Phòng ngừa, phát hiện sớm viêm gan lạ ở trẻ nhỏ

Viêm gan bí ẩn ở trẻ vẫn là căn bệnh còn nhiều dấu hỏi. Nhận biết sớm triệu chứng chính là chìa khóa giúp cha mẹ bảo vệ con trước biến chứng nguy hiểm.

Những ca viêm gan bí ẩn ở trẻ em được phát hiện ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về một bệnh lý mới còn nhiều ẩn số. Việc nhận diện sớm, đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời là yếu tố then chốt để hạn chế nguy cơ suy gan, biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.

3-3634.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn internet

Viêm gan bí ẩn ở trẻ, vẫn còn là câu hỏi lớn

Từ năm 2022, thế giới đã chứng kiến hàng nghìn ca viêm gan bí ẩn xảy ra ở trẻ nhỏ, chủ yếu dưới 10 tuổi. Điều khiến các bác sĩ lo lắng là đa số trẻ mắc bệnh đều không phát hiện các loại virus viêm gan thông thường như A, B, C, D, E. Nhiều giả thuyết được đưa ra như: virus Adeno, một số biến thể SARS-CoV-2, độc tố môi trường hoặc phản ứng miễn dịch bất thường. Tuy nhiên, đến nay, chưa có kết luận rõ ràng, khiến việc phòng ngừa và điều trị gặp nhiều khó khăn.

Ai có nguy cơ mắc viêm gan bí ẩn?

Trẻ từ 1 đến 10 tuổi, đặc biệt nhóm 2-5 tuổi.

Trẻ có sức đề kháng yếu, suy dinh dưỡng, hay mắc bệnh đường tiêu hóa.

Trẻ sống trong môi trường vệ sinh kém, ăn uống không đảm bảo an toàn.

Một số báo cáo cho thấy, nhiều ca bệnh xuất hiện rải rác, không lây lan thành dịch lớn, nhưng vẫn có khả năng lây từ người sang người qua đường tiêu hóa, tiếp xúc gần hoặc qua các bề mặt nhiễm bẩn.

Triệu chứng sớm cha mẹ nhất định không được bỏ qua

Triệu chứng dễ nhận biết

Vàng da, vàng mắt: Dấu hiệu phổ biến nhất, xuất hiện khi gan bị tổn thương, bilirubin tăng cao.

Nước tiểu sẫm màu: Màu nước tiểu như trà đặc dù trẻ uống đủ nước.

Phân bạc màu: Phân có màu xám, nhạt bất thường.

Triệu chứng dễ nhầm lẫn

Mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú (với trẻ nhỏ).

Đau bụng vùng hạ sườn phải, cảm giác đầy bụng.

Buồn nôn, nôn ói nhiều.

Sốt nhẹ hoặc sốt cao, nhưng không phải lúc nào cũng sốt.

Điều nguy hiểm là giai đoạn đầu các triệu chứng có thể nhẹ, dễ nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa thông thường. Nhiều bậc cha mẹ chủ quan, chỉ đưa trẻ đi khám khi đã vàng da rõ, lúc này gan có thể đã bị tổn thương nặng.

Hậu quả khi phát hiện muộn

Viêm gan cấp tính nếu không điều trị sớm có thể tiến triển thành:

Suy gan cấp.

Hôn mê gan.

Xuất huyết tiêu hóa, rối loạn đông máu.

Nặng nhất là tử vong nếu không được ghép gan kịp thời.

Thống kê của WHO cho thấy một số ca đã phải ghép gan khẩn cấp để duy trì sự sống. Việc này không chỉ tốn kém mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro lâu dài.

Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Các bác sĩ khuyến cáo: Chỉ cần xuất hiện 1-2 triệu chứng bất thường như vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm, phân bạc màu kèm theo mệt mỏi kéo dài cha mẹ phải đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa gan mật hoặc bệnh viện nhi uy tín để làm xét nghiệm chức năng gan, siêu âm gan và các xét nghiệm chuyên sâu.

Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc bổ gan, kháng sinh, thuốc nam, thuốc lá khi chưa có chỉ định, vì có thể làm gan tổn thương nặng hơn.

Chủ động phòng bệnh cho trẻ

Vì chưa có vắc xin phòng viêm gan bí ẩn, nên biện pháp hiệu quả nhất vẫn là vệ sinh và nâng cao miễn dịch tự nhiên cho trẻ:

Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Vệ sinh đồ chơi, đồ dùng sinh hoạt thường xuyên.

Ăn chín, uống sôi.

Không ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Tránh cho trẻ tiếp xúc với người đang mắc các bệnh đường tiêu hóa, hô hấp.

Đảm bảo tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin theo độ tuổi, đặc biệt vắc xin phòng viêm gan A, B.

Chăm sóc trẻ nghi viêm gan tại nhà thế nào?

Nếu trẻ được chẩn đoán viêm gan, bác sĩ sẽ quyết định điều trị nội trú hay ngoại trú tùy tình trạng:

Cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh vận động mạnh.

Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng nhưng ít dầu mỡ.

Uống đủ nước theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tuyệt đối không tự dùng thuốc bổ gan, thuốc hạ sốt khi chưa được kê đơn.

Tái khám đúng hẹn để kiểm tra chức năng gan.

Viêm gan bí ẩn ở trẻ tuy chưa rõ nguyên nhân, nhưng việc nhận diện sớm triệu chứng, điều trị kịp thời, chăm sóc đúng cách và tuân thủ hướng dẫn y tế sẽ giúp hạn chế biến chứng, bảo vệ sức khỏe và tính mạng trẻ nhỏ.

Hãy trở thành lá chắn đầu tiên, tinh ý và chủ động, đừng để sự mơ hồ của căn bệnh này cướp đi cơ hội chữa lành sớm cho con.

7 triệu chứng cho thấy gan bị nhiễm độc quá nhiều

Gan nhiễm độc sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác, lâu dần dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan...

Gan có nhiệm vụ giải độc, làm sạch những độc tố có trong cơ thể và thải ra ngoài qua hệ bài tiết. Tuy nhiên, khi gan bị suy yếu, chức năng thải độc kém, chất độc tích tụ lại sẽ dẫn đến một số dấu hiệu gan nhiễm độc như sau:

2 người bị xơ gan, ung thư do phát hiện viêm gan B muộn

Viêm gan B là bệnh lý có diễn tiến âm thầm, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra biến chứng nặng nề như xơ gan hoặc ung thư gan.

Ngày 4/7. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, vừa tiếp nhận hai trường hợp bệnh nhân được chuyển tuyến trong tình trạng gan đã tiến triển nặng đến xơ gan và u gan. Điều đáng nói là cả hai chỉ mới biết mình mắc viêm gan B cách đây từ một đến hai tháng.

Điểm chung của hai bệnh nhân là không có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ vì nghĩ rằng bản thân vẫn khỏe mạnh, không có triệu chứng bất thường. Chỉ đến khi xuất hiện một số dấu hiệu tình cờ, họ mới đi khám, nhưng lúc đó bệnh đã ở giai đoạn muộn, khiến khả năng điều trị bằng thuốc gần như không còn hiệu quả, buộc phải can thiệp ngoại khoa.

Nhiều người nguy kịch vì tự ý ngừng thuốc điều trị viêm gan

Nhiều bệnh nhân đang phải đối mặt với những biến chứng nặng nề do tự ý dừng thuốc kháng virus điều trị viêm gan B.

Ngày 30/6, ghi nhận tại Khoa Viêm gan – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhiều bệnh nhân đang phải đối mặt với những biến chứng nặng nề do tự ý dừng thuốc kháng virus điều trị viêm gan B, đặc biệt trong bối cảnh có các bệnh lý làm suy giảm miễn dịch như ung thư, lao phổi, đái tháo đường, tuổi cao, xơ gan tiềm ẩn...

Xơ gan nặng sau 2 tháng bỏ thuốc