Kinh hoàng cá nhiễm sán khiến bà nội trợ hoang mang

(Kiến Thức) - Trong khi vụ việc học sinh nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh vẫn chưa lắng xuống thì các bà nội trợ lại tiếp tục hoang mang và lo sợ hơn khi mạng xã hội lan truyền những hình ảnh những khúc cá rô nhiễm sán.

Những hình ảnh và clip ngắn ghi lại cảnh thịt cá rô nhiễm sán đang được lan truyền khắp mạng xã hội khiến dân mạng hoang mang. Không rõ là cá mua ở chợ hay cá nuôi, tuy nhiên những miếng cá chi chít nốt trắng, thậm chí còn nguyên con sán ngoe nguẩy thò ra khiến ai cũng giật mình hoảng hốt, nhất là các bà nội trợ.

Video "Cận cảnh miếng cá chi chít nốt sán trắng". Nguồn: Facebook.

Mặc dù vừa sợ vừa tỏ ra nghi hoặc nhưng đoạn clip quay cận cảnh ổ sán trong miếng thịt cá thì khó có thể là giả.
Theo chuyên gia, cá là loài thủy sản có nguy cơ nhiễm khuẩn và ký sinh trùng có hại từ trong nước. Nếu ăn khi chưa được nấu chín kỹ, bạn cũng có nguy cơ đưa những sinh vật gây hại này vào cơ thể, gây ra một loạt bệnh đường ruột.
Kinh hoang ca nhiem san khien ba noi tro hoang mang
 

Kinh hoang ca nhiem san khien ba noi tro hoang mang-Hinh-2
Những nốt sán trắng chi chít trên thịt cá rô. Ảnh: Facebook. 
Cá sống có thể nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng như giun đầu gai Gnathostoma. Giun có thể vào các bộ phận của cơ thể như vào hệ hô hấp (gây ho..), gan, mắt (gây mù lòa), di chuyển dưới da, thậm chí là não và tủy sống. Nguy hiểm nhất là nếu giun định vị trong hệ thần kinh trung ương và gây chứng viêm não tủy, làm rối loạn cảm giác, liệt tứ chi và có thể tử vong.
Để tránh nhiễm sán do ăn cá, bạn nên chọn những con cá tươi, mắt cá lấp lánh, trong veo, thấy rõ con ngươi bên trong. Mang cá còn đỏ tươi, ấn tay vào cá thấy thịt chắc, độ đàn hồi tốt, hậu môn cá săn chắc, không có dịch ruột trào ra, cá màu sáng bóng. Không chọn cá có mắt màu đục, mờ, nhìn không rõ bên trong, mang bên trong đỏ sẫm hoặc nâu đen, thịt cá mềm hơn, thậm chí nhũn, chảy dịch khi bóp hậu môn và bụng.
Khi làm cá, bạn cần chú ý những thớ thịt. Nếu có những dải trắng đục cần quan sát xem đó có phải giun sán hay không. Sán cá thậm chí sẽ bò ra bên ngoài khi bạn làm cá, cần loại bỏ ngay. 
Khi nấu, bạn nên nấu chín cá, tuyệt đối không ăn tái sống để phòng nguy cơ nhiễm sán.

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo biện pháp phòng bệnh sán lợn

(Kiến Thức) - Bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn gặp ở nhiều nơi trên thế giới, người mắc bệnh thường liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn bệnh, thịt lợn chưa nấu chín. 

Nhiễm sán lợn không quá nguy hiểm, không nhất thiết phải xét nghiệm

(Kiến Thức) - Tính đến sáng ngày 17/3, kết quả xét nghiệm số trẻ từ Bắc Ninh đến khám tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương cho thấy, đã có 124 học sinh mắc sán lợn gạo.

Tính đến sáng ngày 17/3, kết quả xét nghiệm số trẻ từ Bắc Ninh đến khám tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương cho thấy, đã có 124 học sinh mắc sán lợn gạoTuy nhiên đây vẫn chưa phải là con số cuối cùng, do BV Bệnh nhiệt đới Trung ương vẫn đang chờ kết quả của hơn 500 trường hợp đến xét nghiệm nhiễm sán lợn trong ngày 16/3.
“Nhiễm sán lợn không quá nguy hiểm”