Cận cảnh ngôi sao bị hút vào lỗ đen

Các nhà khoa học Mỹ đã mô phỏng thành công quá trình “ăn thịt” các vì sao của lỗ đen vũ trụ…

Mới đây, tiến sĩ thiên văn học và vật lý thiên văn Enrico Ramirez cùng các cộng sự của mình ở ĐH California tại Santa Cruz đã thành công trong việc mô phỏng lại toàn bộ diễn biến, quá trình lỗ đen vũ trụ hủy diệt một ngôi sao. Kết quả nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Astrophysical Journal tháng 2/2014.

Các nhà khoa học đã sử dụng máy tính để mô phỏng sự “chết chóc” của một ngôi sao khi nó rơi vào một lỗ đen khổng lồ.

Khác với tưởng tượng của nhiều người rằng ngôi sao sẽ “chui tọt” vào lỗ đen, thực tế diễn ra hoàn toàn khác.

Can canh ngoi sao bi hut vao lo den
Hình ảnh mô tả quá trình ngôi sao bị hút vào lỗ đen.

Lực hấp dẫn cực lớn của các lỗ đen gây biến dạng, bóp méo ngôi sao hoàn toàn. Hệ quả là một nửa khối lượng của ngôi sao sẽ bắn ra bên ngoài, một nửa còn lại theo những dòng dịch chuyển hình xoắn ốc chui thẳng vào hố đen.

Tại thời điểm va chạm, chúng ta có thể quan sát được những đường cong sáng kéo dài với nhiều dải màu sắc khác nhau. Theo tiến sĩ Enrico, kích thước, hình ảnh của vệt sáng phụ thuộc vào kích thước của lỗ đen và kiểu sao.

Mô phỏng về quá trình ngôi sao bị hút vào lỗ đen được xây dựng trên cơ sở dữ liệu hoàn toàn phù hợp, về một vụ va chạm giữa một lỗ đen và một ngôi sao đã được quan sát thấy vào năm 2012, được đặt tên là PS1-10jh.

Vào thời điểm đó, các nhà khoa học nghĩ rằng ngôi sao bị phá hủy có thể là một ngôi sao heli hiếm bởi không có khí thải hydro đặc trưng tại đường cong ánh sáng.

Nhưng nghiên cứu mới này cho thấy một kết luận hoàn toàn khác. Nhà nghiên cứu James Guillochon cho biết, "khí hydro vẫn tồn tại, chỉ là người ta không nhìn thấy bởi nó đã bị ion hóa cao”.

Các nhà thiên văn học gọi sự va chạm giữa một ngôi sao và hố đen là "sự gián đoạn thủy triều" (tidal disruption event), và trong một thiên hà điển hình, trung bình quá trình xảy ra khoảng một lần/10.000 năm. 

Thân thiện với du khách, tê giác bị tổn thương đầy mình

(Kiến Thức) - Giám đốc sở thú Pierre Caille cho biết, cách đây không lâu, một số khách tham quan đã sử dụng móng tay để cào tên của họ vào trên lưng con tê giác hai dòng chữ "CAMILLE" và "JULIEN".

Mới đây, bức ảnh về một con tê giác cái có tên là Noëlle, 35 tuổi bị du khách khắc tên lên lưng đã được chia sẻ rộng rãi, gây ra làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội.

Kỳ quái lỗ đen đặc biệt có từ trường mạnh nhất vũ trụ

(Kiến Thức) - Lỗ đen V404 Cygn được cho là lỗ đen đặc biệt, có từ trường mạnh nhất vũ trụ.

Nhà thiên văn học Steve Eikenberry của đại học Florida, người đứng đầu cuộc nghiên cứu cùng với tiến sĩ Yigit Dallilar vừa thông tin, họ phát hiện một lỗ đen đặc biệt với khả năng phát ra từ trường siêu khủng có tên khoa học là lỗ đen V404 Cygn.
Nguồn ảnh: Space.
 Nguồn ảnh: Space.