Khung giờ đẹp thắp hương ngày mai - mùng 1 tháng 6 nhuận năm Ất Tỵ, 4 thứ này kiêng kỵ đặt lên bàn thờ đầu tháng

Theo chuyên gia phong thuỷ Phùng Phương, mùng 1 tháng 6 nhuận năm nay có một khung giờ đẹp để lên hương. Tuy nhiên, nếu không tiện thực hiện đúng giờ, các gia đình vẫn có thể thắp hương vào thời điểm khác trong ngày. Quan trọng nhất là lòng thành, bởi chỉ cần tâm hướng thiện thì mọi việc sẽ an yên và thuận lợi.

Có 1 khung giờ đẹp thắp hương ngày mùng 1 tháng 6 nhuận

Năm 2025 (Ất Tỵ) là một năm nhuận theo âm lịch, và tháng nhuận âm lịch này rơi vào tháng 6. Hiện tượng năm nhuận theo âm lịch xảy ra để đảm bảo sự đồng bộ giữa lịch âm và chu kỳ của mặt trời, giúp các mùa trong năm không bị lệch pha quá nhiều so với lịch truyền thống.

Vào ngày mùng 1 đầu tháng 6 nhuận, theo phong tục truyền thống quen thuộc của người Việt, các gia đình sẽ thắp hương để tưởng nhớ ông bà tổ tiên, gửi gắm lời cầu mong cho một tháng mới bình an, may mắn và hanh thông. 

Người dân thường chuẩn bị mâm lễ đơn giản gồm hoa tươi, trái cây, chén nước và nén nhang thơm, dâng lên bàn thờ gia tiên với tấm lòng thành kính. Đây không chỉ là nghi thức mang tính tâm linh, mà còn là nét đẹp văn hóa thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn" và niềm tin vào sự khởi đầu tốt lành.

Ngày mùng 1 tháng 6 nhuận năm nay trúng vào thứ 6 ngày 25/7/2025 dương lịch. Theo chuyên gia phong thủy Phùng Phương, vào ngày này có 1 khung giờ đẹp duy nhất để lên hương, đó là giờ Mão (5-7 giờ sáng). 

Đây là thời điểm lý tưởng để thắp hương, gửi gắm mong ước mọi điều suôn sẻ, may mắn. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng giờ, gia đình vẫn có thể thắp hương vào thời điểm khác trong ngày. Quan trọng nhất là lòng thành, bởi chỉ cần tâm hướng thiện, thì mọi việc sẽ an yên và thuận lợi.

Chuyên gia phong thủy Phùng Phương gợi ý trong ngày mùng 1 tháng 6 nhuận, hướng xuất hành mang đến may mắn, hỷ thần là hướng Tây Bắc, hướng Đông Nam mang đến tài thần. Có 3 khung giờ đẹp để xuất hành gồm: 

Đại An (1h-3h 13h-15h)

Tốc hỷ (5h-7h 17h-19h)

Tiểu cát (9h-11h 21h-23h)

Lưu ý khi thắp hương ngày mùng 1 tháng 6 nhuận

- Nên lau dọn bàn thờ trước 1–2 ngày, tránh xê dịch bát hương. Nếu lỡ di chuyển, cần làm lễ an vị lại.

- Khi thắp hương, cần ăn mặc chỉnh tề, không mặc đồ rách, hở hang, thiếu nghiêm túc.

- Chọn loại hương thơm nhẹ, khô ráo, chất lượng tốt để tránh tắt khi đang cúng.

- Thắp hương nên có lễ vật đi kèm, tùy điều kiện mà chuẩn bị, không cần quá cầu kỳ, lãng phí.

- Giữ không gian yên tĩnh, không nói tục, không nghe gọi điện thoại khi đang làm lễ.

- Người đứng cúng cần giữ thân thanh tịnh từ đêm cuối tháng, kiêng sinh hoạt vợ chồng.

Nên thắp bao nhiêu nén hương vào ngày mùng 1?

Vào ngày mùng 1 và ngày rằm, người Việt thường chọn thắp số lượng hương là số lẻ (1, 3, 5, 7, 9), thay vì số chẵn. Thậm chí, có người còn thắp cả nắm hương mà không đếm cụ thể, miễn không rơi vào số chẵn như 2, 4, 6, 8. Theo quan niệm nhà Phật, số lẻ tượng trưng cho phần âm – phù hợp để dâng cúng tổ tiên, bởi người trần (dương) thắp hương cho người đã khuất (âm).

- Một nén hương còn gọi là Bình An hương, thường dùng để thắp hàng ngày nhằm duy trì hương khói trên bàn thờ gia tiên hoặc thần linh trong nhà.

- Ba nén hương được hiểu là Tam Bảo Hương trong đạo Phật, hoặc Tam Tài Thiên - Địa - Nhân trong dân gian. Số lượng này thể hiện sự trang nghiêm, linh thiêng, giúp cầu bình an, xua đuổi tai ương và mang lại may mắn cho gia đình.

- Năm nén hương thường dùng khi cúng cầu tài lộc, hoặc khi thắp ở bàn thờ Thần Tài vào ngày mùng 1 và ngày rằm.

- Bảy nén hương có ý nghĩa chiêu mời các vị thiên binh, thiên tướng trợ giúp. Tuy nhiên, đây là con số mang tính đặc biệt, không nên tùy tiện sử dụng nếu không thật sự cần thiết.

- Chín nén hương là số lượng dâng lên các bậc cao như chư Phật. Dù mang ý nghĩa lớn lao, nhưng trong thờ cúng tại gia, người ta thường không dùng tới 9 nén vì sợ phạm húy hoặc không phù hợp với không gian thờ tự trong nhà.

4 điều kiêng kỵ không nên đặt trên bàn thờ vào ngày mùng 1

Ngày mùng 1 tháng 6 nhuận âm lịch là thời điểm quan trọng, việc dâng hương, sắp lễ cần được thực hiện một cách cẩn trọng và thành tâm. Dưới đây là những điều kiêng kỵ nên tránh đặt lên bàn thờ để giữ sự trang nghiêm, thanh tịnh và đón nhận phúc lành:

Cắm chân hương vòng vào bát hương

Một số người có thói quen cắm hương vòng vào bát hương để hương cháy được lâu. Tuy nhiên, việc cắm kim loại hay que sắt vào bát hương trong không gian thờ cúng tại gia là điều không nên. Điều này có thể làm xáo trộn phong thủy, ảnh hưởng tới sức khỏe và tài vận của gia đình. Nếu muốn sử dụng hương vòng, tốt nhất nên đặt riêng trên đĩa, tuyệt đối không cắm trực tiếp vào bát hương.

Trái cây có mùi quá nồng

Mặc dù hoa quả tươi là lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ, nhưng những loại quả có mùi quá gắt như mít, sầu riêng… lại không phù hợp để dâng cúng. Bàn thờ là chốn linh thiêng, cần sự thanh tịnh và nhã nhặn. Những mùi hương quá mạnh có thể gây cảm giác nặng nề, mất đi vẻ trang nghiêm cần có. Thay vào đó, nên chọn những loại trái cây có hương dịu nhẹ như chuối, cam, xoài… để thể hiện sự thành kính và tinh tế.

Hoa quả giả

Vì lý do tiện lợi hoặc để trang trí lâu dài, không ít người sử dụng hoa quả giả để đặt lên bàn thờ. Tuy nhiên, theo quan niệm tâm linh, đây là điều kiêng kỵ. Lễ vật dâng cúng tổ tiên cần là đồ thật, có hương thơm tự nhiên, thể hiện lòng thành. Hoa quả giả, dù đẹp mắt nhưng vô hồn, có thể khiến không gian thờ tự trở nên lạnh lẽo và mất đi sự linh thiêng vốn có.

Đồ lễ không sạch hoặc đã qua sử dụng

Một điều tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại mang nhiều ý nghĩa – đó là tránh dâng lễ vật đã qua sử dụng hoặc không còn tươi mới. Những món đồ bị dập nát, ôi hỏng hay không sạch sẽ đều không nên đặt lên bàn thờ. Dâng cúng là thể hiện lòng hiếu kính và sự tôn nghiêm, vì vậy cần chọn lễ vật tinh khiết, sạch sẽ, còn nguyên vẹn để giữ trọn lòng thành.

* Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!

Bạn có thể quan tâm