Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Ấn Độ bắt tay với Nga nâng cấp phi đội Su-30MKI

03/07/2025 14:05

Phía Ấn Độ vừa đàm phán với Nga để hiện đại hóa phi đội máy bay chiến đấu Su-30MKI. Vậy những khả năng mới nào đang được xem xét?

Thiên Đăng
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Radjnath Singh đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Andrey Belousov về việc hiện đại hóa hơn nữa phi đội máy bay chiến đấu Su-30MKI của nước này. Ảnh: @ Defense News.
Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Radjnath Singh đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Andrey Belousov về việc hiện đại hóa hơn nữa phi đội máy bay chiến đấu Su-30MKI của nước này. Ảnh: @ Defense News.
Theo Bộ Quốc phòng Ấn Độ, cuộc hội đàm được tổ chức "trong bối cảnh Chiến dịch Sindoor", liên quan đến cuộc tấn công của Ấn Độ vào Pakistan vào đầu tháng 5, khiến nước này mất một số máy bay chiến đấu, bao gồm cả máy bay chiến đấu Rafale mới mua từ Pháp. Ảnh: @ Defence News India.
Theo Bộ Quốc phòng Ấn Độ, cuộc hội đàm được tổ chức "trong bối cảnh Chiến dịch Sindoor", liên quan đến cuộc tấn công của Ấn Độ vào Pakistan vào đầu tháng 5, khiến nước này mất một số máy bay chiến đấu, bao gồm cả máy bay chiến đấu Rafale mới mua từ Pháp. Ảnh: @ Defence News India.
Rafale và Su-30MKI tạo nên đội quân tinh nhuệ của phi đội máy bay chiến đấu Ấn Độ, với 36 chiếc Rafale được mua từ Pháp và hơn 270 chiếc Su-30 mua từ Nga. Ảnh: @ Defense News.
Rafale và Su-30MKI tạo nên đội quân tinh nhuệ của phi đội máy bay chiến đấu Ấn Độ, với 36 chiếc Rafale được mua từ Pháp và hơn 270 chiếc Su-30 mua từ Nga. Ảnh: @ Defense News.
Su-30MKI được coi là máy bay chiến đấu có năng lực nhất ở Ấn Độ và theo một số nguồn tin trên thế giới, nó được Ấn Độ mua vào năm 2002, với các tính năng như radar mảng pha và động cơ vectơ lực đẩy ba chiều, kết hợp với tầm bay rất xa và kích thước cực lớn của bộ cảm biến mà nó có thể chứa, điều này giúp Su-30MKI vượt trội hơn so với các máy bay đối thủ. Ảnh: @ Meta-Defense.fr.
Su-30MKI được coi là máy bay chiến đấu có năng lực nhất ở Ấn Độ và theo một số nguồn tin trên thế giới, nó được Ấn Độ mua vào năm 2002, với các tính năng như radar mảng pha và động cơ vectơ lực đẩy ba chiều, kết hợp với tầm bay rất xa và kích thước cực lớn của bộ cảm biến mà nó có thể chứa, điều này giúp Su-30MKI vượt trội hơn so với các máy bay đối thủ. Ảnh: @ Meta-Defense.fr.
Tuy nhiên, vị thế của máy bay chiến đấu này đã dần suy giảm đáng kể kể từ đó, khi các cảm biến, động cơ và vũ khí của nó được cho là ngày càng lỗi thời, do đó không thể mang lại lợi thế lớn so với các máy bay chiến đấu thế hệ mới của Trung Quốc như J-16 hoặc J-10C (loại J-10C đã được xuất khẩu sang Pakistan). Ảnh: @ Defense News.
Tuy nhiên, vị thế của máy bay chiến đấu này đã dần suy giảm đáng kể kể từ đó, khi các cảm biến, động cơ và vũ khí của nó được cho là ngày càng lỗi thời, do đó không thể mang lại lợi thế lớn so với các máy bay chiến đấu thế hệ mới của Trung Quốc như J-16 hoặc J-10C (loại J-10C đã được xuất khẩu sang Pakistan). Ảnh: @ Defense News.
Với đội hình máy bay Su-30MKI dự kiến ​​sẽ phục vụ đến những năm 2040, Ấn Độ có lý do chính đáng để đầu tư vào việc hiện đại hóa ít nhất một phần lớn phi đội này. Ba bộ phận của máy bay Su-30MKI có thể đặc biệt dễ cải thiện, mỗi bộ phận sẽ cách mạng hóa hiệu suất, là radar, động cơ và vũ khí không đối không. Ảnh: @ Defence News India.
Với đội hình máy bay Su-30MKI dự kiến ​​sẽ phục vụ đến những năm 2040, Ấn Độ có lý do chính đáng để đầu tư vào việc hiện đại hóa ít nhất một phần lớn phi đội này. Ba bộ phận của máy bay Su-30MKI có thể đặc biệt dễ cải thiện, mỗi bộ phận sẽ cách mạng hóa hiệu suất, là radar, động cơ và vũ khí không đối không. Ảnh: @ Defence News India.
N011M là một trong những radar lớn nhất được tích hợp vào bất kỳ máy bay chiến đấu nào trên thế giới với trọng lượng khoảng 650 kg, và việc thay thế nó bằng một radar mảng quét điện tử chủ động hiện đại (AESA) có thể cải thiện đáng kể khả năng nhận thức tình huống, khả năng nhắm mục tiêu và tiềm năng tác chiến điện tử của máy bay chiến đấu. Ảnh: @ Defence News India.
N011M là một trong những radar lớn nhất được tích hợp vào bất kỳ máy bay chiến đấu nào trên thế giới với trọng lượng khoảng 650 kg, và việc thay thế nó bằng một radar mảng quét điện tử chủ động hiện đại (AESA) có thể cải thiện đáng kể khả năng nhận thức tình huống, khả năng nhắm mục tiêu và tiềm năng tác chiến điện tử của máy bay chiến đấu. Ảnh: @ Defence News India.
Mặc dù Bộ Quốc phòng Ấn Độ trước đây đã có kế hoạch mua một radar mảng quét điện tử chủ động hiện đại (AESA) do trong nước phát triển, nhưng những câu hỏi liên quan đến khả năng của ngành điện tử nước này trong việc sản xuất một mẫu thiết kế radar cạnh tranh theo đúng tiến độ đã được cân nhắc rộng rãi. Ảnh: @ Meta-Defense.fr.
Mặc dù Bộ Quốc phòng Ấn Độ trước đây đã có kế hoạch mua một radar mảng quét điện tử chủ động hiện đại (AESA) do trong nước phát triển, nhưng những câu hỏi liên quan đến khả năng của ngành điện tử nước này trong việc sản xuất một mẫu thiết kế radar cạnh tranh theo đúng tiến độ đã được cân nhắc rộng rãi. Ảnh: @ Meta-Defense.fr.
Vì vậy, một radar AESA của Nga dựa trên thiết kế mới được phát triển cho máy bay chiến đấu Su-57M1, có thể là một giải pháp tạm thời sẵn có và tiên tiến hơn cho một phần của đội bay Su-30MKI Ấn Độ, cho đến khi một giải pháp thay thế nội địa hoàn thành quá trình phát triển. Ảnh: @ Defence News India.
Vì vậy, một radar AESA của Nga dựa trên thiết kế mới được phát triển cho máy bay chiến đấu Su-57M1, có thể là một giải pháp tạm thời sẵn có và tiên tiến hơn cho một phần của đội bay Su-30MKI Ấn Độ, cho đến khi một giải pháp thay thế nội địa hoàn thành quá trình phát triển. Ảnh: @ Defence News India.
Việc tích hợp động cơ mới AL-41F1S vào máy bay chiến đấu Su-35 vào phi đội Su-30SM của Nga bắt đầu vào năm 2022, điển hình với việc Belarus đã chuyển các đơn đặt hàng của riêng mình từ mua máy bay chiến đấu Su-30SM cơ bản, sang mua biến thể có động cơ mới, được gọi là Su-30SM2. Ảnh: @ DefenceXP.
Việc tích hợp động cơ mới AL-41F1S vào máy bay chiến đấu Su-35 vào phi đội Su-30SM của Nga bắt đầu vào năm 2022, điển hình với việc Belarus đã chuyển các đơn đặt hàng của riêng mình từ mua máy bay chiến đấu Su-30SM cơ bản, sang mua biến thể có động cơ mới, được gọi là Su-30SM2. Ảnh: @ DefenceXP.
Lớp động cơ mới AL-41F1S này là bản hiện đại hóa sâu của động cơ AL-31F mà phi đội Su-30MKI cũ của Ấn Độ đang sử dụng. Thế nên, nếu được tích hợp trên toàn bộ phi đội Su-30MKI của Ấn Độ, động cơ AL-41F1S này sẽ cải thiện đáng kể hiệu suất bay và tầm bay của máy bay chiến đấu. Động cơ này cũng sẽ cho phép Su-30MKI bay siêu thanh mà không cần sử dụng bộ đốt sau, một khả năng được gọi là siêu hành trình, giúp cải thiện đáng kể hiệu suất nhiên liệu, nếu cần máy bay chiến đấu để phản ứng nhanh với các mối đe dọa ở xa. Nhu cầu bảo dưỡng và chi phí vận hành loại động cơ này cũng thấp hơn đáng kể. Ảnh: @ Meta-Defense.fr.
Lớp động cơ mới AL-41F1S này là bản hiện đại hóa sâu của động cơ AL-31F mà phi đội Su-30MKI cũ của Ấn Độ đang sử dụng. Thế nên, nếu được tích hợp trên toàn bộ phi đội Su-30MKI của Ấn Độ, động cơ AL-41F1S này sẽ cải thiện đáng kể hiệu suất bay và tầm bay của máy bay chiến đấu. Động cơ này cũng sẽ cho phép Su-30MKI bay siêu thanh mà không cần sử dụng bộ đốt sau, một khả năng được gọi là siêu hành trình, giúp cải thiện đáng kể hiệu suất nhiên liệu, nếu cần máy bay chiến đấu để phản ứng nhanh với các mối đe dọa ở xa. Nhu cầu bảo dưỡng và chi phí vận hành loại động cơ này cũng thấp hơn đáng kể. Ảnh: @ Meta-Defense.fr.
Một thiếu sót lớn nhất của Su-30MKi vẫn là vũ khí không đối không R-77-1, loại tên lửa này bị các loại tên lửa hiện đại của Trung Quốc và Mỹ như PL-15, PL-16, AIM-120D và AIM-260 vượt trội hơn nhiều. Các lựa chọn thay thế Ấn Độ có thể nghĩ tới là tên lửa R-77M vốn được phát triển cho Su-57 phần lớn thu hẹp khoảng cách về hiệu suất với tầm bắn khoảng 200 km, gấp đôi so với R-77 cơ bản, cũng như dẫn đường bằng ăng-ten mảng pha chủ động. Ảnh: @ Defence News India.
Một thiếu sót lớn nhất của Su-30MKi vẫn là vũ khí không đối không R-77-1, loại tên lửa này bị các loại tên lửa hiện đại của Trung Quốc và Mỹ như PL-15, PL-16, AIM-120D và AIM-260 vượt trội hơn nhiều. Các lựa chọn thay thế Ấn Độ có thể nghĩ tới là tên lửa R-77M vốn được phát triển cho Su-57 phần lớn thu hẹp khoảng cách về hiệu suất với tầm bắn khoảng 200 km, gấp đôi so với R-77 cơ bản, cũng như dẫn đường bằng ăng-ten mảng pha chủ động. Ảnh: @ Defence News India.
Tên lửa không đối không tầm xa R-37M sẽ mở rộng phạm vi giao chiến không đối không của Su-30MKI lên khoảng 350 km, với tên lửa có thể tiếp cận mục tiêu nhanh hơn nhiều, trong khi mang theo đầu đạn lớn hơn nhiều. Ảnh: @ Defence News India.
Tên lửa không đối không tầm xa R-37M sẽ mở rộng phạm vi giao chiến không đối không của Su-30MKI lên khoảng 350 km, với tên lửa có thể tiếp cận mục tiêu nhanh hơn nhiều, trong khi mang theo đầu đạn lớn hơn nhiều. Ảnh: @ Defence News India.

Bạn có thể quan tâm

Phòng tuyến Ukraine ở Chasov Yar nguy cấp, Nga vượt qua "chốt chặn" Zemlyanki

Phòng tuyến Ukraine ở Chasov Yar nguy cấp, Nga vượt qua "chốt chặn" Zemlyanki

Ukraine tung chiêu làm mù hệ thống phòng không S-400 của Nga

Ukraine tung chiêu làm mù hệ thống phòng không S-400 của Nga

Tại sao Ukraine không cho máy bay Mirage 2000-5F cất cánh?

Tại sao Ukraine không cho máy bay Mirage 2000-5F cất cánh?

Vì sao Nga từ chối cung cấp hệ thống S-400 cho Iran

Vì sao Nga từ chối cung cấp hệ thống S-400 cho Iran

Lưới phòng không "sụp đổ", Israel tìm cách mua lá chắn tên lửa Mỹ

Lưới phòng không "sụp đổ", Israel tìm cách mua lá chắn tên lửa Mỹ

Bổ sung nhân sự cán bộ Quân đội quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khoá XIV

Bổ sung nhân sự cán bộ Quân đội quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khoá XIV

Bom chì vũ khí bóng tối khiến đối phương "tắt điện"

Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Italia lần thứ 5

Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Italia lần thứ 5

Trung Quốc trình làng “muỗi robot” trinh sát siêu nhỏ

Trung Quốc trình làng “muỗi robot” trinh sát siêu nhỏ

Hỏa thần HIMARS thêm đáng sợ với nâng cấp tên lửa siêu thanh

Hỏa thần HIMARS thêm đáng sợ với nâng cấp tên lửa siêu thanh

Nga đã có thể khống chế thành phố Sumy bằng pháo binh

Nga đã có thể khống chế thành phố Sumy bằng pháo binh

“Món hời” khi Nga chiếm giữ mỏ lithium của Ukraine

“Món hời” khi Nga chiếm giữ mỏ lithium của Ukraine

Top tin bài hot nhất

Vì sao Nga từ chối cung cấp hệ thống S-400 cho Iran

Vì sao Nga từ chối cung cấp hệ thống S-400 cho Iran

03/07/2025 07:49
Lưới phòng không "sụp đổ", Israel tìm cách mua lá chắn tên lửa Mỹ

Lưới phòng không "sụp đổ", Israel tìm cách mua lá chắn tên lửa Mỹ

02/07/2025 20:35
Tại sao Ukraine không cho máy bay Mirage 2000-5F cất cánh?

Tại sao Ukraine không cho máy bay Mirage 2000-5F cất cánh?

03/07/2025 10:23
Ấn Độ bắt tay với Nga nâng cấp phi đội Su-30MKI

Ấn Độ bắt tay với Nga nâng cấp phi đội Su-30MKI

03/07/2025 14:05
Ukraine tung chiêu làm mù hệ thống phòng không S-400 của Nga

Ukraine tung chiêu làm mù hệ thống phòng không S-400 của Nga

03/07/2025 13:33

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status