Kinh ngạc cảnh tượng sao lùn M đồng hành sao chủ EPIC 206011496

(Kiến Thức) - Sử dụng kính thiên văn Very Large của ESO, các nhà thiên văn học châu Âu phát hiện sự hiện diện của một sao lùn M xung quanh ngôi sao EPIC 206011496. Vật thể mới tìm thấy nhỏ hơn 60% so với Mặt trời và được bao bọc bởi ngôi sao chủ.

Được biết, EPIC 206011496 là một ngôi sao nặng xấp xỉ bằng khối lượng của Mặt trời, với bán kính bằng khoảng 0,92 bán kính Mặt trời.

Kinh ngac canh tuong sao lun M dong hanh sao chu EPIC 206011496
Nguồn ảnh: phys. 

Nó có nhiệt độ hiệu dụng khoảng 5.400 K và độ sáng bằng khoảng 0,64 lần độ sáng của Mặt trời. Tuy nhiên, nhiều thông số khoa học của ngôi sao này vẫn không chắc chắn, bao gồm tuổi tác và khoảng cách từ Trái Đất.

Nó có thể là một ngôi sao trẻ với tuổi khoảng 78 triệu năm, nằm cách 753 năm ánh sáng, trong khi một tính toán khác cho thấy, ngôi sao này cách Trái Đất gần 300 năm ánh sáng.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Mới đây, nhóm nghiên cứu của Ligi phát hiện EPIC 206011496 là một ngôi sao nhị phân trong đó có một bạn đồng hành là một sao lùn loại M tên là EPIC 206011496 B.

EPIC 206011496 B là ngôi sao lùn thuộc loại quang phổ M4-7, có khối lượng khoảng bằng 0,38 khối lượng Mặt trời và bán kính nằm trong phạm vi từ 0,12 đến 0,26 bán kính Mặt trời. Thời gian hoàn thành quỹ đạo của nó quanh sao chủ mất tới 7.000 năm.

Sửng sốt phát hiện về chất hữu cơ trên hành tinh lùn Ceres

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học thuộc tàu sứ mệnh Dawn của NASA phát hiện vật liệu hữu cơ - các hợp chất dựa trên cacbon xuất hiện trên bề mặt của hành tinh lùn Ceres, chứa nhiều chất hữu cơ hơn so với suy nghĩ trước đây.

Việc phát hiện các chất hữu cơ mới đây trên hành tinh lùn Ceres được thực hiện bằng cách sử dụng công cụ quang phổ hồng ngoại (VIR) trên tàu vũ trụ Dawn.

Ảnh tuyệt vời về điểm sáng rực rỡ trên hành tinh lùn Ceres

(Kiến Thức) - Tàu vũ trụ Dawn của NASA ghi được hình ảnh đẹp nhất từ trước đến nay, tại một điểm sáng kỳ lạ lốm đốm trên hành tinh lùn Ceres, làm sáng tỏ nhiều bí ẩn của hành tinh này.

Cụ thể, vào ngày 3/7/2018, tàu vũ trụ Dawn đã có dịp khám sát qua khu vực Occator Crater dài 57 dặm (92 km) trên bề mặt hành tinh lùn Ceres thì phát hiện nhiều dấu hiệu lạ.