Hiệu quả của vắc xin COVID-19 trước biến chủng Omicron "tàng hình"

BA.2, biến thể phụ của Omicron, có khả năng lây lan nhanh nhưng vắc xin vẫn có hiệu quả chống lại nguy cơ bệnh nặng ở người nhiễm biến chủng "tàng hình" này.

Theo VOX, trong số các biến thể phụ của Omicron, BA.2 (còn được gọi là Omicron "tàng hình", nhanh chóng chiếm ưu thế. "Khi chúng tôi xem xét BA.1 so với BA.2, chúng tôi thực sự nhận thấy rằng, về bản chất, BA.2 dễ lây truyền hơn", Frederik Plesner Lyngse, một nhà nghiên cứu tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch), cho biết.
Một nghiên cứu khác từ Anh cũng cho thấy khả năng lây nhiễm đáng kể của biến thể phụ BA.2.
Hieu qua cua vac xin COVID-19 truoc bien chung Omicron
Biến thể BA.2 có khả năng lây lan nhanh. Ảnh: DH.
Được biết, biến thể BA.2 đang lây lan trên 82 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Khi mắc BA.1 vẫn có khả năng tái nhiễm BA.2 ở phần lớn những người trẻ tuổi, chưa được tiêm chủng.
Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm ra nguyên nhân khiến BA.2 lây truyền nhanh. Họ nghi ngờ các đột biến trong BA.2 nằm trong các phần của virus mà hệ thống miễn dịch thường thích nhắm đến, vì vậy, những thay đổi ngụy trang các vùng đó có thể cho phép mầm bệnh thoát khỏi sự phát hiện.
Vậy vắc xin ngừa COVID-19 có tác dụng trước biến thể BA.2 hay không?
Theo VOX, vắc xin vẫn có tác dụng làm giảm sự lây lan của BA.2 và giảm tỷ lệ bệnh nặng. BA.2 lây lan nhiều nhất ở những người không được tiêm vắc xin ngừa COVID-19.
Medscape dẫn một nghiên cứu khẳng định không có dấu hiệu cho thấy hiệu quả của vắc xin trước BA.2 giảm so với BA.1. Hai tuần sau tiêm mũi 3, hoặc mũi tăng cường, hiệu quả của vắc xin trước biến thể BA.2 là 67%.
Tờ TIME nhấn mạnh, hiện tại, bằng chứng cho thấy rằng vắc xin tạo ra khả năng miễn dịch trước mọi biến chủng của SARS-CoV-2. Tuy vậy, hiệu quả bảo vệ của vắc xin giảm dần theo thời gian.

Mời độc giả xem thêm video: Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan COVID-19 (Nguồn video: THĐT)

Vì sao một số người ăn, ngủ cùng F0 vẫn không mắc Covid-19?

Giả thuyết của nhóm chuyên gia tại Anh cho rằng trí nhớ miễn dịch từ những lần nhiễm virus corona khác giúp bảo vệ một số người khỏi nguy cơ mắc Covid-19.

Thời gian gần đây, số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng tăng cao. Đặc biệt, không ít gia đình có đa số thành viên đều mắc Covid-19. Song, một số trường hợp ăn, ngủ, sinh hoạt cùng F0 nhưng vẫn không bị lây nhiễm. Điều này trở thành bí ẩn với giới khoa học. Họ đặt câu hỏi có hay không nhóm người miễn nhiễm với Covid-19.

Trí nhớ miễn dịch

Nghiên cứu mới: Hiệu quả chống Omicron của Sputnik V cao hơn Pfizer

Nghiên cứu từ nhóm chuyên gia tại Italy và Nga cho thấy 100% người được tiêm hai liều vaccine Sputnik V có kháng thể vô hiệu hóa biến chủng Omicron.

Một nghiên cứu sơ bộ trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra mức độ kháng thể trung hòa biến chủng Omicron ở những người được tiêm vaccine Sputnik V không giảm nhiều như ở nhóm được tiêm Pfizer. Nghiên cứu được công bố trên medrxiv ngày 19/1.

Theo Reuters, nghiên cứu do nhóm chuyên gia tại Viện Spallanzani (Italy) và Viện Gamaleya (Nga - nhà phát triển vaccine Sputnik V) thực hiện. Các tác giả so sánh huyết thanh của những người được tiêm hai loại vaccine Covid-19 là Sputnik V và Pfizer.

Thường đi vệ sinh vào 2 thời điểm này chứng tỏ cơ thể khỏe mạnh

Theo dõi tần suất và thời gian đi đại tiện mỗi ngày là cách để bạn kiểm tra sức khỏe, kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường.

Đại tiện là hiện tượng sinh lý bình thường của con người. Đó là cách cơ thể đào thải cặn bã ra bên ngoài.

Nếu bạn thường xuyên đại tiện vào 2 mốc thời gian này trong ngày chứng tỏ sức khỏe của bạn đang bình thường. Nếu không, hãy chú ý tới chế độ ăn uống để cải thiện vấn đề nhé.