Sao Hỏa có rất nhiều nước nằm sâu dưới lòng đất?

(Kiến Thức) - Nghiên cứu mới cho hay, nước ngầm dưới lòng đất sao Hỏa chịu trách nhiệm cho các vệt tối trên bề mặt. Nguồn nước ngầm áp lực sâu tác động đến bề mặt sao Hỏa, tạo ra các vết nứt địa chất.

Những vệt tối này xuất hiện nhiều ở các sườn dốc, mang màu sậm bởi là kết quả của hiện tượng đứt gãy địa chất theo mùa. Các nhà khoa học đã khẳng định rằng, vệt tối theo mùa này được gây ra bởi dòng nước chảy tại hoặc ngay bên dưới bề mặt của Hành tinh Đỏ.

Essam Heggy, một nhà khoa học nghiên cứu tại Đại học Nam California (USC) và Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA ở Pasadena cho biết trong một tuyên bố: "Chúng tôi đề xuất một giả thuyết rằng, những vệt tối này là kết quả do một nguồn nước ngầm áp lực sâu tác động đến bề mặt sao Hỏa, tạo ra các vết nứt địa chất".

Sao Hoa co rat nhieu nuoc nam sau duoi long dat?
 Nguồn ảnh: phys.

Chi tiết hơn, những vệt tối này do áp lực từ lượng nước khổng lồ nằm dưới lòng đất sao Hỏa cách bề mặt 750m tác động lên.

Heggy và tác giả chính Abotalib Z. Abotalib đã nghiên cứu hình ảnh được chụp bởi Tàu thám hiểm sao Hỏa của NASA (MRO) thì phát hiện ra nhiều vết tối tương tự vào năm 2011 khi nhìn vào ba miệng hố cạnh hẻm núi khổng lồ Valles Marineris.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Abotalib và Heggy đã tìm thấy mối tương quan giữa hiện tượng đứt gãy địa chất với quá trình kiến tạo, do sự di chuyển của nước từ sâu dưới lòng đất tác động lên bề mặt.

Bí ẩn ngòi sáng lạ xuất hiện trên sao Hỏa

(Kiến Thức) - Một vật thể có hình thù quái đản tìm thấy trên sao Hỏa gây ngạc nhiên giới khoa học. Quan sát, có thể thấy trên bề mặt sao Hỏa xuất hiện hai cấu trúc dạng ngòi bút, ghim xuống bề mặt.

Cụ thể, vào ngày 4/11/2018, vệ tinh Streetcap 1 của Youtube có dịp khám sát qua khu vực địa chất ký hiệu Sol 362, sao Hỏa thì bất ngờ phát hiện ra một vật thể lạ.
Khi phóng to bức ảnh, có thể thấy trên bề mặt sao Hỏa xuất hiện hai cấu trúc dạng ngòi bút, ghim xuống bề mặt địa chất sao Hỏa và chúng có tông màu trắng sáng kỳ lạ, nổi bật hoàn toàn so với cảnh quan xung quanh.

Bất ngờ diện mạo cụm sao đàn vịt hoang dã Messier 11

(Kiến Thức) - Hình ảnh một phần của Messier 11, một cụm sao mở nằm trong chòm sao Scutum phía nam, còn được gọi là Cụm sao đàn vịt hoang dã, vì những ngôi sao sáng nhất của nó tạo thành hình chữ "V" có phần giống với một đàn vịt đang bay.

Messier 11 là một trong những cụm sao mở phong phú nhất và nhỏ gọn nhất được biết đến trong vũ trụ. Các nhà thiên văn học ước tính rằng, nó hình thành vào khoảng 220 triệu năm trước.

Các cụm sao mở này có xu hướng chứa ít sao già cỗi, chứa nhiều sao trẻ hơn. Ở trung tâm có nhiều ngôi sao xanh, đó là những ngôi sao trẻ nhất và nóng nhất trong số vài nghìn cá thể sao có trong cụm sao.