Tiết lộ mới sửng sốt về tuổi thiên hà Milky Way

(Kiến Thức) - Mới đây, một nhóm gồm 38 nhà khoa học đến từ Trung tâm vật lý thiên văn ARC của Úc về Lĩnh vực Vật lý thiên văn ba chiều (ASTRO-3-D) sử dụng dữ liệu khổng lồ và ước tính vành đĩa thiên hà Milky Way khoảng 10 tỷ năm tuổi.

"Phát hiện này đã làm sáng tỏ một bí ẩn", tác giả chính của công trình, Tiến sĩ Sanjib Sharma từ ASTRO-3-D và Đại học Sydney của Úc nói.

"Dữ liệu trước đây về sự phân bố tuổi của các ngôi sao trong vành đĩa thiên hà không tương quan với các mô hình được xây dựng để mô tả nó, nhưng không ai biết lỗi nằm ở đâu trong dữ liệu hoặc các mô hình. Bây giờ chúng tôi đã tìm ra nguyên nhân".

Tiet lo moi sung sot ve tuoi thien ha Milky Way
 Nguồn ảnh: Space.

Thiên hà Milky Way giống như nhiều thiên hà xoắn ốc khác bao gồm hai cấu trúc giống như vành đĩa, được gọi là dày và mỏng. Vành đĩa dày chỉ chứa khoảng 20% tổng số sao của thiên hà.

Để tìm hiểu xem Milky Way đã bao nhiêu tuổi, Tiến sĩ Sharma và các đồng nghiệp đã sử dụng một phương pháp được gọi là phương pháp nghiên cứu xác định cấu trúc bên trong của các ngôi sao, bằng cách đo dao động của chúng từ các trận động đất/ dư chấn trên thiên hà.

"Các trận dư chấn tạo ra sóng âm bên trong các ngôi sao khiến chúng reo lên hoặc rung động", phó giáo sư Dennis Stello từ ASTRO-3-D và Đại học New South Wales giải thích.

"Các tần số được tạo ra cho chúng ta biết những điều về tính chất bên trong của các ngôi sao, bao gồm cả tuổi của chúng”.

"Các ngôi sao chỉ là những vật thể hình cầu chứa đầy khí", Sharma nói, "nhưng những rung động của chúng rất nhỏ, vì vậy chúng tôi phải xem xét rất cẩn thận”.

Một phân tích quang phổ mới cho thấy, thành phần hóa học được kết hợp trong các mô hình hiện có của các ngôi sao trong vành đĩa dày là không phù hợp, điều này ảnh hưởng đến dự đoán về tuổi của chúng.

Khi tính đến điều này, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng dữ liệu đo nồng độ rung động từ các dư chấn sao có trong thiên hà lại rơi vào "thỏa thuận tuyệt vời" với các mô hình dự đoán.

Kết quả cung cấp một phép xác minh gián tiếp mạnh mẽ, cho thấy sức mạnh phân tích chuẩn xác hơn để ước tính độ tuổi Milky Way, giáo sư Stello nói.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Khám phá choáng cách các nguyên tố nặng trong vũ trụ hình thành

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học đã phát hiện ra strontium sau hậu quả của vụ va chạm sao chết. Các phát hiện đã làm sáng tỏ cách thức các nguyên tố nặng nhất của vũ trụ được tạo ra.

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra một nguyên tố nặng mới được sinh ra trong không gian, được tạo ra sau hậu quả của vụ va chạm giữa một cặp sao chết được gọi là sao neutron.

Các phát hiện đã làm sáng tỏ cách thức các nguyên tố nặng nhất của vũ trụ được tạo ra, cung cấp một mảnh ghép còn thiếu về sự hình thành nguyên tố hóa học, các nhà nghiên cứu cho biết trong một nghiên cứu mới.

Thông tin sốc: Vũ trụ mở rộng nhanh hơn chúng ta tưởng

(Kiến Thức) - Một nhóm các nhà thiên văn học do Đại học California dẫn đầu đã thu được dữ liệu mới cho thấy vũ trụ đang mở rộng nhanh hơn các dự đoán trước đây.

Nghiên cứu được đưa ra sau một cuộc tranh luận sôi nổi về việc vũ trụ đang mở rộng nhanh như thế nào, các phép đo cho đến nay cũng khác nhau tạo nên các làn sóng tranh luận mạnh mẽ.

Phép đo mới của nhóm thiên văn thuộc Đại học California thiên về Hubble Constant, một thông số để đo tốc độ mở rộng của vũ trụ.

Khám phá sửng sốt cơn gió khổng lồ ở thiên hà xa

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học  lần đầu tiên chứng kiến một cơn gió khổng lồ trong không gian, sau khi phát hiện ra một đám mây khí kéo dài hàng trăm nghìn năm ánh sáng từ một thiên hà.

Các chuyên gia cho rằng, gió thiên hà nuôi sống môi trường thiên hà (bức màn khí bao quanh các thiên hà khi chúng trôi nổi xung quanh vũ trụ).

Đám mây khí được phát hiện kéo dài xung quanh thiên hà SDSS J211824,06 + 001729.4 và có biệt danh là Makani, được đặt tên một cách thích hợp theo tiếng Hawaii là 'gió'.