Giữ ấm cơ thể thế nào trong những ngày rét đậm, rét hại?

Giữ cho cơ thể ấm áp trong những ngày rét đậm, rét hại sẽ phòng tránh được nhiều bệnh tật. Ăn uống đầy đủ, mặc nhiều lớp áo, không uống bia rượu... là những cách nên làm để giữ ấm khi trời lạnh.

Giu am co the the nao trong nhung ngay ret dam, ret hai?
Nhấp chuột để xem kích thước chuẩn. 
Người dân cần biết cách giữ ấm và phòng chống rét cho bản thân và gia đình. Người lớn tuổi nên lưu ý giữ nhiệt độ chung trong phòng cho đủ ấm, mặc quần áo vừa phải và luôn luôn kiểm tra trẻ nhỏ.

Ngủ trong phòng lạnh không chỉ giảm stress mà còn ngừa lão hóa

(Kiến Thức) - Việc ngủ trong căn phòng nhiệt độ cao không chỉ khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, đổ mồ hôi mà còn bỏ lỡ nhiều lợi ích sức khỏe từ thói quen ngủ trong phòng lạnh hơn.

Ngu trong phong lanh khong chi giam stress ma con ngua lao hoa

1. Giúp bạn tươi tắn và trẻ trung hơn: Ngủ trong phòng lạnh có nhiệt độ thấp hơn sẽ thúc đẩy sản xuất melatonin - còn được gọi là “hormone giấc ngủ” của cơ thể. Nó cũng là một chất chống oxy hóa, đóng vai trò như một loại hormone chống lão hóa cho cơ thể.

Ngu trong phong lanh khong chi giam stress ma con ngua lao hoa-Hinh-2
2. Giúp ngăn ngừa chứng mất ngủ: Các nghiên cứu chỉ ra rằng một số kiểu mất ngủ có liên quan đến nhiệt độ cơ thể cao. Nhiều người mất ngủ gặp khó khăn trong điều hòa thân nhiệt. Hạ thấp nhiệt độ phòng ngủ có thể giúp cơ thể hạ nhiệt và giúp ngủ ngon.
Ngu trong phong lanh khong chi giam stress ma con ngua lao hoa-Hinh-3
3. Giảm căng thẳng: Khi nhiệt độ phòng cao hơn, cơ thể sẽ tiết ra nhiều "hormone căng thẳng" cortisol hơn. Phòng ngủ nhiệt độ thấp hơn có thể giúp kiểm soát mức độ cortisol, giảm căng thẳng và tăng cường chất lượng giấc ngủ.
Ngu trong phong lanh khong chi giam stress ma con ngua lao hoa-Hinh-4
4. Giảm nguy cơ mắc một số bệnh: Ngủ trong phòng nhiệt độ thấp có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa, ví dụ như tiểu đường. Nó cũng cải thiện mức độ hormone tăng trưởng giúp ngăn ngừa bệnh tim, trầm cảm và béo phì. Lượng melatonin tăng cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Ngu trong phong lanh khong chi giam stress ma con ngua lao hoa-Hinh-5
5. Giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn: Khi ở giai đoạn ngủ sâu, cơ thể chúng ta thực hiện các nhiệm vụ thiết yếu như tái tạo tế bào và củng cố trí nhớ, nhưng không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ phòng ngủ quá nóng có thể đánh thức chúng ta khỏi giấc ngủ sâu, vì vậy, ngủ trong phòng nhiệt độ thấp sẽ giảm nguy cơ xảy ra điều này.
Ngu trong phong lanh khong chi giam stress ma con ngua lao hoa-Hinh-6
6. Ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo: Ngủ trong phòng có nhiệt độ thấp có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo ở nữ giới. Vi khuẩn và nấm thích sống trong môi trường ấm áp và ẩm ướt, vì vậy nhiệt độ phòng thấp sẽ ngăn chúng phát triển.
Ngu trong phong lanh khong chi giam stress ma con ngua lao hoa-Hinh-7
7. Cải thiện khả năng sinh sản ở nam giới: Nguyên nhân là do việc tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thờ gian dài có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của nam giới. Ngủ trong phòng nhiệt độ thấp và mặc đồ lót rộng rãi có thể ngăn ngừa điều này.
Ngu trong phong lanh khong chi giam stress ma con ngua lao hoa-Hinh-8
8. Ngăn chặn chất béo xấu: Ngủ trong phòng nhiệt độ thấp có thể cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể, kích hoạt “chất béo nâu” đốt cháy calo từ cơ thể. Nó cũng có thể giúp loại bỏ chất béo không mong muốn khỏi cơ thể và giúp giảm cân.
Ngu trong phong lanh khong chi giam stress ma con ngua lao hoa-Hinh-9
9. Giảm đau, giảm viêm: Cũng giống như chườm đá hoặc chườm lạnh lên vùng bị sưng hoặc viêm trên cơ thể, việc ngủ trong phòng lạnh cũng có tác dụng làm dịu, chống lại cơn đau và giảm viêm. Đây có thể là một phần lý do vì sao nhiều vận động viên thích ngủ trong phòng nhiệt độ thấp sau trận đấu. Ảnh: BS. 

Mời độc giả xem video "Cafe ngủ kiểu Nhật cho giới văn phòng". Nguồn: VTV24.

"Tắm tiên" sông Hồng trời lạnh: Làm sao đảm bảo sức khỏe?

(Kiến Thức) - Bất chấp thời tiết lạnh dưới 10 độ C, một số người dân Hà Nội vẫn rủ nhau ra “tắm tiên” Sông Hồng . Tuy nhiên, tắm nước lạnh trong mùa đông lại là một thói quen không hề tốt cho sức khỏe.

Thời gian gần đây, một số người dân Hà Nội vẫn rủ nhau ra "tắm tiên" Sông Hồng (đoạn gần cầu Long Biên) trong điều kiện thời tiết dưới 10 độ C. "Hiện tượng" này cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe cũng như tính mạng con người. Đặc biệt là những người trung và cao niên. Để có cái nhìn toàn diện về những tác hại cũng như những hiểu biết về cách tắm nước lạnh trong mùa Đông, Kiến Thức đã có buổi trao đổi với TS. BS Võ Tường Kha -Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Thể thao Việt Nam về vấn đề này.
Theo TS. BS Võ Tường Kha "Tắm nước lạnh vào mùa đông cũng là một cách để rèn luyện cơ thể, tăng sức chống chịu thích nghi của cơ thể với thời tiết giá lạnh.