Hà Nội có hơn 210 ca mắc sởi trong tuần qua

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội nhận định, số ca mắc sởi có xu hướng tăng ở nhóm trên 6 tuổi, dự báo số ca mắc tiếp tục tăng trong tuần tới.

Ngày 13/4, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 4/4 đến 11/4), trên địa bàn thành phố ghi nhận 212 ca mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 9 ca so với tuần trước đó).
Cộng dồn từ đầu năm 2025 đến nay, thành phố Hà Nội ghi nhận 1.665 trường hợp mắc sởi tại 30/30 quận, huyện, thị xã; trong khi cùng kỳ năm 2024 không có ca bệnh. Bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi, trong đó 12,1% dưới 6 tháng tuổi; 15,2% từ 6-8 tháng; 9,7% từ 9 - 11 tháng; 22,1% từ 1 - 5 tuổi; 14,3% từ 6 - 10 tuổi; 26,6% trên 10 tuổi.
Ha Noi co hon 210 ca mac soi trong tuan qua
Khám sàng lọc cho trẻ đến tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi tại quận Hà Đông. Ảnh: CDC Hà Nội. 
CDC Hà Nội nhận định, số ca mắc sởi có xu hướng tăng, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ. Dự báo, số ca mắc tiếp tục tăng và có xu hướng tăng ở nhóm trên 6 tuổi.
CDC Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh sởi, tay chân miệng tại quận: Nam Từ Liêm và Long Biên. Phối hợp với các quận, huyện tiếp tục kiểm tra công tác quản lý số liệu, thống kê báo cáo bệnh nhân, ổ dịch bệnh sốt xuất huyết tại các quận, huyện: Hoàn Kiếm, Quốc Oai, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Đống Đa, Hoàng Mai, Sóc Sơn, Tây Hồ, Thạch Thất.
CDC thành phố cũng đề nghị Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tiếp tục rà soát và tổ chức tiêm chủng vắc xin sởi cho trẻ em thuộc đối tượng tiêm chủng chiến dịch, tập trung đối tượng trẻ 6 đến dưới 9 tháng và trẻ từ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh sởi. Đồng thời, tăng cường giám sát phát hiện bệnh tay chân miệng tại cộng đồng và trường mầm non, mẫu giáo có ca bệnh, ổ dịch; tổ chức các hoạt động xử lý triệt để, tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn phòng, chống bệnh tay chân miệng theo quy định.
Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp giữa ngành Y tế và ngành Giáo dục trong công tác giám sát, phòng chống, xử lý các ca bệnh, ổ dịch bệnh sởi, tay chân miệng... trong trường học; phối hợp triển khai công tác tiêm chủng vắc xin trong trường học; tuyên truyền cho phụ huynh các biện pháp phòng bệnh.
Khi có trường hợp mắc bệnh sởi tại các trường học thì tổ chức rà soát việc tiêm chủng của trẻ để tiêm chủng cho trẻ còn chưa được tiêm để phòng bệnh kịp thời.
Tổ chức hoạt động giám sát sốt phát ban nghi sởi, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm 100% các trường hợp nghi ngờ mắc, tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch theo quy định.

Đặt tủ giày ở đâu để ngôi nhà thêm sang?

Tủ đựng giày dép là vật dụng hết sức cần thiết nhưng rất ít người chú ý đến vị trí đặt tủ giày. Nếu nó được nghiên cứu sắp xếp phù hợp sẽ mang lại tài lộc và sức khoẻ cho gia chủ, giúp ngôi nhà thêm sang.

Không đặt tủ giày ở nơi không đủ ánh sáng
Khu vực đặt tủ giày không nên quá tối, bởi ánh sáng yếu ớt khiến người bước vào có cảm giác âm u, thiếu sức sống. Thậm chí, nơi thiếu sáng dễ tích tụ khí xấu, tài vận khó vào nhà. Nhưng bạn cũng không nên lắp đèn quá sáng, sẽ gây hại cho mắt khi thay đổi quá đột ngột giữa 2 môi trường có mức độ ánh sáng khác biệt. Tốt nhất bạn nên chọn lắp ánh đèn dịu nhẹ với tông màu ấm áp.

Bệnh viện Bạch Mai chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng ứng phó dịch sởi

Dịch sởi đang diễn biến phức tạp, đặc biệt ở miền Bắc, nhiều người lớn bị sởi biến chứng viêm phổi, viêm não..., Bộ Y tế đã đến Bệnh viện Bạch Mai khảo sát công tác chuẩn bị nguồn lực ứng phó với dịch bệnh.

75% người lớn mắc sởi nguy kịch không nhớ rõ tiền sử tiêm vắc xin sởi

Bộ Y tế họp khẩn: 40.000 ca nghi sởi, 5 người tử vong

Bệnh sởi lây lan nhanh, một người mắc có thể lây cho 12 - 18 người, có thể lây chéo tại bệnh viện, ngoài cộng đồng. Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 ca nghi sởi, 5 trường hợp tử vong.

Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, chiều 15/3 Bộ Y tế đã tổ chức họp khẩn "Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng chống bệnh sởi".