Khối lượng gây "sốc" của Milky Way, gấp 890 tỷ lần Mặt trời

(Kiến Thức) - Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã sử dụng các mô hình tinh vi để tính toán khối lượng của thiên hà Milky Way. 

Nghiên cứu trước đây đã ước tính về kích thước thiên hà Milky Way, hiện tại nó được cho là dài khoảng 256.000 năm ánh sáng.

Giờ đây, trong nỗ lực mới này, các nhà nghiên cứu đã thực hiện công việc ước tính khối lượng của thiên hà Milky Way, cho thấy nó nặng gấp 890 tỷ lần so với khối lượng Mặt trời.

Tìm ra kích thước, hình dạng và khối lượng của thiên hà của chúng ta không phải là điều dễ dàng, khi xem xét rằng chúng ta đang đo nó từ bên trong.

Chúng ta không thể nhìn thấy bao quát thiên hà này vì có khí liên sao và các ngôi sao bao phủ. Do đó, các nhà khoa học đã tìm kiếm những cách khác để lập bản đồ thiên hà.

Khoi luong gay
Nguồn ảnh: Space. 

Để đưa ra ước tính về khối lượng của thiên hà, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn để tạo ra một mô hình dựa trên khối lượng.

Dữ liệu cung cấp thông tin về cách các ngôi sao, khí và các vật liệu khác trong thiên hà di chuyển. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu này để phát triển những gì họ mô tả là "đường cong xoay".

Do thiên hà không quay theo các cách đồng nhất, các nhà nghiên cứu đã phải tìm ra đường cong như vậy để hiểu rõ hơn về khoảng cách của các vật thể trong thiên hà.

Tiến xa hơn một bước, bằng cách tính toán trạng thái cân bằng cho tất cả các vật thể trong thiên hà Milky Way, nhóm nghiên cứu đã có thể tính toán tất cả khối lượng của chúng. Kết hợp dữ liệu chúng lại với nhau đã tạo ra một các thống kê tổng số theo loại.

Các nhà nghiên cứu vẫn phải tính đến vật chất tối, mà nghiên cứu trước đây đã đề xuất rằng, nó chiếm khoảng 93% tổng khối lượng của thiên hà. Đặt cả hai phép tính trên vào tính toán, kết quả ước tính cho thấy tổng khối lượng của thiên hà Milky Way nặng gấp 890 tỷ lần so với khối lượng Mặt trời.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực


Phát hiện thiên hà cực hiếm gặp ngay khi nó sắp chết

Các nhà vật lý thiên văn tại Đại học Kansas đã phát hiện ra một loại thiên hà cực kỳ hiếm gặp, thay đổi căn bản sự hiểu biết của chúng ta về cái chết của các thiên hà.

Trong cuộc họp lần thứ 234 của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ diễn ra hôm thứ 5 (13/6), nhà vật lý Allison Kirkpatrick đã trình bày nhiều khám phá về "chuẩn tinh lạnh", những thiên hà cực kỳ sáng chói, tồn tại ở nơi xa nhất của vũ trụ.

Kỳ thú siêu tân tinh có hệ thống sóng xung kích đảo cực

(Kiến Thức) - Video mới của NASA cho thấy, một vụ nổ siêu tân tinh biến đổi và thay đổi như thế nào trong khoảng thời gian 13 năm.
 

Đối tượng được nghiên cứu là Cassiopeia A hoặc Cas A, có khả năng được tạo ra sau vụ nổ sao năm 1680. Dữ liệu mới từ Đài quan sát tia X Chandra của NASA cho thấy, ngay cả một vụ nổ cũ cũng có thể thay đổi theo những cách tinh tế trong suốt cuộc đời của các siêu tân tinh.
Nếu xem kỹ bức ảnh, bạn có thể thấy sóng xung kích màu xanh lam dội lại trong không gian trong dữ liệu được thu thập từ năm 2000 đến 2013. Sóng xung kích tạo ra phát xạ tia X và tăng tốc các hạt lên tốc độ cao.

Khám phá choáng cách các nguyên tố nặng trong vũ trụ hình thành

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học đã phát hiện ra strontium sau hậu quả của vụ va chạm sao chết. Các phát hiện đã làm sáng tỏ cách thức các nguyên tố nặng nhất của vũ trụ được tạo ra.

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra một nguyên tố nặng mới được sinh ra trong không gian, được tạo ra sau hậu quả của vụ va chạm giữa một cặp sao chết được gọi là sao neutron.

Các phát hiện đã làm sáng tỏ cách thức các nguyên tố nặng nhất của vũ trụ được tạo ra, cung cấp một mảnh ghép còn thiếu về sự hình thành nguyên tố hóa học, các nhà nghiên cứu cho biết trong một nghiên cứu mới.