Kon Tum: Dệt thủ công Ba Na là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na tại các huyện Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy và TP Kon Tum được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Việc đưa nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống, nghề thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum, góp phần phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Nghề dệt thủ công truyền thống còn là một chuẩn mực về vẻ đẹp để đánh giá giá trị của người phụ nữ Ba Na, thể hiện sự tinh tế, tài hoa, khéo léo và tính thẩm mỹ của người dệt và là điểm nhấn để các chàng trai Ba Na lựa chọn làm bạn đời...
Kon Tum: Det thu cong Ba Na la Di san van hoa phi vat the quoc gia
Phụ nữ Ba Na tại TP. Kon Tum dệt thổ cẩm truyền thống. Ảnh Thái Ninh   
Nghề dệt thủ công của người Ba Na ở Kon Tum đã tạo ra những sản phẩm mang nét văn hoá độc đáo riêng. Xét về các hoạt động sản xuất thì tập quán canh tác của các dân tộc tại chỗ ở Kon Tum là gần như giống nhau, nhưng xét về văn hoá mặc của từng dân tộc thì trang phục của người Ba Na đã tạo ra một nét văn hoá khác biệt riêng có mà không thể pha trộn với các dân tộc khác ở Kon Tum, đó là sự sáng tạo trong cách dệt hoa văn.
Ngày 14/02/2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 238/QĐ-BHVTTDL công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na tại các huyện Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy và TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Nghề dệt thủ công truyền thống tạo ra những sản phẩm phục vụ trực tiếp cho cuộc sống hàng ngày như trang phục mặc ngày thường, khi đi làm nương làm rẫy, đi săn bắn, che chắn bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi. Trong mỗi bộ trang phục của người Ba Na khi khoác lên người đều mang những ý nghĩa riêng. Trang phục để mặc khi tham gia những nghi lễ thường được dệt tỷ mỉ, màu đỏ được sử dụng nhiều hơn và hoa văn cũng sặc sỡ hơn trang phục mặc thường ngày.

Kon Tum: “Tối hậu thư” cho người nuôi chim yến bất chấp quy hoạch

Đây là nội dung Nghị quyết số 99/2022/NQ-HĐND ngày 12/12/2022 của HĐND tỉnh Kon Tum và có hiệu lực từ ngày 22/12/2022.

Cụ thể, khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư; không được phép chăn nuôi.

Các cơ sở nuôi chim yến đã hoạt động trước ngày Nghị quyết có hiệu lực thi hành mà nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi phải giữ nguyên trạng, không được cơi nới. Trường hợp nhà yến nằm trong khu dân cư hoặc cách khu dân cư dưới 300m, không được sử dụng loa phát âm thanh. Đến ngày 31/12/2024 phải ngừng hoạt động hoặc di dời đến địa điểm phù hợp theo quy định.

Bà Hứa Thị Phấn qua đời, 9.700 tỷ đồng bồi thường... thu hồi sao?

Bà Hứa Thị Phấn qua đời, trách nhiệm hình sự và dân sự liên quan các vụ án sẽ xử lý ra sao? Số tiên 9700 tỷ đồng bồi thường còn lại sẽ được thu hồi thế nào?

Bà Hứa Thị Phấn – (bà Sáu Phấn, SN 1947, cựu cố vấn cấp cao HĐQT Ngân hàng Đại Tín - TrustBank) qua đời vào trưa 13/2. Bà Phấn là người bị tuyên phạt tổng 30 năm tù trong hai vụ án liên quan đến sai phạm trong thời gian điều hành Trustbank và chưa thi hành án.

Thủ tướng Chính phủ công nhận TP Kon Tum là đô thị loại II

Ngày 10/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 12/QĐ-TTg về việc công nhận TP Kon Tum là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Kon Tum.

Căn cứ Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị; xét đề nghị của Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Kon tum, Thủ tướng Chính phủ công nhận TP Kon Tum đạt tiêu chí đô thị loại II với hầu hết các tiêu chuẩn đã đạt hoặc vượt mức tối đa.

Thu tuong Chinh phu cong nhan TP Kon Tum la do thi loai II