Hành tinh lạ di chuyển trên quỹ đạo hình quả trứng

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học phát hiện một hành tinh lạ tên là HR 5183 b có khối lượng gấp ba lần Sao Mộc, di chuyển trên một đường quỹ đạo dài hình quả trứng quanh ngôi sao chủ HR 5183. 

Nếu hành tinh lạ này bằng cách nào đó được đặt vào hệ mặt trời của chúng ta, nó sẽ di chuyển từ trong vành đai tiểu hành tinh ra ngoài Sao Hải Vương. 

Sarah Blunt, Tiến sỹ thuộc Viện công nghệ Caltech và là tác giả của nghiên cứu nhận định: "Các hành tinh khác được phát hiện ở xa các ngôi sao chủ có xu hướng lệch tâm rất thấp, có nghĩa là quỹ đạo của chúng có hình tròn hơn”.

Hanh tinh la di chuyen tren quy dao hinh qua trung
Nguồn ảnh: Nasa. 

Hành tinh mới được phát hiện bằng phương pháp đo lường vận tốc hướng tâm. Đây là phương pháp mới khám phá ngoại hành tinh mới bằng cách theo dõi cách các ngôi sao mẹ của chúng "lắc lư" phản ứng với những lực hấp dẫn từ những hành tinh xung quanh.

Theo phát hiện mới nhất, hành tinh HR 5183 b dành phần lớn thời gian để lảng vảng ở phần bên ngoài của hệ thống ngôi sao chủ trong quỹ đạo rất lập dị hình quả trứng.

Những phát hiện mới cho thấy, có thể sử dụng phương pháp đo lường vận tốc hướng tâm để phát hiện các hành tinh xa xôi khác mà không phải chờ đợi thêm nữa. Và việc nghiên cứu đề xuất, tìm kiếm nhiều hành tinh như thế này có thể làm sáng tỏ vai trò của các hành tinh khổng lồ trong việc định hình hệ mặt trời của chúng ta.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực. 


Sững sờ hành tinh đá nóng bỏng, có cùng lúc 3 mặt trời

(Kiến Thức) - Mới đây, các nhà khoa học Mỹ khám phá ra một hành tinh đá nóng bỏng cách trái đất chỉ 22,5 năm ánh sáng, được cho là có cùng lúc 3 mặt trời, gây bất ngờ cho giới đam mê vũ trụ toàn thế giới.

Hành tinh đá nóng bỏng, có cùng lúc 3 mặt trời nói ở đây là thành viên của một hệ 3 sao tên LTT 1445

Cận cảnh ngôi sao bị hút vào lỗ đen

Các nhà khoa học Mỹ đã mô phỏng thành công quá trình “ăn thịt” các vì sao của lỗ đen vũ trụ…

Kỳ quặc lỗ đen có thể bay hơi

Vào năm 1974, nhà bác học thiên tài người Anh Stephen Hawking (8/1/1942 – 14/3/2018) đã có một phát hiện quan trọng: Mỗi lỗ đen (black hole) đều phải bay hơi ở cuối thời kỳ tồn tại. Hiện giờ, giới khoa học khẳng định thuyết đó của ông.

Theo thuyết của Hawking, các lỗ đen không phải là “đen” hoàn toàn, mà trong thực tế chúng đều phát ra các hạt. Bức xạ này, theo Hawking, có thể hấp thu năng lượng và khối lượng của lỗ đen nhiều đến mức làm lỗ đen biến mất. Thuyết này được công nhận là đúng, mặc dù cách đây chưa lâu các nhà khoa học cho rằng nó thuộc loại “không thể chứng minh được”.