Giá iPhone X ở đâu đắt nhất?

Dạo quanh một vài thị trường trọng điểm của iPhone X trên toàn thế giới, bạn sẽ thấy giá bán 999 USD của flagship này tại Mỹ chưa phải là đắt nhất.

Apple định giá iPhone X tại thị trường Mỹ với con số 999 USD (22,7 triệu đồng) chưa bao gồm thuế. Cụ thể tại một số hạt như Cullman, bang Albama, người dân sẽ phải trả thêm thuế, qua đó nâng giá trị máy lên 1134 USD (25,7 triệu đồng).
Gia iPhone X o dau dat nhat?
Siêu phẩm iPhone X. 
Tuy nhiên với những người mua thông qua gói cước nhà mạng, họ có thể sở hữu điện thoại ngay mà không mất chi phí, nhưng kèm điều kiện phải dùng gói cước viễn thông của các nhà mạng như Sprint, Verizon, AT&T hay T-mobile.
Giá trả hàng tháng có thể dao động từ 33,34 USD/tháng trong vòng từ 24-30 tháng liên tục. Nói cách khác, họ sẽ phải dùng iPhone X bản khóa mạng cho đến khi trả hết số tiền theo hợp đồng.
Tại các thị trường khác, giá iPhone X được định giá cao hơn rất nhiều do phải chịu nhiều thứ thuế như thuế nhập khẩu, thuế hải quan… Châu Âu đặc biệt là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ thuế hải quan với tỷ lệ áp thuế lên tới 20% đối với hàng điện tử từ nước ngoài. Một số quốc gia như Ý hay Na Uy vẫn tiếp tục là nơi có giá cao nhấttại Châu Âu.
Đó là lý do giải thích tại sao một chiếc iPhone X 64GB ở Ý sẽ có giá cao hơn 40% so với Mỹ.
Dưới đây là tổng hợp giá bán tại iPhone X tại một số nước từ chuyên trang tài chính Business Insider và áp dụng cho model 64GB thấp nhất.
Gia iPhone X o dau dat nhat?-Hinh-2
 
Theo danh sách này, khu vực Châu Âu, cụ thể là nước Anh có giá bán iPhone X cao ngất ngưởng, lên tới gần 1400 USD (31,8 triệu đồng), giá đã bao gồm thuế. Trong khi Nga có mức cũng cao không kém, lên tới 1390 USD (31,6 triệu đồng). Duy chỉ có các thị trường Châu Á như Hồng Kông, Nhật Bản và UAE được hưởng nhiều ưu đãi hơn với giá chỉ dao động quanh mức 1100 USD (25 triệu đồng).
Bên cạnh đó, trang PhoneArena cũng đưa ra một danh sách tổng hợp khác về giá bán cho hai model iPhone X 64GB và 256GB:
Giá bán cao nhất thuộc về thị trường Ý và Na Uy với mức giá từ 1400 – 1600 USD (31,8-36,4 triệu đồng). Tổng hợp của trang PhoneArena có sự khác biệt không quá lớn với Business Insider , chủ yếu do cách tính và tỷ giá quy đổi phụ thuộc theo theo thị trường ngoại hối.
Dự kiến iPhone X sẽ cho phép đặt hàng từ 27/10 tới và chính thức lên kệ vào 3/11.

Lần đầu trong lịch sử, iPhone mới không cháy hàng

Điều này có thể đến từ 2 nguyên nhân: Người dùng thờ ơ với iPhone mới hoặc Apple đã cải thiện tốt chuỗi cung ứng linh kiện.

Điều này có thể đến từ 2 nguyên nhân: Người dùng thờ ơ với iPhone mới hoặc Apple đã cải thiện tốt chuỗi cung ứng linh kiện.
Lần đầu tiên kể từ khi iPhone ra mắt năm 2007, sản phẩm smartphone mới ra mắt của Apple không bị cháy hàng.

Bí mật động trời về màn ra mắt chiếc iPhone đầu tiên

Steve Jobs, Apple và những chuyện chưa kể về lần đầu ra mắt chiếc iPhone định mệnh.

Đã gần 6 năm kể từ khi Steve Jobs - đồng sáng lập nên Apple mất đi trên cõi đời này. Ông là nguồn cảm hứng cho rất nhiều người vì tài năng và sự nghiệp của mình, nhưng trên hết, chính iPhone mới là điều tạo nên tên tuổi của ông khi xúc tiến nên một bước cách mạng thay đổi thế giới nói chung và làng công nghệ nói riêng mãi mãi.
Bi mat dong troi ve man ra mat chiec iPhone dau tien
 
Đó là một ngày định mệnh - 9/1/2007 - khi Jobs tổ chức buổi giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên của nhân loại tại sự kiện Macworld diễn ra ở San Francisco. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý thực sự không phải những gì khiến thế giới choáng ngợp trong 90 phút thuyết trình đó, mà là những diễn biến đằng sau hậu trường mà chỉ những người trong cuộc mới biết rõ. Và theo Andy Grignon - kỹ sư kỳ cựu tại Apple lúc bấy giờ, thì đó quả thực là “một phép màu”.
Thông thường, những công ty khác ở Thung lũng Silicon khi có các buổi trình diễn ra mắt đều tính toán chi tiết và lên sẵn kịch bản, sử dụng các sản phẩm thử nghiệm mẫu đã qua các thao tác can thiệp trước. Thế nhưng Jobs lại muốn được đứng lên làm chủ một buổi giới thiệu trực tiếp theo đúng nghĩa đen, cầm trên tay một chiếc iPhone thực thụ chính thức.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là chiếc iPhone đầu tiên khi đó… ngập tràn lỗ hổng và lỗi hệ thống. Cụ thể, ngay cả khi đã đến thời điểm ra mắt, các chuyên gia sau đó cũng thừa nhận nó chỉ có thể chạy một lúc chứ không thể phát hoàn thiện một đoạn video dài liên tục mà không bị văng ra màn hình. Gửi email rồi lướt web thì không sao, nhưng lướt web xong rồi vào gửi email thì lại… tiếp tục lỗi.
Bi mat dong troi ve man ra mat chiec iPhone dau tien-Hinh-2
 
Do đó, điều này dẫn đến việc đội ngũ hỗ trợ phải tính toán cực chi tiết về một “lộ trình hoàn hảo” - thứ tự sắp xếp các thao tác với máy mà không để xảy ra bất kỳ một lỗi nhỏ nào, trong khi vẫn đảm bảo cho người xem chứng kiến hết những chức năng cần thiết. Ngoài ra, để đối phó với trường hợp lỡ như sóng kết nối không ổn định khiến cho một số tác vụ bị cản trở, Jobs đã phải mang theo gần mình một phụ kiện phát sóng nhỏ của Cingular Wireless. Do vậy, vạch sóng của iPhone đời đầu khi trình diễn luôn ở mức cao nhất, dù cho kết quả thực tế có thể không đúng như vậy.
Đó vẫn không phải là tất cả! Dung lượng RAM khi đó của iPhone chỉ là 128 MB, và vì cơ chế cấu tạo ứng dụng chưa thực sự tối ưu hóa như hiện nay, hệ thống bị chiếm khi khởi chạy app vẫn là khá lớn. Điều này đồng nghĩa với việc iPhone sẽ thường bị gián đoạn do hết RAM, và nhiều khả năng phải khởi động lại cả hệ thống để làm mới dung lượng.
Bi mat dong troi ve man ra mat chiec iPhone dau tien-Hinh-3