuyến trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, và gọi nó là siêu xe "quái vật".
Xe ban tai Tesla gan sung may My ban no tung drone-Hinh-23
Theo ông, chiếc xe đã "thể hiện khả năng cơ động và bảo vệ tốt cho các binh sĩ" cũng như "có màn thể hiện xuất sắc" trên chiến trường. Hiện hãng Tesla và Ukraine chưa bình luận về những thông tin này.