Dùng máy bay trực thăng chữa cháy: Có nực cười?

“Trong quy hoạch xây dựng chưa tính đến bãi đỗ cho sân bay trực thăng trên nóc nhà, chỗ đỗ máy bay trực thăng ở các điểm dưới mặt đất".

Trước tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua, ngày 16/6, tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, Phó Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hà Nội cho biết, đến thời điểm thích hợp, Hà Nội sẽ mua máy bay trực thăng phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.
Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng cho biết, chủ trương mua trực thăng của Hà Nội là tốt bởi trực thăng không chỉ chữa cháy mà còn cứu người. Bên cạnh đó, trực thăng còn giúp chữa cháy rừng, hoặc cháy lớn như xăng, dầu, …
Dung may bay truc thang chua chay: Co nuc cuoi
 Hà Nội sẽ mua máy bay trực thăng phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.
Theo ông, với những đám cháy lớn cần phải dập lửa nhanh nhưng đường nhỏ, xe lưu thông đến địa điểm cháy lâu, nhiều nơi xe không vào được. Lúc này, cần phải dùng máy bay trực thăng để đổ cát, nước từ trên cao xuống dập đám cháy. Tuy nhiên, trong quy hoạch xây dựng chưa tính đến bãi đỗ cho sân bay trực thăng trên nóc nhà, chỗ đỗ trực thăng ở các điểm dưới mặt đất. Do đó, cần nghiên cứu chỗ đỗ trực thăng trên nóc tòa nhà, ở dưới mặt đất,… và chỗ trực thăng hút nước ở các hồ để phục vụ công tác chữa cháy,…
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng cho rằng, nếu giải quyết được ngay thời điểm đám cháy vừa bùng phát là rất tốt, nếu không dập lửa được lúc đầu, cháy ngày càng lớn lên, nhiệt độ tăng cao, khi đó dập lửa sẽ rất khó khăn.
Dung may bay truc thang chua chay: Co nuc cuoi-Hinh-2
 PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, cần nghiên cứu về tính hợp lý và thời điểm mua, cải thiện cơ sở vật chất hiện tại.
Mặt khác, nơi xảy ra cháy nhà sát nhau, nhà ống,… hoặc nhà nhiều tầng thì sẽ gặp khó khăn trong phun nước cứu hỏa và hút nước,… Ngoài ra, một số khu, nhà dân liền nhau, đường vào rất nhỏ. Xe cứu hỏa không vào được, lúc này có trực thăng cứu hỏa đổ nước từ trên xuống sẽ giúp dập tắt đám cháy nhanh hơn.
Ông Hùng nói, cần tuyên truyền đến các hộ gia đình tự trang bị các thiết bị phòng cháy và cẩn trọng phòng cháy. Các nhà nhiều tầng cần lắp đặt hệ thống phòng cháy, khi có dấu hiệu cháy là các thiết bị sẽ tự động phun nước. Tránh trường hợp, khi có hỏa hoạn xảy ra, các thiết bị phòng cháy không hoạt động.
Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng phân tích, để có thể mua được trực thăng chữa cháy và cứu người, thành phố cần nghiên cứu về tính hợp lý và thời điểm mua, cơ sở vật chất. Thành phố cũng cần nghiên cứu và học hỏi các nước đã có trực thăng, nên mua trực thăng lớn hay nhỏ, hoạt động đa chức năng hay một chức năng….
“Thành phố cần cải thiện cơ sở hạ tầng, nếu mua trực thăng nhẹ, có thể xem xét, gia cố trần nhà để có thể đỗ được. Quy hoạch những điểm đỗ ở dưới mặt đất để các nhân viên y tế cứu người từ trực thăng thả xuống”, ông Hùng nói.
Với trực thăng lớn, cần có tiêu chuẩn xây nhà bao nhiêu tầng bắt buộc phải có sân bay trực thăng trên nóc. Đây là bài toán cần phải tính để cho tương lai, để tương lai có thể dùng được trực thăng cứu hỏa. Do vậy, ngay từ bây giờ, cần phải ra các quy định bắt buộc trong xây dựng nhà ở, khuân viên, công viên, bãi đỗ trực thăng,….
Trong khi đó, TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, nên hoan nghênh việc mua máy bay trực thăng.
Theo ông, để thiết kế sân đỗ máy bay trực thăng không khó, chỉ yêu cầu có 2 điều kiện là khả năng chịu tải và không gian thoáng, không vướng víu. Hai điều kiện trên không có khó khăn trong xây dựng nhà nhiều tầng, nếu đưa vào tiêu chuẩn bắt buộc thì các nhà thầu vẫn đảm bảo được. Theo thông lệ, nhà từ 30 tầng trở lên thường có chỗ đỗ cho máy bay trực thăng. Tuy nhiên, nhà thầu có thi công hay không thì cũng không biết được bởi chưa có quy định bắt buộc trong thi công nhà nhiều tầng.
Phạm Sỹ Liêm cho rằng Hà Nội nên mua trực thăng đa chức năng để có thể cứu người, cứu hỏa, cứu rừng,… Tuy nhiên, để có thể mua máy bay trực thăng, cần nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của các nước đã có trực thăng. Từ đó, chúng ta sẽ rút được kinh nghiệm sử dụng, quy hoạch dân cư, quy định nhà cao tầng, bãi đỗ trực thăng, hồ nước cứu hỏa…

Đề xuất mua máy bay trực thăng chữa cháy

Đề xuất mua máy bay trực thăng chữa cháy

Điều tra vụ treo cổ tự tử tại nhà tạm giữ CA Hải Phòng

(Kiến Thức) - Một đối tượng bị tạm giữ để điều tra về hành vi buôn bán chất ma túy đã treo cổ tự tử tại nhà tạm giữ công an huyện An Lão (Hải Phòng)...

Liên quan đến vụ đối tượng Lê Văn Thùy (SN 1958, thường trú tại số 7 tổ dân phố Trung Dũng, thị trấn An Lão, Hải Phòng) bị tạm giữ để điều tra về hành vi mua bán trái phép chất ma túy đã treo cổ tự tử ngày 18/6 tại Nhà tạm giữ Công an huyện An Lão, Hải Phòng, Giám đốc Công an thành phố đang chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố phối hợp với Công an huyện An Lão và các đơn vị chức năng tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ vụ việc, xử lý theo quy định của pháp luật.
Thông tin ban đầu về vụ việc, vào hồi 7h ngày 18/6, cán bộ trực Nhà tạm giữ phát hiện đối tượng Lê Văn Thùy dùng áo treo cổ nên đã tổ chức sơ cứu và đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện An Lão để cấp cứu. Tuy nhiên, đến khoảng 7h20 cùng ngày thì đối tượng này đã chết.

Hà Nội tính toán mua trực thăng chữa cháy

Đại tá Nguyễn Văn Sơn - Phó giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội cho biết, thành phố sẽ mua máy bay trực thăng chữa cháy để phục vụ PCCC.

Trao đổi với báo chí chiều 16/6, trước việc các vụ cháy ngày cao tầng ngày càng nhiều, đại tá Nguyễn Văn Sơn (Phó giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội) cho biết, TP sẽ mua trực thăng chữa cháy. Tuy nhiên, việc này nhưng còn tính toán thời điểm và hiệu quả chữa cháy.
"Hiện, những phương tiện dưới mặt đất trang bị cho các lực lượng phòng cháy chữa cháy cũng chưa đầy đủ. Nếu mua trực thăng phải cần kinh phí lớn, chế độ bảo trì tốn kém, chưa kể đến việc phải tính toán đến hiệu quả chữa cháy. Do vậy, nếu mua máy bay trực thăng có thể chưa hiệu quả bằng trang bị các phương tiện khác" - đại tá Sơn giải thích.