Cục Y tế dự phòng khuyến cáo biện pháp phòng bệnh sán lợn

(Kiến Thức) - Bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn gặp ở nhiều nơi trên thế giới, người mắc bệnh thường liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn bệnh, thịt lợn chưa nấu chín. 

Tính đến hết ngày 17/3, kết quả xét nghiệm bệnh sán lợn ban đầu từ gần 2.000 trẻ ở Thuận Thành (Bắc Ninh) cho thấy đã có 209 trẻ bị nhiễm sán lợn. Các bác sỹ tại Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vẫn đang tích cực khám chẩn đoán phát hiện các triệu chứng, đánh giá các nguyên nhân, các yếu tố dịch tễ, tiền sử sử dụng các loại thức ăn bị ô nhiễm, làm xét nghiệm và tiến hành các phân tích để có chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
Cuc Y te du phong khuyen cao bien phap phong benh san lon
Gần 2.000 trẻ ở Thuận Thành (Bắc Ninh) đã làm xét nghiệm bệnh sán lợn 
Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, ở Việt Nam, bệnh sán lợn xuất hiện ở tất cả các vùng miền, các tỉnh thành. Theo số liệu được báo cáo của các cơ sở điều trị đến nay, có ít nhất 55 tỉnh, thành có trường hợp bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn. Bệnh ấu trùng sán lợn do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ. Thông thường, ấu trùng sán lợn gạo sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút.
Để biết xem có phải mắc bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn hay không cần dựa vào các biểu hiện triệu chứng bệnh như: đi ngoài ra đốt sán, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kéo dài…; và các xét nghiệm. Bệnh ấu trùng sán lợn được điều trị khỏi bằng các thuốc Praziquantel và Albendazole. Người bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị để tránh bệnh lây lan ra cộng đồng.
Việc chẩn đoán hiện tại có đang mắc bệnh ấu trùng sán lợn hay không cần dựa vào nhiều yếu tố vì xét nghiệm ELISA kháng thể dương tính có thể do đã bị nhiễm bệnh trước đó. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác nguồn lây truyền, đường lây cần có các điều tra, đánh giá dịch tễ cẩn thận, rõ ràng, chính xác đảm bảo khách quan dựa trên các bằng chứng khoa học.
Để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân:
- Thực hiện ăn chín, uống chín, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.
- Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).
- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.
- Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi

Thấy con trai dậy nấu mì cho vợ lúc nửa đêm, mẹ chồng làm việc này...

Mới cưới được 3 tháng thôi nhưng Tuyết luôn cảm thấy mình là nàng dâu may mắn nhất thế giới khi có một bà mẹ chồng tâm lý như vậy.

Vợ chồng Tuyết vừa lấy nhau được 3 tháng nay. Người ta vẫn bảo "mưa đến đâu mát mặt đến đấy" nhưng cuộc sống làm dâu của cô hiện tại khá dễ chịu dù đang sống chung cùng bố mẹ chồng. Và chồng cô lại là con một nên có lẽ sẽ phải cùng sống như vậy đến lúc ông bà già yếu để còn tiện bề chăm sóc.

Bà nội trợ nên cảnh giác với hiện tượng tủ lạnh đổ mồ hôi

Tủ lạnh đổ mồ hôi không chỉ gây tốn điện mà còn nhanh hỏng. Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục?

Theo tổ tư vấn chăm sóc khách hàng của Điện Máy Xanh, trong thời gian sử dụng tủ lạnh, ắt hẳn gia đình nào cũng một lần bắt gặp hiện tượng bị đọng hơi nước hay còn gọi là ra mồ hôi cả bên ngoài lẫn trong ngăn tủ.