Kỳ thú siêu tân tinh có hệ thống sóng xung kích đảo cực

(Kiến Thức) - Video mới của NASA cho thấy, một vụ nổ siêu tân tinh biến đổi và thay đổi như thế nào trong khoảng thời gian 13 năm.
 

Đối tượng được nghiên cứu là Cassiopeia A hoặc Cas A, có khả năng được tạo ra sau vụ nổ sao năm 1680. Dữ liệu mới từ Đài quan sát tia X Chandra của NASA cho thấy, ngay cả một vụ nổ cũ cũng có thể thay đổi theo những cách tinh tế trong suốt cuộc đời của các siêu tân tinh.
Nếu xem kỹ bức ảnh, bạn có thể thấy sóng xung kích màu xanh lam dội lại trong không gian trong dữ liệu được thu thập từ năm 2000 đến 2013. Sóng xung kích tạo ra phát xạ tia X và tăng tốc các hạt lên tốc độ cao.
Ky thu sieu tan tinh co he thong song xung kich dao cuc
 Nguồn ảnh: NASA.
 Các làn sóng tia X di chuyển đi ra ngoài với tốc độ khoảng 11 triệu dặm [18 triệu km] mỗi giờ, gặp vật liệu xung quanh và sau đó di chuyển chậm lại, tạo ra một sóng xung kích thứ hai đảo cực từ nhanh chóng, đột ngột.
Nhờ các quan sát khác từ X Chandra trong nhiều thập kỷ, các chuyên gia cũng đã tạo ra các mô hình 3D của tàn dư siêu tân tinh, NASA cho biết.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực. 


Sửng sốt vũ trụ trẻ hơn 2 tỷ năm so với quan điểm cũ

(Kiến Thức) - Các tính toán mới cho thấy vũ trụ có thể trẻ hơn vài tỷ năm so với ước tính của các nhà khoa học hiện nay, thậm chí nó còn trẻ hơn so với đề xuất từ hai luận điểm được công bố trong năm nay.

Sự thay đổi lớn trong ước tính của các nhà khoa học về độ tuổi vũ trụ có thể phản ánh các cách tiếp cận khác nhau.

"Chúng tôi có sự không chắc chắn lớn về cách các ngôi sao đang di chuyển trong thiên hà", ông Inh Jee, thuộc Viện Max Plank ở Đức, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Sự thật bất ngờ đám mây phân tử đa sắc Rho Ophiuchi

(Kiến Thức) - Được biết, Miguel Claro là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, tác giả và nhà truyền thông khoa học hoạt động tại trụ sở tại Lisbon, Bồ Đào Nha, người chuyên chụp những hình ảnh ngoạn mục của bầu trời đêm, thú vị như đám mây phân tử đa sắc Rho Ophiuchi.

Không chỉ còn là một đại sứ của Hiệp hội Quan sát Nam Châu Âu, ông còn là nhà chụp hình thiên văn chính thức của Khu dự trữ Dark Sky Alqueva.

Đây được xem là hình ảnh đầy màu sắc nhất của bầu trời mùa hè ở Bắc bán cầu. Ở đó, ông đã chụp được diện mạo đa sắc của khu phức hợp đám mây phân tử đa sắc Rho Ophiuchi.