Khẩn cầu “ngủ một lát” không được, cậu bé gục chết trên bàn học

(Kiến Thức) - Khẩn cầu mẹ cho “ngủ một lát” nhưng không được, cậu bé đành quay trở lại với bài tập trên lớp. Thế nhưng, đây cũng là câu nói cuối cùng của cậu bé 11 tuổi trước khi gục chết trên bàn học.

Aboluowang đưa tin, một bệnh viện thành phố tiếp nhận cậu bé 11 tuổi bất tỉnh. Dù nỗ lực cấp cứu song bác sĩ không kéo được cậu học trò nhỏ khỏi lưỡi hái tử thần.
Theo lời kể của bà mẹ, hôm đó đứa trẻ đang làm bài tập được giao ở lớp học thêm. Cậu bé có nói hơi mệt và muốn ngủ một lát. Nhìn đồng hồ chỉ 22h, mẹ giục cậu hoàn thành nhanh rồi đi ngủ.
Khan cau “ngu mot lat” khong duoc, cau be guc chet tren ban hoc
Một lát sau, cậu bé lại ngẩng đầu lên nói với mẹ: “Mẹ ơi, con ngủ một lát rồi làm tiếp nhé!”. Nói xong, cậu nằm vật ra bàn. Mẹ không ngạc nhên vì điều này, bà còn dặn con hãy ngồi dậy và tiếp tục viết tiếp. Nửa tiếng sau, bà mẹ vào phòng học thấy con trai vẫn nằm gục trên bàn. Bà lay cậu bé dậy, thế nhưng, dù đánh thức kiểu gì cậu bé vẫn bất động. Trong cơn hoảng loạn, vợ chồng vội đưa con tới bệnh viện. Thật không ngờ, lời khẩn cầu xin ngủ một lát của cậu cũng chính là lời trăn trối cuối cùng.
Tại bệnh viện, bác sĩ thông báo cậu bé bị đột tử do căng thẳng trong thời gian dài. Nghe những lời này, mẹ cậu ngồi sụp xuống đất. Bà tự trách bản thân đã gây ra cái chết nghiệt ngã của con. Nếu bà không ghi danh con vào lớp học thêm, không yêu cầu con làm bài tới kiệt sức thì cậu bé đã không ra đi tức tưởi.
Khan cau “ngu mot lat” khong duoc, cau be guc chet tren ban hoc-Hinh-2
 Học tập không phải việc duy nhất trong quá trình phát triển của một đứa trẻ.
Sau khi được chia sẻ, sự việc của cậu bé khiến nhiều người thương cảm. Một tài khoản trên mạng xã hội bình luận: “Xã hội cạnh tranh gay gắt, cha mẹ chịu nhiều áp lực. Con cái cũng trở thành nạn nhân, trả giá cho những sức ép của cha mẹ”.
Về tác hại của áp lực học tập quá mức, chuyên gia cho biết nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hăng hái của trẻ. Tâm lý chán ghét sẽ khiến trẻ trở nên thụ động thay vì tích cực, chủ động học hỏi.
Nó cũng ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ. Thực tế, học tập vô cùng quan trọng song quá trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ không chỉ có học. Áp lực học quá lớn bóp nghẹt thời gian của trẻ, khiến trẻ thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống thực tế. Từ đó, sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ cũng ảnh hưởng theo.
Áp lực học tập còn ảnh hưởng đến sự hòa hợp mối quan hệ cha mẹ - con cái. Khi cha mẹ gây áp lực học hành, con cái sẽ nảy sinh tâm lý nổi loạn.
Khan cau “ngu mot lat” khong duoc, cau be guc chet tren ban hoc-Hinh-3
Áp lực học tập dễ khiến trẻ thụ động trước tri thức. 
Để thúc ép việc học mà không gây nên áp lực, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
1. Bớt đi sự lo lắng của cha mẹ. Nếu cha mẹ luôn cảm thấy lo lắng việc học của con cái, sẽ khiến kiểu giáo dục trở nên căng thẳng hơn. Đối với những đứa trẻ chưa trưởng thành về tâm lý, việc chúng phải mang gánh nặng học hành của cha mẹ là điều rất vô lý.
2. Dạy học phù hợp với năng khiếu của con. Mỗi đứa trẻ đều có những ưu – nhược điểm của bản thân. Vì vậy cha mẹ cần lắng nghe tâm lý của con, biết được con thích và giỏi cái gì để phát huy năng khiếu.
Thường xuyên so sánh con mình với “con nhà người ta” chỉ càng khiến cha mẹ cảm thấy khó xử hơn. Chỉ khi nhận ra thế mạnh của con mình thì mới giúp ích cho sự phát triển của trẻ.
3. Chú ý đến việc tìm hiểu các phương pháp học tập. Thay vì để con vùi mình trong bài tập, cha mẹ có thể thay đổi góc nhìn để hướng dẫn con cái tốt hơn. Dù cho với phương pháp nào thì cũng không được thúc ép con học bài. Điều này chỉ gây nên mệt mỏi cho chúng mà thôi.

Tác hại đáng sợ khi thường xuyên ngủ gục trên bàn làm việc

(Kiến Thức) - Ngủ gục trên bàn làm việc là thói quen phổ biến của dân văn phòng. Tuy nhiên, việc ngủ trong tư thế này gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
 

Ngủ gục trên bàn làm việc trong thời gian dài có thể dẫn tới hàng loạt bệnh mãn tính về tim, não và mạch máu. Ảnh: Clipground.
Ngủ gục trên bàn làm việc trong thời gian dài có thể dẫn tới hàng loạt bệnh mãn tính về tim, não và mạch máu. Ảnh: Clipground. 
Lý do là vì tư thế ngủ này khiến làm tăng áp lực đè lên động mạch cổ, tim, phổi, dạ dày… Ảnh: Bigthink.
 Lý do là vì tư thế ngủ này khiến làm tăng áp lực đè lên động mạch cổ, tim, phổi, dạ dày… Ảnh: Bigthink.
Việc thường xuyên ngủ gục trên bàn cũng làm tăng nguy cơ cong vẹo cột sống cổ và lưng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Ảnh: Supercareer.
 Việc thường xuyên ngủ gục trên bàn cũng làm tăng nguy cơ cong vẹo cột sống cổ và lưng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Ảnh: Supercareer.
Nghiêm trọng hơn, nếu duy trì thói quen ngủ kiểu này sẽ tạo thành thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, từ đó gây bệnh về đốt sống cổ. Ảnh: Howellpinckneychiropractor.
 Nghiêm trọng hơn, nếu duy trì thói quen ngủ kiểu này sẽ tạo thành thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, từ đó gây bệnh về đốt sống cổ. Ảnh: Howellpinckneychiropractor.
Bên cạnh đó, việc ngủ gục trên bàn làm việc khiến phổi không được cung cấp đủ oxy và máu, làm cho việc thở gặp khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Ảnh: Euroscientist.
 Bên cạnh đó, việc ngủ gục trên bàn làm việc khiến phổi không được cung cấp đủ oxy và máu, làm cho việc thở gặp khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Ảnh: Euroscientist.
Đồng thời, ngủ gục trên bàn khiến dạ dày chịu áp lực lớn, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, gây ra các chứng đầy hơi, đầy bụng,... Ảnh: Resveralife.
 Đồng thời, ngủ gục trên bàn khiến dạ dày chịu áp lực lớn, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, gây ra các chứng đầy hơi, đầy bụng,... Ảnh: Resveralife.
Với nữ giới, ngủ gục trên bàn còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phần tử cung, về lâu về dài có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Ảnh: Cube108.
 Với nữ giới, ngủ gục trên bàn còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phần tử cung, về lâu về dài có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Ảnh: Cube108.
Không những vậy, khi ngủ gục trên bàn, đôi mắt tỳ vào hai tay vừa khiến hai bàn tay bị tê nhức lại vừa khiến đôi mắt bị đau nhức khi thức dậy. Ảnh: Warpedspeed.
 Không những vậy, khi ngủ gục trên bàn, đôi mắt tỳ vào hai tay vừa khiến hai bàn tay bị tê nhức lại vừa khiến đôi mắt bị đau nhức khi thức dậy. Ảnh: Warpedspeed.
Nếu duy trì tư thế ngủ này thường xuyên có thể sẽ ảnh hưởng xấu tới thị lực. Ảnh: Warpedspeed.
 Nếu duy trì tư thế ngủ này thường xuyên có thể sẽ ảnh hưởng xấu tới thị lực. Ảnh: Warpedspeed.
Vì vậy, đảm bảo tư thế ngủ thoải mái sao cho cổ, lưng, thân người được nằm thẳng sẽ giúp hạn chế được những rủi ro đáng sợ về sức khỏe. Ảnh: Warpedspeed.
 Vì vậy, đảm bảo tư thế ngủ thoải mái sao cho cổ, lưng, thân người được nằm thẳng sẽ giúp hạn chế được những rủi ro đáng sợ về sức khỏe. Ảnh: Warpedspeed.

6 thói quen “hút” dương khí nam giới cực mạnh

(Kiến Thức) - Cơ thể nam giới rất cần dương khí để duy trì hoạt động bình thường. Vậy nhưng, có những thói quen vô tình “hút” dương khí cực mạnh.

6 thoi quen “hut” duong khi nam gioi cuc manh
Duy trì đủ dương khí đảm bảo cơ thể hoạt động bình thường. Ngược lại, thiếu dương khí có thể dẫn tới tinh thần uể oải. Làm việc gì cũng cảm thấy rất mệt mỏi, thường xuyên cảm thấy chóng mặt, mất sức sống. 

Ngủ trưa phạm vào 3 điều "cấm kị" này có thể đón bệnh vào người

Nếu ngủ trưa không đúng cách thì vô tình có thể gây ra một số tác động xấu tới vùng não bộ, gây hại đến sức khoẻ. Dưới đây là những sai lầm mà dân văn phòng thường phạm phải.

Ngủ gục xuống bàn làm việc

Dân văn phòng rất nhiều người chọn giải pháp là ngủ gục ngay trên bàn làm việc của mình. Tuy nhiên, thói quen này lại chính là nguyên nhân gây đau đầu sau khi bạn thức dậy.

Khi ngủ, nhịp tim sẽ chậm lại, lượng máu cung cấp tới các cơ quan giảm xuống nhưng lại tập trung nhiều cho dạ dày và ruột để tiêu hóa bữa trưa. Do vậy, việc ngủ trong tư thế ngồi sẽ gây ra tình trạng thiếu máu lên não và dẫn đến hiện tượng đau đầu, tê chân tay, ù tai...

Ngủ ngay sau khi ăn trưa

Thông thường thời gian nghỉ trưa được quy định tương đối ngắn nên ai cũng tranh thủ ngủ ngay sau khi ăn trưa. Vậy nhưng ngủ vào thời điểm này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe rất nhiều bởi vì sau khi ăn hệ tiêu hóa đang tăng cường hoạt động, tốc độ lưu thông máu cũng tăng lên.

Ngu trua pham vao 3 dieu

Ảnh minh họa 

Ngủ vào lúc này lượng máu cần cung cấp cho tim thấp, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho não và toàn bộ cơ thể. Chính vì vậy khi ngủ dậy chúng ta sẽ cảm thấy rất mệt mỏi.

Thời gian ngủ trưa quá dài

Có nhiều người thường xuyên thức đêm nên ngủ bù vào buổi trưa. Điều này khiến nhịp sinh học bị đảo lộn, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngủ trưa quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ buổi tối. Thông thường thời gian ngủ trưa tốt nhất là 30-60 phút. Vượt quá thời gian này sẽ làm áp chế trung khu thần kinh của đại não khiến các mạch máu “đóng lại” quá lâu, vì vậy càng ngủ càng mệt hơn.

Một vài lưu ý khi ngủ trưa tại văn phòng:

Sau khi ăn trưa, nên ngồi nghỉ khoảng 10 - 20 phút rồi mới ngủ trưa để tránh bị đau dạ dày.

Một giấc ngủ trưa ngắn tại văn phòng nên kéo dài trong khoảng 15 - 20 phút, bởi giấc ngủ ngắn này sẽ giúp cơ thể bạn vừa đủ tỉnh táo, vừa không còn cảm giác mệt mỏi, mất tập trung vào giờ làm việc buổi chiều.

Hãy cố gắng tìm một không gian ngủ yên tĩnh và không quá sáng để giúp cơ thể dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ ngắn buổi trưa.

Khi thức dậy, nên dành 1 - 3 phút ngồi tại chỗ để giúp cơ thể từ từ thích ứng trước khi bắt đầu vào công việc tiếp theo.