Độc đáo vỏ bảo vệ smartphone kiêm hâm nóng cà phê

Sau khi nhận được sự quan tâm của cộng đồng Kickstarter, nhà phát triển chiếc vỏ bảo vệ smartphone độc đáo này đã quyết định tăng tốc độ sản xuất nó.

Mokase được ra mắt như là một dự án kêu gọi hỗ trợ từ cộng đồng Kickstarter với mục tiêu 75.000 EUR, nhưng sau khi đạt hơn 4.500 EUR ủng hộ, nhà sáng tạo Mokase - Clemente Biondo đã đình chỉ sản phẩm.
Doc dao vo bao ve smartphone kiem ham nong ca phe
 
Thay vào đó, Biondo cho biết nhóm nghiên cứu của mình sẽ bắt tay vào việc sản xuất Mokase để bán ra thị trường trong thời gian càng nhanh càng tốt thay vì chờ đợi đạt cột mốc đề xuất.
Trở lại với Mokase, nó không chỉ có chức năng là vỏ bảo vệ smartphone mà còn có thể hâm nóng một lượng nhỏ cà phê để bạn rót ra cốc và thưởng thức. Bộ phận hâm nóng được thực hiện bởi pin tích hợp sẵn bên trong vỏ mà không phải từ smartphone của bạn.
Doc dao vo bao ve smartphone kiem ham nong ca phe-Hinh-2
 
Để làm điều này, Mokase tích hợp một hộp chứa đặc biệt và yêu cầu người dùng đổ cà phê vào bên trong. Khi nào cần uống cà phê, người dùng sẽ sử dụng một ứng dụng đặc biệt trên smartphone để đưa ra yêu cầu về hâm nóng cà phê cho mình.
Doc dao vo bao ve smartphone kiem ham nong ca phe-Hinh-3
 
Khi công việc hoàn tất, bạn chỉ việc đổ cà phê đã hâm nóng vào bên trong cốc của mình để thưởng thức. Về cơ bản, vỏ điện thoại Mokase có thể hâm nóng cà phê ở nhiệt độ từ 50-60 độ C.

Thành phố “mất tích” Atlantis ẩn chứa bí mật kinh thiên gì?

(Kiến Thức) - Thành phố “mất tích” Atlantis nổi tiếng thế giới với nhiều điều thú vị mà không phải ai cũng biết.

Thanh pho “mat tich” Atlantis an chua bi mat kinh thien gi?
 Theo Plato, thành phố “mất tích” Atlantis có kích thước khổng lồ, nằm trên hòn đảo lớn hơn Libya và châu Á cộng lại.

Top 10 bí ẩn khảo cổ học gây tranh cãi

(Kiến Thức) - Trên thế giới vẫn còn nhiều bí ẩn về khảo cổ học mà con người chưa tìm ra lời giải và đến nay chúng vẫn là chủ đề gây tranh cãi gay gắt.

Top 10 bi an khao co hoc gay tranh cai
Mặc dù tượng bán thân Nefertiti được một nhà khảo cổ người Đức phát hiện vào năm 1912 ở Ai  Cập nhưng từ đó cho đến nay có nhiều tranh luận về việc đưa bức tượng này hồi hương cũng như tính xác thực của nó. Ngày nay, bức tượng cổ này được trưng bày ở Berlin. Đây là một trong những bí ẩn khảo cổ học gây tranh cãi nổi tiếng thế giới.