Kết luận mới về “chiếc bình bát của Đức Phật“

Chiếc bình bát trong một bảo tàng ở Afghanistan không liên quan gì đến Đức Phật, các quan chức Ấn Độ đã kết luận như vậy.

Kết luận được đưa ra sau khi một nhóm các quan chức thuộc Cơ quan Khảo cổ Ấn Độ (ASI) tiến hành nghiên cứu chiếc bát.
Chiếc bát (ảnh) có các ký tự tiếng Ả Rập khắc trên nó và không liên quan gì với Đức Phật, họ cho biết.
"Những tuyên bố về sự liên quan của Đức Phật với chiếc bát trên là không đúng vì những dòng chữ trên chiếc bát là bằng văn tự Ả Rập, điều không bao giờ tồn tại trong thời của Đức Phật. Hơn nữa, thông điệp của Đức Phật luôn được viết bằng ngôn ngữ Pali - sử dụng các ký tự Brahmi", một trong những nguồn tin cho biết.
Theo các nguồn tin, những dòng chữ trên chiếc bát nặng 400 kg đã được viết bằng ngôn ngữ Ba Tư, sử dụng hệ thống chữ viết Ả Rập.
"Chữ Ả Rập ra đời trong thế kỷ thứ 5, trong khi Đức Phật sống vào thế kỷ thứ 2 thứ 3 trước Công nguyên. Nếu tất cả các thông điệp của Đức Phật đều được viết ra, nó sẽ được ghi lại chỉ bằng tiếng Pali và không phải bằng tiếng Ả Rập", nguồn tin nhấn mạnh.
Nguồn tin còn tiếp tục cho thấy rằng những dòng chữ trên chiếc bát bí ẩn có thể đã được thực hiện khoảng 500 năm trước đây, khoảng thế kỷ 15 hoặc một thế kỷ sau đó.

Phật tử yêu và sống như thế nào?

Mỗi người sinh ra trên đời đều đã có những số phận khác nhau do nghiệp quả chiêu cảm trong vòng luân hồi. 

Nhưng mỗi số phận đều có chung một điểm tựa tinh thần, đó là đời sống tu tập nội tâm.
Đối với những người có nhân duyên với cửa Phật thanh tịnh, họ thọ Tam Quy y dưới sự chứng minh của Tam bảo và hành trì Ngũ giới, họ rất nên khẳng định với mọi người và với cuộc sống rằng, họ là phật tử; những người con của Phật có thể khẳng định cho được đạo lý của mình đang sống và đang tôn thờ, tổ chức của chúng ta đang tham gia, lý tưởng của chúng ta đang phục vụ.

Đức Phật với điển tích “Du quán tứ môn“

Khi nói đến điển tích “Du quán tứ môn”, chúng ta nhớ ngay đến hình ảnh vô cùng tươi đẹp và hy hữu của vị Thái tử Tất-đạt-đa, con vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma-Da, khi chưa trở thành một đức Phật.

Hôm ấy, trong một buổi nhàn du thời trai trẻ, Thái tử đã dời cung điện để thực hiện một cuộc dạo chơi ngoài cổng thành. Lần lượt Thái tử qua bốn cổng thành cùng đoàn hộ tống. Tại cổng thành phía Đông, Thái tử cùng đoàn tùy tùng thấy một người già tiều tụy, khốn khó (Đông môn kiến lão).