Gương mặt trẻ tiêu biểu Thân Thế Công: Chuyện xúc động sau tấm HCV

Đằng sau tấm huy chương vàng Olympic Vật lý quốc tế của gương mặt trẻ tiêu biểu Thân Thế Công là một hành trình đầy gian nan, thử thách và xúc động.

Năm 2024, Thân Thế Công – chàng trai Bắc Giang với đôi dép tổ ong giản dị – đã khẳng định vị thế của mình trên đấu trường quốc tế khi giành Huy chương Vàng Olympic Vật lý châu Á và Huy chương Vàng Olympic Vật lý Quốc tế. Thành tích đáng tự hào ấy không chỉ mang vinh quang về cho bản thân, gia đình mà còn góp phần làm rạng danh nền giáo dục Việt Nam.
Guong mat tre tieu bieu Than The Cong: Chuyen xuc dong sau tam HCV
 Với những cống hiến và nỗ lực đáng nể, Thân Thế Công đã được vinh danh là một trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024
Với những cống hiến và nỗ lực đáng nể, Công đã được vinh danh là một trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024.
Nhưng đằng sau những tấm huy chương sáng chói ấy là một hành trình đầy gian nan, thử thách. Đó là câu chuyện về một cậu học trò từng chỉ là một học sinh bình thường nhưng đã vươn lên bằng ý chí mạnh mẽ, sự kiên trì phi thường và niềm đam mê bất tận với Vật lý.
Hành trình đến huy chương Vàng quốc tế của cậu học trò "bình thường"
Thân Thế Công sinh năm 2006 tại Bắc Giang. Thế Công không phải là một học sinh với những thành tích xuất sắc ngay từ nhỏ. Năm Công học lớp 6, 7, Công thậm chí còn ham chơi game, lực học Toán yếu hơn nhiều bạn ở lớp.
Năm học lớp 8, Công bắt đầu có hứng thú với môn Vật lý. Đây cũng chính là bước ngoặt học tập đối với Công. Ngoài học trên lớp và học thêm, Công còn tự tìm sách bài tập, các bài thi học sinh giỏi của tỉnh Bắc Giang để rèn luyện. Khi gặp một vấn đề khó, chàng trai đều nỗ lực, không bỏ cuộc và gần như đi tới cùng để tìm ra lời giải.
Guong mat tre tieu bieu Than The Cong: Chuyen xuc dong sau tam HCV-Hinh-2
 Từ một học sinh không có gì nổi trội, Thân Thế Công đã vươn lên với những thành tích xuất sắc.
Năm lớp 9, Công đạt giải Nhì môn Vật lý kỳ thi học sinh giỏi tỉnh Bắc Giang và được tuyển thẳng vào Trường THPT Chuyên Bắc Giang. Chính môi trường học tập tốt đã nuôi dưỡng và rèn giũa Công trở thành một trong những tài năng Vật lý sáng giá nhất của Việt Nam.
Trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2022-2023, Thân Thế Công đoạt giải Nhất, nằm trong tốp 4 thí sinh điểm cao nhất toàn quốc. Công giành Huy chương Vàng tại kỳ thi học sinh giỏi các trường THPT chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng Bắc bộ năm 2022; Huy chương Đồng Olympic Vật lí khu vực châu Á năm 2023; Năm 2024, Thân Thế Công, học sinh lớp 12 chuyên Vật lí, Trường THPT Chuyên Bắc Giang là thí sinh duy nhất của Việt Nam đoạt Huy chương Vàng tại Cuộc thi Olympic Vật lí châu Á (APhO).
“Công không phải là một thần đồng ngay từ nhỏ, em ấy cũng không có xuất phát điểm quá vượt trội. Nhưng điều làm nên sự khác biệt ở Công chính là tinh thần tự giác học tập và niềm đam mê cháy bỏng với Vật lý.” – Thầy Nguyễn Văn Đóa, giáo viên Vật lý Trường THPT Chuyên Bắc Giang, nhận xét về cậu học trò xuất sắc của mình.
Không bao giờ bỏ cuộc
Đi lên từ một cậu học trò với lực học bình thường, những gì Công đạt được đều đến từ nỗ lực không ngừng nghỉ và tinh thần tự học kiên cường.
Guong mat tre tieu bieu Than The Cong: Chuyen xuc dong sau tam HCV-Hinh-3
 Bí quyết cho những thành công của Công, đó là nỗ lực cao, không bao giờ bỏ cuộc.
Thân Thế Công chia sẻ, em luôn đặt mục tiêu cho mình và điều đó tạo động lực để thôi thúc em phấn đấu, vươn lên. Gặp bài khó, có khi em thức đến 2 – 3 giờ sáng để giải, đến lúc mệt quá, ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Nhưng Công không bỏ cuộc. Hôm sau lên lớp, Công chủ động gặp thầy giáo nhờ giảng giải cho đến khi hiểu thì thôi. “Em luôn xác định phải cố gắng học tập, trau dồi kiến thức để sau này trở thành nhà nghiên cứu vật lí hoặc kỹ sư điện…”, Công chia sẻ.
Ngoài kiến thức ở trên lớp, Công còn đọc nhiều tài liệu, xem clip giải thích trên mạng. Để đọc được các tài liệu nước ngoài, Công cố gắng trau dồi tiếng Anh của mình.
“Công không bao giờ tự mãn với thành tích của mình. Em ấy luôn muốn thử thách bản thân với những mục tiêu cao hơn. Có lần, sau khi đạt giải Nhất học sinh giỏi quốc gia, tôi bảo em nên nghỉ ngơi một chút. Nhưng Công chỉ cười và nói: ‘Em còn nhiều thứ phải học lắm thầy ạ”, thầy Đóa chia sẻ.
Công cho biết, em luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan, không ngại khó khăn. Những lúc cảm thấy chán nản hay áp lực, cậu sẽ ra ngoài đi bộ một vòng để thư giãn, sau đó lại quay trở lại với sách vở. Chính những thói quen nhỏ ấy đã giúp Công duy trì được động lực học tập bền bỉ.
Một trong những hình ảnh ấn tượng nhất về Công là đôi dép tổ ong cậu đi suốt những năm học cấp ba. Trong khi bạn bè có thể diện giày thể thao hay sandal thời trang, Công vẫn trung thành với đôi dép đơn giản. Hình ảnh ấy không chỉ thể hiện sự giản dị mà còn là minh chứng cho tinh thần kiên trì, không bị ảnh hưởng bởi những thứ phù phiếm bên ngoài.
Sau những thành tích rực rỡ, Thân Thế Công đã lựa chọn tiếp tục con đường học tập tại Khoa Điện tử Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội – một trong những trường đại học hàng đầu về kỹ thuật tại Việt Nam.
Chia sẻ về dự định tương lai, Công cho biết, em muốn nghiên cứu sâu hơn về các lĩnh vực ứng dụng của Vật lý trong công nghệ. Nếu có cơ hội, em hy vọng sẽ được làm việc trong các dự án khoa học lớn hoặc trở thành giảng viên để truyền cảm hứng cho các thế hệ học sinh sau này.
Trò chuyện với Tri thức và Cuộc sống, ông Trần Duy Phương, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Bắc Giang, cho hay, năm 2024, lần đầu tiên tỉnh Bắc Giang có 3 học sinh xuất sắc đoạt Huy chương Vàng tại Kỳ thi Olympic quốc tế, trong đó có em Thân Thế Công.
"Điểm chung giữa các em đều là sự chăm chỉ, nỗ lực. Các em vạch ra mục tiêu từng chặng đường, đặt quyết tâm chinh phục. Nhà trường rất tự hào về các em", ông Phương nói.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Trả lại vẻ đẹp cho lễ hội

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, việc xây dựng một hệ thống các giải pháp để trả lại vẻ đẹp cho lễ hội, là rất quan trọng.

Những biến tướng, bất cập, phản cảm của lễ hội
“Tháng Giêng là tháng ăn chơi”, hằng năm, sau Tết Nguyên đán là bắt đầu mùa lễ hội – một hoạt động văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người dân Việt Nam Những ngày này, người dân trên khắp đất nước bắt đầu nô nức trảy hội xuân, nhiều địa phương cũng đã bắt đầu tưng bừng khai hội đón du khách trải nghiệm.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tết là di sản văn hóa, hồn cốt dân tộc

PGS.TS Bùi Hoài Sơn khẳng định, Tết là một di sản văn hóa quan trọng nhất của người Việt, là một phần hồn cốt của dân tộc, cho nên cần hiểu và thực hành để làm sâu sắc hơn những giá trị của Tết cổ truyền.

Tết là hồn cốt dân tộc, cần phải hiểu và giữ gìn

Trong dòng chảy của lịch sử, Tết Nguyên đán vẫn giữ được nhiều những nét đẹp văn hóa, là nơi lưu giữ ký ức của cha ông. Với nhiều người Việt Nam, Tết Nguyên đán mang ý nghĩa đặc biệt thiêng liêng. Tuy nhiên, cũng từng có những tranh luận nên giữ hay bỏ Tết Nguyên đán trong thời kỳ hội nhập; hoặc ăn Tết Nguyên đán thế nào, có cần giữ lại các “nếp xưa” không, hay cần “cải tiến” cho phù hợp với thời đại mới…

[e-Magazine] Ca nương Thúy Hoàn: Người giữ hồn quan họ Kinh Bắc

Xuất thân từ một làng quan họ cổ, với niềm đam mê, tình yêu tha thiết với quan họ, ca nương Thúy Hoàn đã góp phần gìn giữ những làn điệu quan họ cổ với tinh thần nguyên bản nhất.

[e-Magazine] Ca nuong Thuy Hoan: Nguoi giu hon quan ho Kinh Bac
Gặp ca nương Thúy Hoàn vào ngày hội chùa Bùi, ngôi chùa cổ của làng Châm Khê - một trong những làng quan họ có sớm nhất vùng Kinh Bắc, cảm giác như thời gian quay ngược lại. Trong tiết trời hơi se lạnh, đặc trưng mùa xuân xứ Bắc, những nụ cười, ánh mắt, lời ca quan họ ngọt ngào, tha thiết của ca nương Thúy Hoàn cùng với các liền anh, liền chị đã đưa du khách về với không gian văn hóa Kinh Bắc đậm đặc, mê đắm.
[e-Magazine] Ca nuong Thuy Hoan: Nguoi giu hon quan ho Kinh Bac-Hinh-2

Trò chuyện với PV Tri thức và Cuộc sống, ca nương Thúy Hoàn cho biết, chị sinh ra và lớn lên ở làng Châm Khê – một trong những làng quan họ có sớm nhất vùng Kinh Bắc với những câu quan họ cổ đặc sắc, lối hát riêng chỉ có ở Châm Khê. Chất quan họ, theo chị, dường như đã ngấm vào chị từ lúc chị còn nằm trong bào thai, khi ông bà ngoại, các ông chú, bà cô… đều là những nghệ nhân quan họ. Từ khi còn nhỏ, chị đã được nghe, được học và dần cảm nhận cái hồn của quan họ – một loại hình âm nhạc không chỉ đơn thuần là hát, mà còn là cách giao tiếp đầy tinh tế giữa con người với nhau.