Kon Tum: “Tối hậu thư” cho người nuôi chim yến bất chấp quy hoạch

Đây là nội dung Nghị quyết số 99/2022/NQ-HĐND ngày 12/12/2022 của HĐND tỉnh Kon Tum và có hiệu lực từ ngày 22/12/2022.

Cụ thể, khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư; không được phép chăn nuôi.

Các cơ sở nuôi chim yến đã hoạt động trước ngày Nghị quyết có hiệu lực thi hành mà nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi phải giữ nguyên trạng, không được cơi nới. Trường hợp nhà yến nằm trong khu dân cư hoặc cách khu dân cư dưới 300m, không được sử dụng loa phát âm thanh. Đến ngày 31/12/2024 phải ngừng hoạt động hoặc di dời đến địa điểm phù hợp theo quy định.

Kon Tum: “Toi hau thu” cho nguoi nuoi chim yen bat chap quy hoach
Xây nhà nuôi chim yến ngay trong khu dân cư ở Tây Nguyên
Vùng nuôi chim yến là vùng nằm ngoài khu vực không được phép chăn nuôi. Đồng thời, phải bảo đảm phù hợp tập tính hoạt động của chim yến, phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và không gây ảnh hưởng đến đời sống của cư dân tại khu vực nuôi chim yến.

Các cơ sở chăn nuôi thuộc khu vực không được phép chăn nuôi khi chấm dứt hoạt động chăn nuôi và di dời đến khu vực được phép chăn nuôi thì được hỗ trợ kinh phí với các mức: Chăn nuôi nông hộ từ 01 đến dưới 05 đơn vị vật nuôi được hỗ trợ 02 triệu đồng/cơ sở, từ 05 đến dưới 10 đơn vị vật nuôi, được hỗ trợ 05 triệu đồng/cơ sở; Chăn nuôi trang trại quy mô vừa và nhỏ được hỗ trợ 10 triệu đồng/cơ sở; Chăn nuôi trang trại quy mô lớn được hỗ trợ 20 triệu đồng/cơ sở.

Kon Tum: “Toi hau thu” cho nguoi nuoi chim yen bat chap quy hoach-Hinh-2
Xây nhà nuôi chim yến cạnh cửa hàng xăng dầu trong khu dân cư
Hỗ trợ ổn định đời sống cho chủ cơ sở, người lao động trực tiếp tại các cơ sở chăn nuôi khi thực hiện di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi và đang trong thời gian xin việc hoặc đang tìm việc mới với mức hỗ trợ tương đương 15 kg gạo/lao động/tháng, trong thời gian 06 tháng, theo giá thị trường tại thời điểm hỗ trợ.

Số lao động được hỗ trợ theo quy mô chăn nuôi: Chăn nuôi nông hộ: 01 lao động/cơ sở; Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ (từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi), không quá 03 lao động/cơ sở; Chăn nuôi trang trại quy mô vừa (từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi), không quá 05 lao động/cơ sở.

 Chăn nuôi trang trại quy mô lớn (từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên), chủ cơ sở và hợp đồng lao động thực tế tại cơ sở./.

>>> Mời độc giả xem thêm video Quy hoạch treo và sự bất an của hơn 100 hộ dân tại khu vực Thành cổ Vinh:

(Nguồn: NTV)

Quá hạn lập ý tưởng quy hoạch khu vực 4.320ha, cớ sao Tân Hoàng Minh “im lìm“?

Theo UBND TP Đà Lạt, đến nay đã quá hạn lập ý tưởng quy hoạch khu vực 4.320ha, song Tân Hoàng Minh vẫn chưa liên hệ với các cơ quan chức năng để khảo sát hiện trường làm cơ sở thiết lập ý tưởng thiết kế quy hoạch.

UBND TP Đà Lạt vừa có báo cáo gửi Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng về việc xác định phạm vi, ranh giới chồng lấn của các khu vực lập ý tưởng thiết kế quy hoạch trên địa bàn thành phố.
Qua han lap y tuong quy hoach khu vuc 4.320ha, co sao Tan Hoang Minh “im lim“?
 TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng nhìn từ trên cao. Ảnh minh họa.

“Vàng trắng” miền cù lao

Giữa ầm ào sóng vỗ, những bàn tay người níu chặt vào vách đá và những chiếc giàn tre để bóc tách từng mảnh nhỏ tổ yến. Sóng bạc đầu trong bản hòa ca biển cả thật hùng vĩ nhưng càng khiến công việc của họ thêm phần hiểm nguy.

Sinh tử trên vách đá

Chim yến giả danh chim sẻ vào quán nhậu?

Một người bạn kể nếu thực khách vào quán nhậu nào trong huyện mà thực đơn có món chim sẻ, dù bị cấm bẫy bắt tiêu thụ, thì 99% là chim yến và món chim sẻ nướng trên dĩa bàn nhậu chục con thì 9 con là chim yến.

Ông chủ tiệm cầm đồ vừa uống cà phê, vừa kể cho tôi nghe với giọng bức xúc trước nạn săn bắt mồi nhử chim yến tuồn vào nhà hàng, quán nhậu mà hậu quả là căn nhà bên dưới làm tiệm cầm đồ, tầng trên cùng làm nơi nuôi yến ở thị trấn phố huyện đang bị hao hụt nhiều cả chim lẫn tổ yến.

Chim yen gia danh chim se vao quan nhau?
Những con yến sa bẫy do một nhóm người giăng lưới. Ảnh: báo CAND