Khánh thành cây cầu dài nhất Việt Nam

Cầu Vĩnh Thịnh -cây cầu bê tông cốt thép dự ứng lực vĩnh cửu, vượt sông có chiều dài lớn nhất từ trước tới nay, nối thị xã Sơn Tây (Hà Nội) với huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã được khánh thành sáng nay (8/6).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh việc khánh thành và đưa vào sử dụng cầu Vĩnh Thịnh có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng,... của Hà Nội, Vĩnh Phúc và rộng hơn là của các tỉnh vùng Tây Bắc và của nước ta.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cắt băng khánh thành cầu Vĩnh Thịnh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cắt băng khánh thành cầu Vĩnh Thịnh.
Cầu Vĩnh Thịnh do các kỹ sư, công nhân Việt Nam và Hàn Quốc thi công với chất lượng tốt, có tính mỹ thuật cao, là biểu tượng sinh động của mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.
Việc hoàn thành, đưa vào khai thác sớm cầu Vĩnh Thịnh trước gần 7 tháng để thay thế cho phà Vĩnh Thịnh sẽ góp phần đảm bảo giao thông thông suốt, tạo điều kiện phát triển kinh tế toàn diện cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội cả nước.
Dự án cầu Vĩnh Thịnh có tổng mức đầu tư trên 137 triệu USD. Tổng thể cầu và đường dẫn có chiều dài 5.487m (trong đó cầu dài 4.480m và đường hai đầu cầu dài 1.007m), tốc độ thiết kế 80km/h, cho 4 làn xe chạy.
Cầu Vĩnh Thịnh được đưa vào sử dụng sẽ kết nối 2 trục hướng tâm (Quốc lộ 32 và Quốc lộ 2), các tuyến đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, đường Hồ Chí Minh để tạo thành một hệ thống giao thông hoàn chỉnh, kết nối trung tâm Thủ đô với các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang; đồng thời góp phần giảm áp lực giao thông cho các trục đường hướng tâm như Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 6, Quốc lộ 32 khi lưu thông qua trung tâm thành phố Hà Nội để đi các tỉnh phía Nam và ngược lại.
Phát biểu tại Lễ khánh thành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh việc khánh thành và đưa vào sử dụng cầu Vĩnh Thịnh có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng,... của Hà Nội, Vĩnh Phúc và rộng hơn là của các tỉnh vùng Tây Bắc và của nước ta.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo TP Hà Nội, Bộ GTVT và các đại biểu tham quan, kiểm tra cây cầu dài nhất Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo TP Hà Nội, Bộ GTVT và các đại biểu tham quan, kiểm tra cây cầu dài nhất Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương Bộ GTVT, các cơ quan hữu quan, các địa phương, cán bộ, kỹ sư, công nhân, lao động trên công trường đã phấn đấu, nỗ lực, lao động ngày đêm triển khai dự án vượt tiến độ trước thời hạn 7 tháng, đảm bảo an toàn, chất lượng theo đúng yêu cầu đề ra, đảm bảo an toàn lao động trong suốt quá trình thi công dự án.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ngành GTVT, các địa phương cùng thi đua nỗ lực, phấn đấu để xây dựng, đưa vào sử dụng nhanh, đảm bảo chất lượng, hiệu quả nhiều công trình hơn nữa, bởi đây là một khâu đột phá để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sớm đưa đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cảm ơn Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc đã tài trợ vốn vay ODA ưu đãi cho dự án cầu Vĩnh Thịnh; cho biết hiện Hàn Quốc đã là nhà đầu tư, bạn hàng thương mại, nhà tài trợ ODA hàng đầu của Việt Nam.
Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn trân trọng và sẽ quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA của Hàn Quốc; mong muốn 2 bên tiếp tục nỗ lực thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Hàn Quốc ngày càng đi và chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, mang lại phồn vinh, hạnh phúc cho nhân dân 2 nước.

Tàu TQ lại manh động đâm trực tiếp tàu VN

Tin từ Cục Kiểm ngư cho hay, hôm nay (7/6), tàu kéo TQ số 281 đã quyết liệt và manh động hơn khi đâm trực tiếp vào mặt trái tàu kiểm ngư KN-635 của Việt Nam.

“TQ sẽ có lợi khi rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam”

(Kiến Thức) -“Xét trên nhiều khía cạnh, vào thời điểm này, Trung Quốc sẽ có lợi nhiều hơn khi rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển chủ quyền của Việt Nam”, Luật sư Hoàng Cao Sang nhận định.

Mạnh miệng tuyên bố sẽ rút giàn khoan Hải Dương 981 (HD 981) khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam vào ngày 15/8 nhưng những hành động của Trung Quốc lại đang cho thấy điều ngược lại, nước này ngày càng gia tăng các hoạt động gây hấn vào các tàu chấp pháp của Việt Nam. 
Vậy khi nào Trung Quốc sẽ rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam? Việc Trung Quốc bất chấp sự phản đối của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới để gia tăng các hành vi ngang ngược trái pháp luật quốc tế, tự cô lập bản thân nhằm mục đích gì?

Không tự vệ trước Trung Quốc, chúng ta tự làm khó mình

(Kiến Thức) - Không chính ngạch thì tiểu ngạch, không chính thức thì nhập lậu... phải chăng chúng ta không những chưa biết cách bảo vệ mình mà còn đang tự làm hại chính mình?

 
Nhìn cái cảnh nông dân Đà Lạt phải đổ bỏ cả trăm tấn hành tây vì không bán được, thật đau lòng. Những củ hành tây đẹp như những búp hoa thế kia mà bị đổ vào hố để làm phân thì không đau lòng sao được.